Tốt nghiệp loại giỏi trường Đại học Y Dược Huế. Từng tham gia nghiên cứu khoa học đề tài về Dược liệu. Nhiều năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Rối loạn tiêu hóa là một triệu chứng hậu Covid khá thường gặp. Vậy rối loạn tiêu hóa ăn gì và kiêng gì để khắc phục triệt để?
Người mắc Covid19 sau khi khỏi bệnh vẫn có thể gặp hàng loạt các vấn đề về sức khỏe. Một trong số những triệu chứng hậu Covid thường gặp nhất là rối loạn tiêu hóa. Tình trạng này kéo dài làm ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe thể chất và tinh thần của “khổ chủ”. Bạn đã biết rối loạn tiêu hóa nên ăn gì? Cũng như rối loạn tiêu hóa không nên ăn gì để đường ruột sớm bình thường trở lại?
Một trong số những biểu hiện phổ biến nhất của rối loạn tiêu hóa là tiêu chảy hoặc nôn ói. Cả hai biểu hiện này đều dẫn đến tình trạng cơ thể mất nước, mất kali. Chuối không chỉ chứa nhiều kali mà còn cung cấp các chất điện phân cho cơ thể. Nếu bạn đang gặp phải tình trạng rối loạn tiêu hóa, thì đây chính là gợi ý đầu tiên dành cho bạn.
Trong trái dứa chứa thành phần Bromelain - một loại enzyme tiêu hóa, có tác dụng phân hủy nhanh các protein khó tiêu. Ngoài ra, trái dứa còn chứa nhiều chất xơ, mangan và kali. Trong đó, chất xơ có vai trò hỗ trợ tiêu hóa, kali giúp bù đắp lượng kali thiếu hụt do tiêu chảy, mangan hỗ trợ phân giải protein và chuyển hóa chất béo, tinh bột trong bao tử.
Gừng cũng là một gợi ý tiếp theo cho câu hỏi rối loạn tiêu hóa nên ăn gì? Gừng có tác dụng điều chỉnh nhu động ruột, cải thiện đáng kể tình trạng tiêu chảy cấp. Các chất kháng khuẩn tự nhiên trong gừng cũng có thể tiêu diệt một số vi khuẩn gây tiêu chảy, làm giảm khí gây chướng bụng.
Một củ khoai lang có thể cung cấp hơn 1/4 lượng chất xơ và 1/2 lượng mangan cần thiết cho cơ thể mỗi ngày. Bất ngờ hơn là khoai lang còn chứa nhiều kali hơn chuối. Chất xơ trong khoai lang có tác dụng giảm táo bón do rối loạn tiêu hóa. Mangan và kali đều đặc biệt tốt cho người bị tiêu chảy hoặc khó tiêu.
Sữa chua chứa nhiều nhiều axit lactic và probiotic - những lợi khuẩn rất tốt cho hệ tiêu hóa. Một trong những cách để có hệ tiêu hóa luôn khỏe mạnh là bổ sung 1 - 2 hộp sữa chua không đường vào khẩu phần ăn hàng ngày. Những ai chưa biết rối loạn tiêu hóa uống gì thì sữa chua nước chính là một trong những thức uống cực tốt.
Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng táo có tác dụng làm giảm các triệu chứng rối loạn tiêu hóa và giảm nguy cơ nhiễm trùng ruột. Chất xơ không hòa tan trong quả táo có tác dụng làm mềm phân, giảm táo bón. Còn chất xơ hòa tan pectin lại có tác dụng làm chậm quá trình tiêu hóa thức ăn.
Ngũ cốc nguyên hạt là thực phẩm không thể thiếu của người bị rối loạn tiêu hóa, giúp nuôi dưỡng lợi khuẩn đường ruột và cải thiện tiêu hóa. Một số loại ngũ cốc nguyên hạt dễ tìm gợi ý đến bạn như yến mạch, gạo lứt, hạt quinoa... Nhờ có hàm lượng chất xơ cao, vừa giảm táo bón, vừa giúp tăng sinh lợi khuẩn đường ruột. Khi nhận thấy hệ tiêu hóa có vấn đề, bạn có thể chuyển sang dùng ngũ cốc nguyên hạt thay vì ngũ cốc tinh chế.
Thịt trắng gồm các loại thịt gia cầm (gà, vịt, ngan, ngỗng) và hải sản (cá, tôm). Thịt đỏ gồm thịt gia súc (trâu, bò, heo,…). Thịt trắng giàu protein dễ hấp thụ, dễ tiêu hơn. Khi bị rối loạn tiêu hóa, tốt nhất bạn nên sử dụng thịt trắng trong khẩu phần ăn hàng ngày để giảm áp lực cho hệ tiêu hóa vốn đang hoạt động bất ổn.
Rau xanh đậm màu đóng vai trò quan trọng trong quá trình tiêu hóa ở trẻ em và người lớn. Các loại rau màu xanh đậm chứa hàm lượng lớn chất xơ không hòa tan. Chúng tạo môi trường thuận lợi để lợi khuẩn phát triển cũng như cân bằng hệ vi sinh đường ruột. Ngoài ra tác dụng giảm táo bón, các loại rau màu xanh đậm còn bổ sung lượng kali, magie, mangan đều là các khoáng chất cơ thể thường thiếu hụt khi bị tiêu chảy.
Ngoài việc tìm hiểu xem rối loạn tiêu hóa nên ăn gì thì việc cần kiêng gì khi gặp phải tình trạng này cũng là vấn đề được nhiều người quan tâm. Một số loại thực phẩm khiến tình trạng rối loạn tiêu hóa thêm trầm trọng mà bạn nên tránh có thể kể đến:
Những thực phẩm chứa nhiều dầu mỡ như đồ ăn đồ ăn nhanh, món xào, chiên rán… gây áp lực cho hệ tiêu hóa. Vì thế, nếu dung nạp nhiều vào cơ thể sẽ làm triệu chứng đầy hơi, khó tiêu và khiến tình trạng tiêu chảy trở nên trầm trọng. Các loại thực phẩm này sẽ tạo môi trường thuận lợi cho vi khuẩn có hại phát triển trong đường ruột, làm lấn át số lượng lợi khuẩn. Vì thế, các bác sĩ thường khuyên những người đang bị rối loạn tiêu hóa loại bỏ đồ ăn nhiều dầu mỡ ra khỏi thực đơn của mình.
Đồ ăn tái, sống là thức ăn mà những người yếu bụng nên tránh. Chúng có thể chứa ký sinh trùng hoặc vi khuẩn gây nôn ói, tiêu chảy. Điển hình như vi khuẩn Vibrio trong hàu sống, vi khuẩn E. coli, listeria trong thịt bò tái, vi khuẩn salmonella trong trứng tươi. Người bị rối loạn tiêu hóa khi dùng đồ tươi sống có nguy cơ ngộ độc cao hơn hẳn người bình thường.
Bình thường, các gia vị cay nóng giúp tăng thêm hương vị cho món ăn, cũng như kích thích vị giác. Nhưng đối với những người có vấn đề về tiêu hóa, chúng có thể là “thủ phạm” gây nên chứng ợ nóng, khó tiêu, trào ngược axit dạ dày. Các món ăn cay nóng có thể khiến tình trạng rối loạn tiêu hóa trầm trọng.
Các loại sữa và chế phẩm từ sữa (ngoại trừ sữa chua) thường chứa đường lactose. Để tiêu hóa loại đường này, đường ruột cần có enzyme lactase. Khi bị tiêu chảy, lượng enzyme lactase này bị cạn kiệt nên đường lactose không được tiêu hóa. Chúng sẽ là tác nhân làm tăng khí, đầy hơi, buồn nôn và tiêu chảy.
Hy vọng với những thông tin trên giúp bạn giải đáp được thắc mắc liệu rằng rối loạn tiêu hóa nên ăn gì và nên kiêng gì để đường ruột sớm bình thường trở lại. Chế độ ăn uống là một trong những điều người bị rối loạn tiêu hóa cần chú ý, ảnh hưởng rất lớn đến tình trạng bệnh. Ngoài việc điều chỉnh chế độ ăn uống hợp lý, bạn cũng có thể bổ sung thêm quên các loại thực phẩm hỗ trợ tiêu hóa hoặc đến gặp bác sĩ khi cần thiết bạn nhé!
Xem thêm:
Thanh Hương
Nguồn tham khảo: Tổng hợp
Dược sĩ Đại họcNgô Kim Thúy
Tốt nghiệp loại giỏi trường Đại học Y Dược Huế. Từng tham gia nghiên cứu khoa học đề tài về Dược liệu. Nhiều năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.