Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

  1. /
  2. Bệnh lý/
  3. Tâm thần/
  4. Rối loạn nhân cách ranh giới

Rối loạn nhân cách ranh giới là gì? Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị

Mỹ Tiên

26/12/2023

Bác sĩLa Tấn Phát

Đã kiểm duyệt nội dung

Bác sĩ có nhiều kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực y tế, từng công tác tại Bệnh viện Nhân dân 115, tham gia nhiều hoạt động y tế quan trọng như phòng chống dịch Covid-19 và quản lý bệnh mạn tính, cũng như chương trình tiêm chủng mở rộng tại Trung tâm Y tế Quận Tân Phú. Hiện bác sĩ đang làm việc tại Trung tâm Tiêm chủng Long Châu, góp phần vào việc chăm sóc sức khỏe toàn diện cho cộng đồng.

Xem thêm thông tin

Rối loạn nhân cách ranh giới (Borderline personality disorder) là một tình trạng sức khỏe tâm thần. Những người mắc bệnh này có tâm trạng thất thường, các mối quan hệ xã hội không ổn định và khó kiểm soát cảm xúc của mình. Họ có xu hướng tự tử và hành vi tự hủy hoại bản thân.

Nội dung chính

Tìm hiểu chung rối loạn nhân cách ranh giới

Rối loạn nhân cách ranh giới là gì?

Rối loạn nhân cách ranh giới là một bệnh tâm thần ảnh hưởng nghiêm trọng đến khả năng quản lý cảm xúc của một người.

Những người mắc bệnh rối loạn nhân cách ranh giới có nỗi sợ bị bỏ rơi mãnh liệt và gặp khó khăn trong việc điều chỉnh cảm xúc, đặc biệt là sự tức giận. Họ cũng có xu hướng thể hiện những hành vi bốc đồng và nguy hiểm, chẳng hạn như lái xe liều lĩnh và đe dọa tự làm hại bản thân. Tất cả những hành vi này khiến họ khó duy trì mối quan hệ với mọi người xung quanh.

Ngoài ra, rối loạn nhân cách ranh giới còn có thể ảnh hưởng đến nhận thức về bản thân, khiến người bệnh cảm thấy mất phương hướng về mục tiêu và giá trị bản thân, không biết mình là ai hoặc muốn gì trong cuộc sống.

Rối loạn nhân cách ranh giới là một trong nhóm bệnh được gọi là rối loạn nhân cách “Nhóm B”, bao gồm các hành vi kích thích và thất thường.

Triệu chứng rối loạn nhân cách ranh giới

Những dấu hiệu và triệu chứng của rối loạn nhân cách ranh giới

Rối loạn nhân cách ranh giới ảnh hưởng đến cách bạn cảm nhận về bản thân, cách bạn liên hệ với người khác và cách bạn cư xử.

Những triệu chứng có thể bao gồm:

  • Nỗi sợ bị bỏ rơi mãnh liệt, thậm chí áp dụng các biện pháp cực đoan để tránh sự chia ly hoặc từ chối;
  • Lý tưởng hóa ai đó trong một khoảnh khắc và sau đó đột nhiên tin rằng người đó không đủ quan tâm hoặc tàn nhẫn với mình;
  • Giai đoạn hoang tưởng liên quan đến căng thẳng và mất liên lạc với thực tế, kéo dài từ vài phút đến vài giờ;
  • Hành vi bốc đồng và nguy hiểm, chẳng hạn như cờ bạc, lái xe liều lĩnh, quan hệ tình dục không an toàn, chi tiêu hoang phí, ăn uống vô độ hoặc lạm dụng ma túy hoặc phá hoại thành công bằng cách đột ngột bỏ việc tốt hoặc chấm dứt một mối quan hệ tích cực;
  • Đe dọa hoặc hành vi tự tử hoặc tự gây thương tích, thường là do sợ bị chia cắt hoặc bị từ chối;
  • Tâm trạng thay đổi thất thường kéo dài từ vài giờ đến vài ngày, có thể bao gồm cảm giác hạnh phúc mãnh liệt, khó chịu, xấu hổ hoặc lo lắng;
  • Cảm giác trống rỗng;
  • Sự tức giận dữ dội và không phù hợp với hoàn cảnh, chẳng hạn như thường xuyên mất bình tĩnh, hoặc đánh nhau.
  • Trong rối loạn nhân cách ranh giới, một trong những triệu chứng phổ biến là "Phân ly" (dissociation), đặc biệt trong những thời điểm căng thẳng cao độ. Phân ly là trạng thái tâm lý:
    • Người bệnh có thể cảm thấy như họ đang quan sát chính mình từ bên ngoài, hoặc cảm thấy mất kết nối với cảm xúc và cơ thể của mình. Đây còn được gọi là triệu chứng mất cảm giác về bản thân (depersonalization).
    • Người bệnh có thể trải qua cảm giác như thế giới xung quanh họ không thật hoặc có vẻ như mờ nhạt, như đang sống trong một "giấc mơ" hoặc "màn sương". Đây được gọi là triệu chứng mất thực tại (derealization).

Những người mắc rối loạn nhân cách ranh giới thường có nguy cơ cao mắc các rối loạn tâm thần khác như trầm cảm, rối loạn lo âu hoặc rối loạn ăn uống. Việc này làm phức tạp thêm quá trình điều trị và cần được chú ý đặc biệt.

Rối loạn nhân cách ranh giới là gì? Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị 4
Người mắc rối loạn nhân cách ranh giới có thể có các hành vi tự làm hại bản thân hoặc tử tử

Khi nào cần gặp bác sĩ?

Nếu bạn có bất kỳ triệu chứng của rối loạn nhân cách ranh giới nào, đặc biệt là có ý định tự tử hay làm hại người khác, hãy liên hệ ngay với bác sĩ tâm lý để được chẩn đoán và điều trị kịp thời.

Nguyên nhân rối loạn nhân cách ranh giới

Nguyên nhân dẫn đến rối loạn nhân cách ranh giới

Các nhà khoa học vẫn chưa tìm ra nguyên nhân chính xác gây ra rối loạn nhân cách ranh giới. Ngoài các yếu tố môi trường - chẳng hạn như tiền sử lạm dụng tình dục hoặc bị bỏ rơi, rối loạn nhân cách ranh giới có thể liên quan đến:

  • Di truyền: Một số nghiên cứu về các cặp song sinh và gia đình cho thấy rối loạn nhân cách có thể được di truyền hoặc liên quan chặt chẽ với các rối loạn sức khỏe tâm thần khác giữa các thành viên trong gia đình.
  • Bất thường về não: Một số nghiên cứu đã chỉ ra những thay đổi ở một số khu vực nhất định của não liên quan đến việc điều chỉnh cảm xúc, tính bốc đồng và hung hăng.
  • Yếu tố sinh hóa: Sự mất cân bằng của các chất dẫn truyền thần kinh như serotonin có thể đóng vai trò trong sự phát triển của rối loạn này. Điều này ảnh hưởng đến cách não bộ điều chỉnh cảm xúc và phản ứng với căng thẳng, gây ra sự bốc đồng, tính khí thất thường, và hành vi tự hại ở bệnh nhân rối loạn nhân cách ranh giới.
Rối loạn nhân cách ranh giới là gì? Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị 5
Tổn thương não có thể là nguyên nhân gây rối loạn nhân cách ranh giới
Chia sẻ:

Có thể bạn quan tâm

Nguồn tham khảo

Câu hỏi thường gặp về bệnh rối loạn nhân cách ranh giới

Rối loạn nhân cách ranh giới có di truyền không?

Có. Nếu người thân trong gia đình mắc rối loạn nhân cách hoặc các bệnh lý tâm thần khác thì bạn có nguy cơ mắc rối loạn nhân cách ranh giới.

Điều gì gây ra bệnh rối loạn nhân cách ranh giới?

Rối loạn nhân cách ranh giới có thể điều trị khỏi hoàn toàn không?

Rối loạn nhân cách ranh giới được điều trị như thế nào?

Rối loạn nhân cách ranh giới có thể phòng ngừa được không?