Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu
  1. /
  2. Bệnh lý/
  3. Tâm thần/
  4. Rối loạn nhân cách phân liệt

Rối loạn nhân cách phân liệt: Dấu hiệu, biến chứng và cách điều trị

Bác sĩLa Tấn Phát

Đã kiểm duyệt nội dung

Bác sĩ có nhiều kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực y tế, từng công tác tại Bệnh viện Nhân dân 115, tham gia nhiều hoạt động y tế quan trọng như phòng chống dịch Covid-19 và quản lý bệnh mạn tính, cũng như chương trình tiêm chủng mở rộng tại Trung tâm Y tế Quận Tân Phú. Hiện bác sĩ đang làm việc tại Trung tâm Tiêm chủng Long Châu, góp phần vào việc chăm sóc sức khỏe toàn diện cho cộng đồng.

Xem thêm thông tin

Rối loạn nhân cách phân liệt là một tình trạng sức khỏe tâm thần được biểu hiện bằng sự tách biệt và không quan tâm đến các mối quan hệ xã hội. Cũng giống như những tình trạng sức khỏe tâm thần khác, bạn cần tìm đến sự giúp đỡ ngay khi có bất kỳ triệu chứng nào của bệnh.

Nội dung chính

Tìm hiểu chung rối loạn nhân cách phân liệt

Rối loạn nhân cách phân liệt là gì?

Rối loạn nhân cách phân liệt là một tình trạng sức khỏe tâm thần được biểu hiện bằng việc tách rời và không quan tâm đến các mối quan hệ xã hội. Những người mắc chứng rối loạn nhân cách phân liệt cũng có nhiều hạn chế trong biểu hiện cảm xúc khi tương tác với người khác.

Rối loạn nhân cách phân liệt thuộc rối loạn nhân cách nhóm A (Cluster A), liên quan đến suy nghĩ hoặc hành vi bất thường và lập dị. Rối loạn nhân cách là các kiểu hành vi rối loạn chức năng mạn tính, không linh hoạt, phổ biến và dẫn đến các vấn đề xã hội cũng như đau khổ. Những người mắc chứng rối loạn nhân cách phân liệt có thể có vẻ xa cách, thờ ơ. Họ thường không nhận ra hành vi của mình là bất thường hoặc có vấn đề.

Triệu chứng rối loạn nhân cách phân liệt

Những dấu hiệu và triệu chứng của rối loạn nhân cách phân liệt

Đặc điểm chính của rối loạn nhân cách phân liệt là thiếu sự nhất quán, tách biệt và không quan tâm đến việc hình thành và duy trì các mối quan hệ xã hội. Một người có tính cách rối loạn nhân cách phân liệt thường:

  • Không muốn hoặc không thích những mối quan hệ thân thiết, ngay cả với các thành viên trong gia đình.
  • Chọn những sở thích, hoạt động và công việc mang tính chất đơn độc.
  • Có ít hoặc không có ham muốn tình dục.
  • Hiếm khi thể hiện cảm xúc mạnh mẽ.
  • Có sự thờ ơ rõ ràng với lời khen ngợi hoặc chỉ trích của người khác.
  • Không có bạn thân ngoại trừ người thân thế hệ thứ nhất như bố mẹ, anh chị em ruột.
  • Khó khăn trong việc liên hệ với người khác.
  • Có thể mơ mộng và/hoặc tạo ra những tưởng tượng sống động về đời sống nội tâm phức tạp.
Rối loạn nhân cách phân liệt: Dấu hiệu, biến chứng và cách điều trị 4
Người bệnh không muốn giao tiếp và tiếp xúc với người xung quanh

Tác động của rối loạn nhân cách phân liệt đối với sức khỏe

Những người bị rối loạn nhân cách có lối suy nghĩ và hành động khác với những gì xã hội cho là bình thường. Tính cách cứng nhắc của những người mắc bệnh có thể gây ra nhiều đau khổ và cản trở người mắc tham gia nhiều lĩnh vực của cuộc sống bao gồm hoạt động xã hội và trong công việc. Người mắc chứng rối loạn nhân cách phân liệt có kỹ năng ứng phó kém và khó hình thành các mối quan hệ lành mạnh.

Biến chứng có thể gặp khi mắc rối loạn nhân cách phân liệt

Thiếu tương tác xã hội là biến chứng chính của rối loạn nhân cách phân liệt. Người mắc hiếm khi sử dụng bạo lực vì họ không thích giao tiếp với mọi người. Các tình trạng bệnh khác có thể xảy ra đồng thời như rối loạn tâm trạng, rối loạn lo âu và các rối loạn nhân cách khác.

Khi nào cần gặp bác sĩ?

Khi bạn hoặc người xung quanh có bất kỳ dấu hiệu và triệu chứng nêu trên, hãy đi khám ngay bác sĩ chuyên khoa tâm thần để được kiểm tra và chẩn đoán chính xác. Điều trị sớm bệnh giúp giảm triệu chứng, ổn định cuộc sống của bạn.

Nguyên nhân rối loạn nhân cách phân liệt

Nguyên nhân dẫn đến rối loạn nhân cách phân liệt

Rối loạn nhân cách phân liệt là một trong những tình trạng sức khỏe tâm thần ít được hiểu rõ nhất. Các nhà nghiên cứu vẫn đang cố gắng tìm ra nguyên nhân chính xác của chúng. Cho đến nay, các nhà nghiên cứu chỉ ra rằng những yếu tố di truyền và môi trường có thể góp phần phát triển bệnh.

Rối loạn nhân cách phân liệt: Dấu hiệu, biến chứng và cách điều trị 5
Yếu tố di truyền và môi trường có thể góp phần phát triển bệnh
Chia sẻ:
Nguồn tham khảo

Câu hỏi thường gặp về bệnh rối loạn nhân cách phân liệt

Rối loạn nhân cách phân liệt khác gì với rối loạn lo âu xã hội?

Rối loạn lo âu xã hội là một tình trạng sức khỏe tâm thần mà một người trải qua nỗi sợ hãi mãnh liệt và dai dẳng khi bị người khác chỉ trích hoặc đánh giá, họ thường tránh các tình huống hoặc tương tác xã hội nhiều nhất có thể. Còn rối loạn nhân cách phân liệt sẽ không tránh né các tương tác xã hội, họ không quan tâm đến việc hình thành mối quan hệ với người khác.

Rối loạn nhân cách phân liệt có phải tâm thần phân liệt hay không?

Bệnh rối loạn nhân cách phân liệt có thể chữa khỏi hay không?

Nếu tôi mắc bệnh thì có ảnh hưởng gì đến cuộc sống hàng ngày không?

Tôi có cần uống thuốc để điều trị bệnh không?

Hỏi đáp (0 bình luận)