Dược sĩ Đại học có nhiều năm kinh nghiệm trong việc tư vấn Dược phẩm và hỗ trợ giải đáp thắc mắc về Bệnh học. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Răng nanh mọc ngầm nếu không phát hiện và điều trị đúng cách có thể gây ra nhiều biến chứng cho người bệnh. Vậy để hiểu hơn về răng nanh mọc ngầm là như thế nào, có nên nhổ hay không thì hãy cùng tìm hiểu trong bài viết sau nhé!
Trong các răng mọc ngầm thì răng nanh là một trong những loại chiếm tỉ lệ cao nhất. Thường có thể gặp ở 2 - 3% dân số. Có nhiều cách để điều trị răng nanh mọc ngầm. Tuy nhiên, ở một số trường hợp cần thiết, bác sĩ vẫn sẽ chỉ định nhổ bỏ đi.
Răng nanh (răng số 3) mọc ngầm là khi mọc lên nhưng lại không thể mọc ra ngoài xương hàm. Thay vào đó, nó vẫn nằm bên trong xương hàm. Tình trạng này có thể gây sưng, đau cho người bị.
Thường răng nanh mọc ngầm hay gặp ở hàm trên, nhưng vẫn có thể gặp ở cả hàm dưới. Nguyên nhân dẫn tới tình trạng này có thể là do:
Khi bị răng nanh mọc ngầm có thể gặp các triệu chứng như:
Khi khám có thể không thấy răng nanh vĩnh viễn dù đã không còn răng nanh sữa và những răng vĩnh viễn khác đã mọc hết. Khi sờ vào sẽ có cảm giác gồ lên phía trong vòm miệng. Do đó, để chẩn đoán răng nanh mọc ngầm, không thể chỉ dựa vào khám lâm sàng mà còn cần kết hợp chụp X-quang.
Để phát hiện và kiểm tra răng mọc ngầm, các bác sĩ có thể chỉ định việc thực hiện chụp X-quang như cận chóp, phim sọ nghiêng chụp từ xa, chụp cắt lớp, Panorama, phim cắn,... Điều này sẽ hỗ trợ xác định vị trí và trục của răng nanh ngầm. Từ đó giúp bác sĩ dự đoán được tình trạng một cách cụ thể để đưa ra hướng điều trị thích hợp, có thể là chỉnh nha kéo răng hoặc nhổ bỏ tùy từng người.
Răng mọc ngầm có thể gây ra rất nhiều biến chứng nếu không phát hiện và tìm cách điều trị phù hợp kịp thời. Một trong những biến chứng thường gặp đó là:
Răng nanh mọc ngầm là một trường hợp rất phổ biến, đặc biệt là ở nữ giới. Nó không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe răng miệng mà còn có thể gây mất thẩm mỹ. Do đó, cần thăm khám răng miệng thường xuyên để giúp phát hiện kịp thời và có hướng điều trị thích hợp theo từng người.
Điều trị răng mọc ngầm phụ thuộc vào mức độ nghiêm trọng của từng tình trạng mỗi người. Răng nanh có nhiều vai trò quan trọng ở trên cung hàm, do đó khi nhổ bỏ sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới các răng liền kề và gây đau nhức.
Nếu răng nanh chỉ mọc lệch nhẹ, bác sĩ có thể nắn chỉnh răng, điều trị bảo tồn để giúp răng mọc ra ngoài nướu. Tuy nhiên, ở những trường hợp bất khả kháng như răng mọc lệch quá nhiều, dị dạng bất thường, nằm quá sâu trong xương hàm, nằm ở vị trí quá cao hoặc phát hiện quá muộn thì bác sĩ có thể cần phải phẫu thuật nhổ răng.
Cụ thể các phương pháp điều trị sẽ bao gồm:
Răng nanh mọc ngầm nếu được phát hiện sớm và đưa ra hướng điều trị kịp thời thì sẽ không gây ra những ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe tổng thể nói chung và sức khỏe răng miệng nói riêng. Do đó, chúng ta không nên chủ quan mà cần thăm khám răng miệng định kỳ để bảo vệ bản thân. Đồng thời, đừng quên lựa chọn những nơi khám răng uy tín nữa nhé.
Hy vọng với những thông tin trên đây sẽ giúp bạn hiểu hơn về tình trạng răng nanh mọc ngầm, để qua đó có thể theo dõi và có cách phòng tránh tối ưu.
Xem thêm các bài viết:
Dược sĩ Đại họcNguyễn Mỹ Huyền
Dược sĩ Đại học có nhiều năm kinh nghiệm trong việc tư vấn Dược phẩm và hỗ trợ giải đáp thắc mắc về Bệnh học. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.