Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu
  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Phòng bệnh & Sống khoẻ/
  4. Tâm lý - Tâm thần

Rối loạn nhân cách khép kín là gì? Đặc điểm riêng của từng nhóm

Ngày 24/06/2024
Kích thước chữ

Rối loạn nhân cách khép kín là một trong các dạng rối loạn tâm thần về tính cách, suy nghĩ và hành vi của người bệnh đối với mọi thứ xung quanh. Tuy đây là bệnh lý tâm thần phổ biến nhưng lại ít được quan tâm, nếu không được điều trị sẽ làm tăng nguy cơ mắc nhiều vấn đề tâm thần khác.

Một người khi có biểu hiện về rối loạn hành vi, cảm xúc sẽ có nhiều nhân cách khác nhau và dễ bị chi phối bởi hành vi của họ vào một thời điểm bất kỳ. Trái ngược với tính cách bình thường của họ, khi bị rối loạn nhân cách khép tính sẽ gây ra nhiều cản trở trong các hoạt động sinh hoạt mỗi ngày, vậy bệnh có những nguyên nhân nào và được phân loại thành mấy nhóm? Tất cả sẽ được giải đáp trong bài viết dưới đây.

Rối loạn nhân cách khép kín là gì?

Rối loạn nhân cách (Personality Disorder) là thuật ngữ tâm lý chỉ sự rối loạn về tính cách, hành vi và nhận thức với các triệu chứng điển hình như cảm xúc không ổn định, luôn khó khăn khi kết nối với các vấn đề và mối quan hệ xung quanh. Thường được chẩn đoán cho người đủ 18 tuổi trở lên và theo thống kê có đến 11% người mắc phải hội chứng này.

Nôm na có thể hiểu đây là thuật ngữ nói về những hành vi, cảm xúc và phản ứng khác biệt với những người bình thường khác, nhưng chưa đủ tiêu chuẩn để xác định bệnh lý tâm thần, nên chúng ta thường dễ nhầm với các chứng rối loạn khác như: Rối loạn ám ảnh cưỡng chế, rối loạn lo âu, tâm thần phân liệt,...

Bệnh có thể trở thành mãn tính đến suốt đời nếu không được can thiệp thay đổi hành vi, nhận thức theo hướng tích cực. Thực tế có nhiều trường hợp hiểu đúng về rối loạn nhân cách đã giúp người bệnh tận dụng được thế mạnh bản thân để phát triển sự nghiệp, giúp phát hiện sớm những bất thường cho những người xung quanh để được thăm khám kịp thời.

Rối loạn nhân cách khép kín là gì? Đặc điểm riêng của từng nhóm 1
Rối loạn nhân cách khép kín có thể trở thành mãn tính nếu không được điều trị sớm

Nguyên nhân gây rối loạn nhân cách khép kín

Cho đến hiện tại nguyên nhân dẫn đến rối loạn nhân cách khép kín vẫn chưa được xác định rõ, nhưng theo nghiên cứu phần lớn có sự liên quan đến môi trường sống và yếu tố di truyền. Trong đó mỗi cá nhân bị rối loạn nhân cách sẽ có các yếu tố xác định khác nhau như sau:

  • Gặp các biến chứng sản khoa như nhiễm khuẩn, nhiễm độc, chấn thương não,...
  • Đã từng gặp sang chấn tâm lý nặng từ nhỏ.
  • Tiền sử gia đình bị rối loạn hoang tưởng, trầm cảm, rối loạn nhân cách, loạn thần,...
  • Điều kiện sống trong gia đình và cách giáo dục không phù hợp, nuông chiều hoặc nghiêm khắc quá mức.
  • Căng thẳng kéo dài hoặc do yếu tố di truyền.

Việc một người bị rối loạn nhân cách khép kín do bị ảnh hưởng nhiều yếu tố, điển hình là các dạng rối loạn khi vừa trải qua một sự kiện sang chấn tâm lý mạnh, nhưng vẫn có một số trường hợp liên quan đến yếu tố bẩm sinh, di truyền trong gia đình.

Rối loạn nhân cách khép kín là gì? Đặc điểm riêng của từng nhóm 2
Môi trường giáo dục từ gia đình cũng làm ảnh hưởng đến quá trình phát triển nhân cách

Phân loại 3 nhóm chính của rối loạn nhân cách

Rối loạn nhân cách khép kín được chia thành 3 nhóm, mỗi nhóm sẽ được phân nhỏ thành những nhân cách tương đồng về đặc điểm riêng, cụ thể:

Rối loạn nhân cách nhóm A

Đặc trưng nhân cách nhóm A đó là sự kỳ quái và lập dị với tỷ lệ người mắc bệnh thấp hơn các nhóm khác, gồm 3 dạng rối loạn khác tương đồng dưới đây thường bị nhầm lẫn với các bệnh lý tâm thần khác như bệnh loạn thần, tâm thần phân liệt,…

  • Rối loạn nhân cách dạng phân liệt: Tư duy khác người, thường mê tín, sùng bái và tôn thờ các thế lực siêu nhiên.
  • Rối loạn nhân cách hoang tưởng: Có đặc điểm luôn nghi ngờ mọi thứ, thiếu sự tin tưởng với mọi người xung quanh, cảm xúc thất thường.
  • Rối loạn nhân cách phân liệt: Có tính cách nhút nhát, lạnh lùng, ít nói, hướng nội, ít bộc lộ cảm xúc.
Rối loạn nhân cách khép kín là gì? Đặc điểm riêng của từng nhóm 3
Sự kỳ quái và lập dị là đặc trưng của nhóm nhân cách A

Rối loạn nhân cách nhóm B

Đặc điểm của rối loạn nhân cách nhóm B là cảm xúc bị cường điệu hóa so với trạng thái khép kín của nhóm A, tính cách nhóm B còn đặc trưng bởi nhu cầu được chú ý và quan tâm. Trong đó có 4 dạng rối loạn tương đồng như:

  • Bệnh ái kỷ: Nữ giới có tỷ lệ mắc bệnh cao hơn nam giới, có tính cách thích được nuông chiều, đam mê quyền lực, thường nhạy cảm với những lời phê bình.
  • Rối loạn nhân cách ranh giới: Thường có cảm xúc không ổn định, cực kỳ nhạy cảm trong các mối quan hệ cá nhân, chiếm tỷ lệ khoảng 6% tổng dân số. Bệnh nhân không chịu được sự cô đơn, thường có xu hướng dọa tự sát để người khác bên cạnh mình.
  • Rối loạn nhân cách kịch tính: Nữ giới mắc bệnh nhiều hơn nam giới kèm theo các biểu hiện rối loạn tâm thần khác như nghiện bia rượu, rối loạn khí sắc,…
  • Rối loạn nhân cách chống đối xã hội: Thường gặp nhiều trong độ tuổi thanh thiếu niên mới lớn, có biểu hiện đi ngược lại quy chuẩn đạo đức, tìm mọi cách đạt thứ mình muốn mà không quan tâm cảm xúc người xung quanh.

Theo đó tỷ lệ người mắc hội chứng rối loạn nhân cách nhóm B tương đối cao, đặc biệt là rối loạn nhân cách ranh giới.

Rối loạn nhân cách khép kín là gì? Đặc điểm riêng của từng nhóm 4
Rối loạn nhân cách nhóm B có cách bộc lộ cảm xúc cường điệu hóa hơn bình thường

Rối loạn nhân cách nhóm C

Nhóm C có đặc trưng bởi sự lo lắng và sợ hãi quá cao nhưng có thể điều trị khỏi nếu phát hiện sớm, bao gồm các dạng rối loạn như:

  • Rối loạn nhân cách né tránh: Có đặc điểm sợ bị phê bình, tỷ lệ mắc bệnh thấp, chiếm khoảng 1% dân số chung. Hội chứng này ảnh hưởng nhiều từ môi trường giáo dục gia đình.
  • Rối loạn nhân cách phụ thuộc: Bị phụ thuộc nhiều vào người khác, luôn cần được người khác quan tâm và chăm sóc, không thể sống độc lập.
  • Rối loạn nhân cách ám ảnh cưỡng chế: Dễ bị nhầm với rối loạn ám ảnh cưỡng chế (OCD), người mắc hội chứng sẽ rất kỹ lưỡng, luôn chú ý đến mọi chi tiết một cách cứng nhắc.

Rối loạn nhân cách khép kín tuy là bệnh lý tâm thần nhưng lại rất khó nhận biết, dễ bị nhầm lẫn sang tính cách bình thường của họ. Vì thế hy vọng qua bài viết trên bạn đọc có thể hiểu hơn về định nghĩa về những rối loạn tâm thần để giúp những người xung quanh phát hiện và điều trị sớm nhất.

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Dược sĩ Đại họcNguyễn Mỹ Huyền

Đã kiểm duyệt nội dung

Dược sĩ Đại học có nhiều năm kinh nghiệm trong việc tư vấn Dược phẩm và hỗ trợ giải đáp thắc mắc về Bệnh học. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.

Xem thêm thông tin