Tốt nghiệp Khoa Dược trường Đại học Nam Cần Thơ. Có nhiều năm kinh nghiệm công tác trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện đang giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Trong đời sống thường ngày, quả trám được dùng làm thực phẩm. Trong Đông y, quả trám là một vị thuốc điều trị bệnh. Tuy nhiên, nhiều người vẫn băn khoăn quả trám có độc tính không? Có an toàn khi sử dụng không?
Quả trám còn có tên gọi khác là thanh quả, gián quả, mác cơm, cà ná,... Trám có hai loại gồm trám trắng và trám đen. Trám được dùng để làm mứt, muối chua, kho thịt, kho cá và đặc biệt là làm vị thuốc chữa bệnh. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết hết các công dụng của loại quả này. Vẫn có những người thắc mắc quả trám có chứa độc tố không? Nếu bạn cũng là một trong số đó, hãy cùng Long Châu tìm câu trả lời ngay bây giờ nhé!
Cây trám phân bố nhiều ở vùng núi phía Bắc nước ta. Cây trám được người miền Trung lại gọi là cây mác cơm, người miền Nam gọi là cây cà na. Loài thực vật này cho quả để ăn, thân khai thác để lấy gỗ và người ta cũng khai thác nhựa và tinh dầu từ cây trám. Đây là loài thân gỗ lớn, có thể cao đến 30m.
Ở nước ta, trám có hai loại gồm trám trắng quả có vỏ màu xanh và trám đen quả có vỏ màu tím. Từ tháng 4 - 5 là mùa hoa trám, quả trám chín vào thời điểm từ tháng 10 - 12 hàng năm. Quả trám có hình trứng, 2 đầu tù. Hạt có hình trứng, nhọn hai đầu, cứng, nhắn và bên trong có 3 ngăn chứa nhân hạt.
Phần được sử dụng nhiều nhất của quả trám là cùi trám. Cùi trám thường được sử dụng để nấu các món ăn hoặc làm vị thuốc chữa bệnh. Hạt trám cũng có thể được sử dụng với nhiều mục đích khác nhau như vỏ hạt làm đồ thủ công mỹ nghệ, nhân hạt để ép dầu, hạt trám dùng để ngâm rượu,...
Các tài liệu Đông y hay y học hiện đại đều không tìm thấy độc tố trong quả trám. Vì vậy, với thắc mắc quả trám có độc không, câu trả lời là không. Chúng ta có thể yên tâm sử dụng quả trám với các mục đích làm thực phẩm hay chữa bệnh mà không cần lo lắng.
Dù quả trám không có độc nhưng chúng ta ăn quá nhiều trong một thời gian dài cũng không tốt. Ăn quá nhiều trám có thể làm giảm tiêu thụ các thực phẩm khác, gây mất cân bằng dinh dưỡng. Ăn quá nhiều quả trám cũng có thể dẫn đến tác dụng phụ là buồn nôn, nhức đầu. Một số người có cơ địa quá mẫn với bất cứ thành phần nào của quả trám cũng có thể gặp các tác dụng phụ như trên.
Quả trám không những không độc mà còn mang đến vô vàn lợi ích cho sức khỏe. Ít ai biết rằng, quả trám còn được sử dụng như một loại dược liệu chữa bệnh.
Trong Đông y, cùi trám có vị chua, chát, xen ngọt, tính ấm. Nó có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, chữa được nhiều bệnh đặc biệt bệnh về hô hấp. Ngoài ra, quả trám còn có tác dụng giải rượu, an thần, chữa bệnh động kinh,...
Theo y học hiện đại, cùi trám chứa nhiều thành phần dinh dưỡng từ đường, chất béo, các loại vitamin C, vitamin B1, vitamin P, chất xơ cùng nhiều khoáng chất như magie, kali, photpho, kẽm,... Những thành phần dinh dưỡng này tốt cho mọi lứa tuổi. Nước sắc từ quả trám còn có tác dụng kích thích tiêu hóa, tăng cường khả năng hấp thụ dưỡng chất, hỗ trợ bảo vệ gan và tăng cường chức năng gan,...
Có nhiều bài thuốc chữa bệnh từ quả trám được lưu truyền từ xưa đến nay. Phổ biến nhất là các bài thuốc chữa bệnh đường hô hấp.
Quả trám có thể dùng để chữa một số bệnh về đường hô hấp thường gặp như:
Không những có tác dụng trong điều trị bệnh về hô hấp, quả trám cũng được dùng trong các bài thuốc chữa nhiều bệnh thường gặp như:
Qua những thông tin được Nhà thuốc Long Châu chia sẻ trên đây, hy vọng bạn đã có thêm thông tin về quả trám. Quả trám không chứa độc tố, có thể sử dụng vào nhiều mục đích khác nhau từ nấu ăn đến làm thuốc chữa bệnh. Nếu muốn dùng cho mục đích chữa bệnh, bạn đừng quên tham khảo ý kiến của thầy thuốc trước khi sử dụng nhé!
Xem thêm: Quả trám đen là quả gì? Quả trám đen có tác dụng gì?
Dược sĩ Đại họcNguyễn Thị Thảo Nguyên
Tốt nghiệp Khoa Dược trường Đại học Nam Cần Thơ. Có nhiều năm kinh nghiệm công tác trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện đang giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.