Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu
  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Phòng & chữa bệnh

Rối loạn cơ tròn là gì? Làm thế nào để phục hồi chức năng cơ tròn

Ngày 05/05/2024
Kích thước chữ
  • Mặc định

  • Lớn hơn

Tình trạng rối loạn cơ tròn là một trong những di chứng gây ám ảnh, khó chịu nhất với người bị tổn thương thần kinh. Cả người bệnh và người chăm sóc họ đều rất vất vả trong quá trình bị rối loạn cơ tròn. Vậy làm cách nào để phục hồi chức năng cơ tròn? Nhà thuốc Long Châu mời bạn tham khảo câu trả lời trong bài viết sau.

Rối loạn cơ tròn không chỉ phiền toái, khó chịu với người bệnh mà còn khiến người thân, người chăm sóc họ gặp nhiều khó khăn. Trong bài viết hôm nay, Nhà thuốc Long Châu sẽ chia sẻ đến bạn đọc những thông tin hữu ích về di chứng này.

Thế nào là rối loạn cơ tròn?

Trong số các loại cơ tròn trong cơ thể, những cơ tròn có khả năng hoạt động theo ý muốn chỉ có cơ tròn ở bàng quang và cơ tròn hậu môn. Cơ tròn hoạt động được là nhờ có các trung khu điều khiển từ hệ thống thần kinh trung ương.

Tình trạng rối loạn cơ tròn là khi hệ thần kinh bị tổn thương, thường thấy nhiều nhất ở người bị suy giảm chức năng não bộ do bệnh tai biến mạch máu não, u não, bệnh xơ cứng động mạch não,… Hoặc cũng có thể đến từ những tổn thương xảy ra ở trung tâm phản xạ lưng cùng, nhất là các tổn thương ở vùng phình trên thắt lưng và cùng nón tận.

Rối loạn cơ tròn được phân thành 2 dạng là rối loạn cơ tròn hậu môn và rối loạn cơ tròn bàng quang. Mỗi dạng rối loạn đều gây triệu chứng, tác hại khác nhau.

Rối loạn cơ tròn là gì? Làm thế nào để phục hồi chức năng cơ tròn 1
Tổn thương hệ thần kinh là nguyên nhân trực tiếp gây rối loạn cơ tròn

Triệu chứng khi bị rối loạn cơ tròn

Như bạn đã biết, rối loạn cơ tròn có 2 dạng là rối loạn cơ tròn hậu môn và rối loạn cơ tròn bàng quang. Mỗi loại sẽ có những triệu chứng đặc trưng, cụ thể, người bị rối loạn cơ tròn bàng quang thường có những biểu hiện như:

  • Tiểu vãi: Người bị rối loạn cơ tròn bàng quang đa số có triệu chứng nước tiểu tự chảy ra, không tự chủ được và phổ biến hơn cả ở người bệnh đang hôn mê, tổn thương phình tủy thắt lưng hoặc chóp cùng đuôi ngựa,…
  • Tiểu khó hoặc bí tiểu: Cảm giác cầu bàng quang căng tức muốn đi tiểu nhưng tiểu khó hoặc bí tiểu, không đi tiểu được.

Biểu hiện ở người bị rối loạn cơ tròn hậu môn gồm có:

  • Thường xuyên đi song hành với chứng rối loạn cơ tròn bàng quang với các triệu chứng như tiểu vãi, tiểu khó, bí tiểu,… nhưng mức độ rõ ràng ít hơn.
  • Đại tiện vãi, phân tự ra mà người bệnh không thể kiểm soát, không có cảm giác dễ gây loét hoặc bội nhiễm.
  • Bí đại tiện, không đi cầu được.
  • Rối loạn đại tiểu tiện kèm theo các triệu chứng rối loạn sinh dục, điển hình như chứng liệt dương, cường dương,… ở nam giới và chứng lạnh khí,… ở nữ giới.
Rối loạn cơ tròn là gì? Làm thế nào để phục hồi chức năng cơ tròn 2
Rối loạn đại tiểu tiện - Một trong những dấu hiệu của rối loạn cơ tròn

Vì gây nhiều khó khăn, phiền toái cho cả bệnh nhân và người chăm sóc nên khi phát hiện rối loạn tiểu tiện do rối loạn cơ tròn, người bệnh cần tiến hành điều trị phục hồi chức năng nhóm cơ này, tránh để lâu dài dẫn đến biến chứng không mong muốn.

Cách điều trị, phục hồi chức năng cơ tròn

Rối loạn cơ tròn là di chứng khiến người bệnh và cả người chăm sóc “ám ảnh” nhất bởi khi này, hệ thần kinh bị tổn thương dẫn đến tình trạng không kiểm soát được tiểu tiện như thông thường. Lúc này, người bệnh cần điều trị phục hồi chức năng cơ tròn là cần thiết để người bệnh trở về cuộc sống, sinh hoạt bình thường.

Những phương pháp phục hồi chức năng cho bệnh nhân rối loạn cơ tròn phổ biến hiện nay có thể kể đến như:

Chế độ dinh dưỡng khoa học

Đối với tất cả bệnh nhân, không riêng gì người bệnh rối loạn cơ tròn thì chế độ dinh dưỡng chiếm một phần rất quan trọng trong việc phục hồi chức năng cơ tròn và sức khỏe.

Người bị rối loạn cơ tròn nên ưu tiên chế độ ăn uống với những thức ăn mềm, lỏng và dễ tiêu hóa nhưng vẫn phải đảm bảo cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể. Bác sĩ khuyến khích bệnh nhân rối loạn cơ tròn nên bổ sung thêm thực phẩm giàu vitamin A, B, C cùng với chất xơ để tiêu hóa khỏe mạnh.

Bên cạnh đó cũng cần chú ý uống đủ nước hàng ngày, hạn chế tối đa các thức ăn nhiều gia vị, nhiều muối, thức ăn nhanh, đồ ăn chế biến sẵn,… Đặc biệt không nên sử dụng đồ uống có cồn, bia, rượu, cà phê, thuốc lá, chất kích thích,…

Rối loạn cơ tròn là gì? Làm thế nào để phục hồi chức năng cơ tròn 3
Bệnh nhân bị rối loạn cơ tròn nên duy trì chế độ ăn lành mạnh, nhiều vitamin

Chăm sóc hệ tiêu hóa

Muốn khỏe mạnh và phục hồi chức năng cơ tròn hiệu quả, bệnh nhân nên chú ý đến việc chăm sóc hệ tiêu hóa. Điều này sẽ giúp cơ thể khỏe mạnh hơn, việc bài tiết trong cơ thể cũng diễn ra suôn sẻ, mượt mà hơn.

Người bệnh nên tập thói quen đi đại tiện đúng giờ, kích thích đại tràng bằng tay hoặc sử dụng thuốc nhuận tràng, dùng tay xoa dọc theo khung đại tràng, xoa bụng thuận chiều kim đồng hồ,… để kích thích đi đại tiện. Nếu vẫn không đại tiện được bạn cần tháo thụt phân và giữ vệ sinh hậu môn, vùng kín sạch sẽ, tránh nhiễm khuẩn gây bệnh.

Chăm sóc hệ tiết niệu

Ngoài hệ tiêu hóa thì hệ tiết niệu cũng rất cần được chăm sóc để khỏe mạnh và phục hồi chức năng rối loạn cơ tròn. Người nhà hoặc người chăm sóc nên cho bệnh nhân ngồi bô để tiểu tiện đều đặn 4 tiếng một lần, nhẹ nhàng xoa bóp bàng quang nhằm kích thích cảm giác buồn tiểu, sử dụng nước ấm để chườm lên bàng quang mỗi khi đi tiểu tiện, nghe tiếng nước chảy róc rách để kích thích cảm giác muốn đi tiểu,…

Với trường hợp không thể tự tiểu tiện, bệnh nhân cần được đặt ống sonde và thường xuyên kiểm tra màu của nước tiểu, phát hiện sớm các vấn đề về hệ tiết niệu và sức khỏe.

Bài tập phục hồi chức năng rối loạn cơ tròn

Các bài tập đứng thăng bằng rất tốt cho người bị rối loạn cơ tròn và liệt vận động nhưng ở mức độ nhẹ. Ngoài ra, bệnh nhân bị rối loạn cơ tròn và liệt 1 bên chân cũng có thể áp dụng bài tập co duỗi khớp háng và khớp gối,… để tăng cường phục hồi chức năng cơ tròn.

Việc thường xuyên tập luyện, duy trì chế độ tập phù hợp sẽ giúp người bệnh cải thiện sức khỏe và khả năng kiểm soát tiểu tiện.

Rối loạn cơ tròn là gì? Làm thế nào để phục hồi chức năng cơ tròn 4
Tập luyện là cách phục hồi chức năng cơ tròn hiệu quả

Rối loạn cơ tròn không phải bệnh lý ảnh hưởng đến tính mạng nhưng lại gây rất nhiều bất tiện, khó khăn trong sinh hoạt hàng ngày của bệnh nhân. Khi nghi ngờ mình có triệu chứng rối loạn cơ tròn, người bệnh nên đi khám sức khỏe sớm và tiến hành phục hồi chức năng theo hướng dẫn cụ thể từ bác sĩ.

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Dược sĩ Đại học Ngô Kim Thúy

Đã kiểm duyệt nội dung

Tốt nghiệp loại giỏi trường Đại học Y Dược Huế. Từng tham gia nghiên cứu khoa học đề tài về Dược liệu. Nhiều năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.

Xem thêm thông tin