Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu
  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Phòng bệnh & Sống khoẻ

Răng mẻ bị ê buốt phải giảm triệu chứng như thế nào?

Ngày 30/05/2022
Kích thước chữ

Mẻ răng là tình trạng thường gặp do tai nạn hoặc cắn các vật cứng như kẹo, kem hoặc dùng răng mở đồ cứng. Tình trạng này tuy không nghiêm trọng nhưng gây mất thẩm mỹ và đau nhức, ê buốt dai dẳng, nhất là khi ăn uống. Vậy khi răng mẻ bị ê buốt nên làm sao?

Răng bị vỡ rất nhạy cảm và có thể gây ê buốt, ảnh hưởng đến sinh hoạt hằng ngày, đặc biệt là khi ăn uống. Vậy tình trạng răng mẻ bị ê buốt có nguy hiểm không và cách khắc phục như thế nào?

Vì sao răng mẻ ê buốt?

Răng bị sứt mẻ làm hỏng lớp men bên ngoài, lộ phần ngà răng hoặc tủy răng. Lớp ngà và tủy răng rất nhạy cảm và dễ bị đau nhức khi tiếp xúc với các chất kích ứng khi ăn thức ăn nóng hoặc lạnh, đồ ăn có tính axit, đồ ngọt,… Đây là nguyên nhân khiến răng mẻ bị ê buốt dai dẳng.

Ở người bị mẻ răng, cơn đau buốt sẽ nhanh chóng biến mất nếu không bị các yếu tố bên ngoài tác động. Nhưng nếu không sớm khắc phục tình trạng này, vi khuẩn gây bệnh sẽ tấn công gây ra một số vấn đề như sâu răng, viêm tủy,… Khi đó cơn đau răng sẽ ngày càng trầm trọng hơn. 

Răng mẻ bị ê buốt phải giảm triệu chứng như thế nào? 1 Vi khẩn, mảng bám tấn công khiến răng mẻ bị ê buốt và đau nhức

Răng mẻ bị ê buốt có nguy hiểm không?

Hiện tượng răng ê buốt kéo dài do sứt mẻ không gây nguy hiểm nếu răng được phục hình sớm. Nhưng nếu chủ quan không điều trị kịp thời có thể ảnh hưởng đến sức khỏe răng miệng. Tại vị trí răng bị vỡ, vi khuẩn gây tổn thương có thể tấn công vào bên trong gây sâu răng, đau nhức. Khi đó, sâu răng có thể lây lan đến tủy răng và gây viêm tủy răng, dẫn đến áp xe răng, nhiễm trùng răng, nhiễm trùng máu. Đây là những căn bệnh nguy hiểm, ảnh hưởng đến sức khỏe nếu không được chữa trị kịp thời.

Cách giảm ê buốt khi răng bị mẻ

Chườm đá

Khi răng mẻ bị ê buốt và nhức bạn có thể dùng đá lạnh để chườm bên ngoài má phía răng bị đau nhức. Hơi lạnh của đá làm tê các dây thần kinh cảm giác làm giảm cơn ê buốt. Nếu răng bị gãy do va chạm, có thể mất vài ngày để tình trạng sưng giảm bớt. Lưu ý rằng cách này chỉ áp dụng nếu chiếc răng bị sứt mẻ ở cả hai bên má.

Dùng chỉ nha khoa

Dùng chỉ nha khoa để loại bỏ thức ăn và mảng bám mắc giữa các kẽ răng thay vì dùng tăm xỉa răng. Vì làm tổn thương nướu, hở kẽ răng, mài mòn răng khiến cơn đau nhức trở nên tồi tệ hơn. 

Súc miệng sau bữa ăn

Thói quen này giúp loại bỏ các vụn thức ăn mắc kẹt giữa các kẽ răng và ngăn vi khuẩn xâm nhập gây tổn thương và nhiễm trùng. Bạn có thể súc miệng bằng nước ấm hoặc hỗn hợp nước hoà với oxy già. Vào năm 2016, súc miệng bằng dung dịch chứa hydrogen peroxide đã được chứng minh là rất hiệu quả trong việc cải thiện tình trạng răng mẻ bị ê buốt, viêm lợi và các vấn đề răng miệng khác. 

Răng mẻ bị ê buốt phải giảm triệu chứng như thế nào? 2 Súc miệng sau ăn để làm sạch cặn thừa còn bám trên răng, bảo vệ răng miệng giúp khắc phục tình trạng răng mẻ bị ê buốt.

Thuốc giảm đau

Khi răng mẻ bị nhức, ê buốt khiến bạn bỏ ăn, mất ngủ thì có thể dùng một số loại thuốc giảm đau không kê đơn như paracetamol hoặc ibuprofen. Tránh dùng aspirin vì thuốc này làm chậm quá trình đông máu, ảnh hưởng lớn khi bệnh nhân phải lấy tủy răng. Ngoài ra, trong một số trường hợp, bạn không nên nghiền thuốc giảm đau rồi thoa trực tiếp lên răng, nướu vì một số thành phần có thể gây bỏng mô.

Chú ý thức ăn

Nhìn chung, những người có vấn đề về răng miệng như răng bị ê buốt và nhức nên sử dụng thức ăn mềm như súp, cháo,... Ngoài ra, bạn cũng nên tránh những thức ăn cứng, dai, lạnh, nhất là những thức ăn có vị chua, cay nồng vì axit trong thức ăn này sẽ kích thích dây thần kinh răng khiến cơn đau càng dữ dội hơn. Ngoài ra bạn nên hạn chế nhai từ hai bên hàm có răng bị mẻ tạo thêm nhiều áp lực lên răng. Chưa kể nhiều trường hợp răng bị sứt mẻ tạo thành các cạnh răng sắc nhọn, nếu không cẩn thận trong khi nhai sẽ làm đau lưỡi.

Cách khắc phục mẻ răng

Để khắc phục triệt để tình trạng răng mẻ bị ê buốt và lấy lại thẩm mỹ cho răng, bạn nên đến các phòng khám nha khoa uy tín, có kinh nghiệm. Tại đây các bác sĩ sẽ thăm khám và tư vấn điều trị cụ thể cho bạn. 

  • Trám hoặc mài răng: Sử dụng cho các trường hợp răng mẻ nhỏ.
  • Dán sứ: Nếu vết mẻ nhỏ, bạn có thể sử dụng phương pháp dán sứ, vừa đảm bảo tính thẩm mỹ vừa bảo tồn được răng cũ. 
  • Bọc răng sứ: Sử dụng một mão răng được tạo ra phù hợp với màu và kích thước răng của bạn. Phương pháp này được sử dụng rất phổ biến để ngăn ngừa răng mẻ trở lại đồng thời bảo vệ răng thẩm mỹ.

Biện pháp phòng ngừa mẻ răng gây ê buốt

Về bản chất, răng là một cấu trúc rất chắc chắn để thực hiện tốt chức năng nghiền nhỏ thức ăn. Tuy nhiên, bạn vẫn có thể bị mẻ răng nếu không chú ý trong quá trình ăn uống hay bị chấn thương. Để phòng ngừa răng bị mẻ, bạn cần chăm sóc răng miệng kỹ lưỡng và phải thay đổi một số thói quen như sau: 

  • Nghiến răng: Nhiều người có thói quen nghiến răng khi nói chuyện, khi ngủ,... khiến răng bị bào mòn.
  • Cấu trúc răng không đủ chắc có nghĩa là chế độ ăn uống cần bổ sung thêm canxi để xương chắc khỏe. Bạn có thể bổ sung các thực phẩm như sữa, cua, tôm, các loại hạt, rau củ xanh,…
  • Tránh những thức ăn không tốt cho răng miệng như nước có ga, thức ăn quá lạnh hoặc quá cứng, đặc biệt không dùng răng để tách vỏ trái cây, vỏ mía,… 
  • Vệ sinh răng miệng sạch sẽ bằng cách đánh răng hai lần một ngày để loại bỏ các mảnh vụn thức ăn và mảng bám trên răng. Giúp ngăn ngừa nguy cơ sâu răng khiến răng yếu và dễ bị nứt, mẻ. 
  • Khám định kỳ: Bạn nên đến phòng khám nha khoa ít nhất 6 tháng một lần để làm sạch các lớp cao, mảng bám trên răng. Bên cạnh đó bạn có thể phát hiện sớm tình trạng các bệnh về răng miệng.
Răng mẻ bị ê buốt phải giảm triệu chứng như thế nào? 3 Tạo thói quen khám răng định kỳ để nắm bắt tình trạng sức khoẻ răng miệng

Hy vọng những chia sẻ của nhà thuốc Long Châu trong bài viết trên sẽ giúp ích được cho bạn khi đang phải đối mặt với tình trạng răng mẻ bị ê buốt. Hãy sớm áp dụng cách khắc phục phù hợp nhất để không làm ảnh hưởng đến sức khỏe răng miệng và sinh hoạt hằng ngày của bạn nhé.

Cao Hiếu

Nguồn tham khảo: Tổng hợp

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Dược sĩ Đại họcNguyễn Chí Chương

Đã kiểm duyệt nội dung

Tốt nghiệp Đại Học Dược Hà Nội - chuyên môn Dược lâm sàng. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.