Tốt nghiệp Khoa Dược trường Đại học Nam Cần Thơ. Có nhiều năm kinh nghiệm công tác trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện đang giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Răng bị đen không chỉ gây thẩm mỹ mà còn có thể là triệu chứng của nhiều bệnh lý răng miệng nguy hiểm. Vậy răng bị đen là do đâu? Làm cách nào để cải thiện tình trạng trên?
Răng bị đen là vấn đề thường gặp ở mọi đối tượng, đặc biệt là những người trung niên. Tình trạng này gây mất thẩm mỹ và khiến nhiều người e ngại khi trò chuyện với mọi người xung quanh. Vậy răng bị đen là do đâu?
Răng bị đen là tình trạng bề mặt của răng hay quanh cổ chân răng xuất hiện những vết đen xỉn màu, làm răng không còn trắng sáng. Việc răng bị đen có thể là do nhiều nguyên nhân khác nhau gây ra như:
Cao răng là những mảng bám cứng bao phủ xung quanh bề mặt thân răng và ở vùng dưới nướu. Cao răng được hình thành do các vi khuẩn trong cơ thể tác động lên các thức ăn còn sót lại trên răng, tạo thành một màng dính được gọi là mảng bám.
Ban đầu, các mảng bám sẽ có màu vàng, trải qua thời gian dài, khi các mảnh vụn thức ăn và vi khuẩn trong miệng bám trên răng không được làm sạch sẽ khiến cho cao răng dần chuyển sang màu xanh, nâu đen gây mất thẩm mỹ và tiềm ẩn nhiều bệnh răng miệng nghiêm trọng.
Sâu răng thường xuất hiện ở phần răng gần lợi, đặc biệt là ở vị trí sát lợi bị bỏ qua khi đánh răng. Khi bị tấn công, phần ngà răng ở vị trí bị sâu sẽ cố gắng chiến đấu với các tác nhân bằng cách cứng lại và chuyển sang màu sẫm đen để ngăn chặn sự hình thành và phát triển của sâu răng tại vị trí đó.
Thông thường, các vết đen thường xuất hiện ở tình trạng sâu răng khoáng hóa và các loại sâu răng tiến triển. Ở sâu răng khoáng hóa, các đốm đen xuất hiện dọc theo đường trũng của mặt nhai răng còn đối với sâu răng tiến triển, ngoài vết đen thì nó còn kèm thêm một vài lỗ thủng trên bề mặt men răng. Điều này khiến các mảnh vụn thức ăn càng dễ mắc lại hơn và làm cho tình trạng sâu răng diễn ra nghiêm trọng hơn.
Những mảng bám trên răng rất dễ hấp thụ các sắc tố, màu của thực phẩm hay bất cứ gì chúng ta nạp vào cơ thể qua đường miệng, từ đó gây ra tình trạng răng bị đen. Những người hay hút thuốc lá hoặc dùng nhiều thực phẩm có màu cà phê, chè, sô cô la, coca - cola, nước cà rốt,… sẽ khiến răng trở nên tối màu hơn.
Mão răng là một lớp vỏ bọc bên ngoài răng, được thiết kế giống hệt chiếc răng, bao bọc bên ngoài nhằm phục hồi những chiếc răng yếu, gãy hoặc sâu răng. Đường viền đen ở phần răng gần lợi thường là do quá trình oxy hóa của kim loại trong chụp răng sau một khoảng thời gian sử dụng.
Bên cạnh đó sự sai lệch kỹ thuật trong quá trình bọc răng sứ bác sĩ có thể khiến cho mão sứ bị cong, cộm, hở,… dẫn đến thức ăn bị mắc lại và gây nên tình trạng chân răng đen.
Như đã nói ở trên, các mảng bám nâu đen trên răng có là biến thể nặng của vôi răng thông thường hoặc là biểu hiện của tình trạng sâu răng. Do đó, tình trạng trên nếu không làm sạch hoặc loại bỏ sớm sẽ gây ra các hậu quả như sau:
Răng bị đen dù là nguyên nhân nào cũng cần được khắc phục sớm, nhằm ngăn chặn các tác động xấu tới sức khỏe răng miệng đồng thời cải thiện chức năng thẩm mỹ.
Hàn răng sâu phương pháp điều trị tình trạng răng bị đen do sâu răng. Đầu tiên, bác sĩ sẽ loại bỏ toàn bộ tổ chức sâu gây phá hủy răng. Sau đó sử dụng chất trám răng thẩm mỹ để giúp bảo vệ răng, tránh vi khuẩn tấn công trở lại, tái tạo lại hình dáng, màu sắc cho răng.
Vật liệu trám được sử dụng thường là trám Composite, trám Fuji,… đây là các loại vật liệu trám này có màu sắc khá tương tương đồng với màu răng thật tạo nên hàm răng sẽ trắng đẹp, đạt được tính thẩm mỹ cao.
Đối với nguyên nhân là do chụp răng, việc thay thế chụp răng mới là giải pháp hiệu quả để cải thiện tình trạng trên. Hiện nay, nhiều chụp răng từ vật liệu sứ được sử dụng để ngăn ngừa oxy từ đó tránh tình trạng răng bị đen.
Đối với trường hợp răng bị đen do mảng bám và cao răng, việc điều trị thường bắt đầu bởi việc lấy cao răng. Lấy cao răng sẽ giúp loại bỏ hoàn toàn cao răng và mảng bám ố màu trên răng.
Sau đó, quá trình đánh bóng được thực hiện để giúp cho cho bề mặt răng trở nên láng bóng, nhẵn nhụi, giảm thiểu sự hình thành mảng bám và cao răng.
Răng bị đen không chỉ gây ảnh hưởng đến thẩm mỹ mà nó còn là dấu hiệu của các bệnh lý khác nhau về răng miệng. Do đó để bảo vệ sức khỏe của răng và duy trì một hàm răng mạnh mẽ và trắng sáng thì các biện pháp vệ sinh và chăm sóc răng hàng ngày là quan trọng.
Để làm ngăn ngừa tình trạng răng bị đen việc duy trì vệ sinh răng miệng đúng cách hàng ngày là điều quan trọng nhất. Điều này bao gồm chải răng ít nhất hai lần mỗi ngày bằng bàn chải có lông mềm, thay đổi bàn chải định kỳ sau mỗi ba tháng sử dụng hoặc khi lông bàn chải mòn, gãy và sử dụng chỉ nha khoa để làm sạch kẽ răng.
Đồng thời hạn chế tiếp xúc với các chất có thể gây hại cho răng hay gây đen răng như đồ uống có ga, thực phẩm có đường và thực phẩm có màu sắc quá đậm, cafe cũng là một biện pháp quan trọng.
Khám răng định kỳ để kiểm tra và làm sạch răng là một trong những phương pháp quan trọng để ngăn ngừa tình trạng răng bị đen cũng như duy trì sức khỏe răng miệng.
Việc kiểm tra định kỳ sẽ giúp phát hiện sớm tình trạng răng bị đen từ đó ngăn ngừa nhiều bệnh lý khác về răng.
Chế độ ăn uống lành mạnh cũng đóng vai trò quan trọng trong việc giúp răng khỏe mạnh. Bổ sung các thực phẩm như rau củ, hoa quả tươi cũng như các thực phẩm giàu canxi và protein sẽ giúp tăng cường sức khỏe của răng và xương.
Để tránh tình trạng răng bị đen, nên hạn chế sử dụng thức ăn chứa đường và acid, bởi chúng có thể làm yếu men răng, tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn phát triển và gây sâu răng.
Răng bị đen không chỉ là gây mất thẩm mỹ mà về lâu dài nó còn gây ra nhiều trình trạng răng miệng nguy hiểm như viêm nha chu, viêm nướu, viêm tủy, mất chân răng,… Do đó, khi phát hiện thấy tình trạng này, bạn nên đến các cơ sở y tế để được thăm khám nhằm tìm ra nguyên nhân và có các biện pháp xử lý thích hợp.
Xem thêm:
Dược sĩ Đại họcNguyễn Thị Thảo Nguyên
Tốt nghiệp Khoa Dược trường Đại học Nam Cần Thơ. Có nhiều năm kinh nghiệm công tác trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện đang giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.