Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Những trường hợp đầu tiên của bệnh quai bị đã được đề cập từ trước công nguyên. Theo dòng lịch sử, người ta đã có thể hiểu tường tận về căn bệnh này từ nguyên nhân, cách điều trị cũng như đường lây và vacxin phòng bệnh. Hãy cùng tìm hiểu xem bệnh quai bị lây qua đường nào trong bài viết sau.
Quai bị là một bệnh truyền nhiễm cấp tính, do tác nhân siêu vi Rubulavirus gây ra. Đây là căn bệnh lành tính và có thể tự khỏi, nhiều trường hợp mắc bệnh không có triệu chứng điển hình. Tuy nhiên, bạn cần nhận biết được một số triệu chứng và biến chứng để kịp thời đến bác sĩ trong trường hợp hệ miễn dịch của bạn không đủ mạnh mẽ để tự đẩy lùi bệnh. Hơn thế nữa, vì quai bị là một bệnh truyền nhiễm nên việc biết về bệnh quai bị lây qua đường nào sẽ giúp bạn phòng tránh được căn bệnh này.
Siêu vi quai bị gây bệnh trong cơ thể người được chia thành 4 giai đoạn khác nhau, mỗi giai đoạn có những đặc điểm khác nhau:
Siêu vi quai bị có tên Rubulavirus, thuộc họ Paramyxoviridae. Sau khi xâm nhập vào niêm mạc vùng mũi, miệng, siêu vi sẽ vào máu và tiếp đến là tuyến nước bọt, thường gặp nhất là tuyến mang tai gây nên triệu chứng viêm cơ quan này. Ngoài tuyến mang tai, virus quai bị có thể từ máu xâm nhập vào tuyến sinh dục, tụy, thần kinh và gây nên nhiều biến chứng nguy hiểm như viêm tinh hoàn, viêm tụy cấp, tổn thương thần kinh. Tuy các biến chứng này ít gặp nhưng một khi gặp phải có thể để lại hậu quả nặng nề bao gồm vô sinh, điếc thoáng qua hoặc vĩnh viễn một bên,...
Phụ nữ mang thai nếu nhiễm bệnh trong 3 tháng đầu của thai kỳ có khả năng gây dị dạng, sẩy thai, còn trong 3 tháng cuối có thể tăng nguy cơ thai chết lưu hoặc sanh non.
Bệnh quai bị lây chủ yếu qua tiếp xúc với các chất tiết đường hô hấp của người bệnh. Khi bệnh nhân ho, hắt hơi, khạc nhổ, nói chuyện,… virus có trong các hạt nước bọt hoặc dịch tiết mũi họng bắn ra ngoài không khí, người lành hít phải trực tiếp hoặc chạm vào các đồ dùng bị nhiễm dịch hô hấp do bệnh nhân thải ra sẽ có nguy cơ mắc bệnh. Những hạt nước bọt chứa virus sống gây bệnh có thể phát tán mạnh trong phạm vi 1,5 mét hoặc có thể bay lơ lửng nhiều giờ trong không khí ở những không gian kín, gặp gió sẽ phát tán xa hơn. Vì vậy, bệnh có thể lây lan qua các con đường sau:
Thời điểm lây nhiễm cao nhất là ngay trước hoặc khi người bệnh bắt đầu có triệu chứng của viêm tuyến mang tai. Tất cả những người chưa từng mắc bệnh quai bị đều có khả năng bị nhiễm. Bệnh hiếm gặp ở trẻ dưới 1 tuổi do còn kháng thể của mẹ bảo vệ, thường gặp nhất là trẻ 5-9 tuổi nhưng gần đây xảy ra phổ biến ở lứa tuổi lớn hơn và tuổi sinh viên.
Ở nước ta, bệnh xảy ra khắp nơi và quanh năm, thường vào mùa xuân, cao nhất là tháng 1 và tháng 5. Bệnh dễ lây lan nhất trong những nơi tập thể đông đúc như quân đội, trường học, nhà trẻ, mẫu giáo,... Do vậy, nếu không có biện pháp cách ly đối với người bệnh có thể sẽ lây lan bằng dịch. Sau khi hiểu rõ bệnh quai bị lây qua đường nào, một số biện pháp được khuyến cáo để phòng ngừa và ngăn chặn sự lây lan của bệnh là:
Bệnh có thể lây từ người bệnh quai bị trước khi họ có triệu chứng hay từ những người mang siêu vi quai bị nhưng không có triệu chứng. Vì vậy, chích ngừa vắc xin quai bị tạo miễn dịch chủ động vẫn là biện pháp phòng bệnh quai bị hiệu quả nhất. Vacxin này có hiệu quả phòng bệnh lâu dài thậm chí là suốt đời. Khuyến cáo hiện nay là chủng ngừa quai bị liều đầu cho trẻ từ 12 tháng tuổi, tái chủng lúc trẻ 4-6 tuổi. Cần phải tiêm vacxin ngay đối với những người đã tiếp xúc với bệnh nhân quai bị mà chưa tiêm phòng bệnh trước đó để có thể bảo vệ bản thân tránh nhiễm bệnh. Không sử dụng vacxin phòng quai bị cho những đối tượng sau:
Bệnh quai bị rất dễ lây lan và chưa có thuốc điều trị đặc hiệu nên phòng bệnh vô cùng quan trọng và cấp thiết. Việc có kiến thức đầy đủ về bệnh quai bị lây qua đường nào sẽ giúp bạn bảo vệ được sức khỏe của bản thân và gia đình.
Xem thêm: Cách phòng bệnh quai bị ở người lớn để hạn chế nguy cơ lây bệnh