Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu
  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Mẹ & bé/
  4. Mang thai

Rốn lõm khi mang thai có tốt hay không?

Ngày 29/02/2024
Kích thước chữ

Rốn lõm là thuật ngữ chỉ hình dạng của rốn, khi nó lõm vào hướng trong. Khi mang thai rốn có thể trở nên lõm đi. Cùng tìm hiểu về hiện tượng rốn lõm khi mang thai để biết được những lưu ý cần thiết từ đó có thể chăm sóc sức khỏe và thai kỳ tốt hơn.

Rốn là phần còn lại của đoạn dây rốn, nơi gắn kết em bé với mẹ trước khi bé được sinh ra. Đến khi được sinh ra, dây rốn sẽ không còn cần thiết đối với trẻ sơ sinh, do đó dây rốn sẽ được các bác sĩ cắt và kẹp lại, từ đó còn lại một đoạn cuống rốn rất nhỏ, đoạn cuống rốn này sẽ khô và rụng đi. Vậy nên, về mặt lâm sàng, rốn là một vết sẹo vĩnh viễn, được hình thành tại vị trí dây rốn kết nối với hệ thống tuần hoàn của trẻ sơ sinh khi trẻ vẫn đang trong bụng mẹ.

Rốn lõm khi mang thai là gì?

Tất cả mọi người đều có rốn. Rốn là nếp gấp da nhỏ ở vùng bụng của cơ thể, nó được hình thành sau quá trình cắt dây rốn lúc mới sinh. Tuy nhiên, có sự khác biệt nhất định về hình dạng rốn của mỗi người. Trong đó có hai loại chính, rốn lõm và rốn lồi. Để phân biệt rốn lõm và rốn lồi thường dựa trên vị trí nằm của rốn. Rốn lõm là rốn nằm sâu vào trong của phần bụng, y hệt như một vết lõm trên bụng.

Ước tính có khoảng 90% số người trên thế giới có rốn lõm và hầu như tình trạng rốn lõm vào hướng trong là một hiện tượng bình thường của cơ thể.

Rốn lõm khi mang thai có tốt hay không? 1
Rốn lõm là khi chiều hướng của rốn lõm vào hướng trong 

 

Trong quá trình trưởng thành, hình dạng của rốn như là không thay đổi. Tuy nhiên, đối với những phụ nữ bước vào giai đọan mang thai, rốn có thể trở nên lõm hoặc lồi đi, do sự giãn nở của tử cung mẹ bầu tạo áp lực lên vùng bụng từ đó có thể đẩy rốn lồi về phía trước. Đồng thời, tùy thuộc vào giai đoạn khác nhau của thi kỳ mà vị trí của thay nhi có thể ảnh hưởng hoặc không đến rốn. Bước vào tam cá nguyệt đầu tiên, em bé bên trong bụng còn rất nhỏ và thường không nằm sát rốn của thai phụ, nên trong giai đoạn này vùng rốn không thay đổi hình dạng.

Rốn lõm khi mang thai có tốt không?

Rốn lõm khi mang thai là một dấu hiệu tích cực trong thai kỳ, chứng tỏ gần em bé trong bụng mẹ vẫn phát triển rất khỏe mạnh. Thông qua hình dạng rốn lõm, thai phụ có thể biết được kích thước thai nhi trong bụng vẫn tương đối bình thường, lượng nước ối cũng được duy trì ở mức độ vừa phải. Vì vậy rốn lõm khi mang thai cũng giúp mẹ bầu dễ dàng hơn trong quá trình vượt cạn. Về mặt thẩm mỹ, rốn lõm giúp bà bầu không bị tình trạng rạn da, da dẻ vùng bụng đàn hồi tốt và có thể phục hồi nhanh sau mang thai.

Rốn lõm khi mang thai có tốt hay không? 3
Rốn lõm là một hiện tượng bình thường khi mang thai

Tuy nhiên, cần lưu ý rằng, không thể dựa hoàn toàn vào hình dạng rốn để đánh giá sức khỏe thai phụ, mà cần có sự thăm khám và tham vấn từ các bác sĩ chuyên môn trong suốt thời kỳ mang thai.

Rốn có chức năng gì?

Khi còn trong bụng mẹ, dây rốn là dạng ống mềm, linh hoạt và uốn cong được. Đồng thời, trên dây rốn có một số mạch máu vô cùng quan trọng, chịu trách nhiệm cung cấp và dẫn truyền oxy và chất dinh dưỡng từ mẹ đến thai nhi.

Bên cạnh mạch máu, cấu tạo của dây rốn không chỉ có da mà còn có cả các mô liên kết bên dưới, do đó, khi bị cắt đi chúng vẫn có thể lành lại và hợp vào vùng bụng. Khi trưởng thành hơn, rốn thường không có chức năng cụ thể đối với con người, Tuy nhiên, dù là rốn lõm hay rốn lồi, vị trí của rốn là một “dấu mốc” hợp lý, rất có ý nghĩa trong các lĩnh vực liên quan đến giải phẫu và y học. Trong y học và giải phẫu, rốn được xem là một nơi trung tâm, một điểm mốc để chia vùng bụng thành bốn phần. Bốn phần này bao gồm: Vùng bên trái trên rốn, vùng bên phải trên rốn, vùng bên phải dưới rốn và vùng bên trái dưới rốn. Đây cũng là một cách chia quen thuộc của tất cả mọi người, dựa trên vị trí rốn, mọi người có thể dễ dàng miêu tả và định vị cho bác sĩ vùng bị đau, hay khó chịu trong quá trình thăm khám.

Ngoài ra, với tâm điểm là rốn, trong chuyên môn y học, bụng được chia thành 9 vùng như sau: Vùng rốn chính giữa, vùng hông trái phải, vùng chậu trái phải, vùng hạ vị, vùng thượng vị, vùng hạ sườn trái phải. Cách phân chia dựa trên vị trí rốn này trên thực tế đã giúp mọi người có thể xác định từng vị trí cụ thể trên bụng trong quá trình giảng dạy hoặc nghiên cứu.

Rốn lõm khi mang thai có tốt hay không? 4
Rốn giúp xác định vị trí của các vùng trên cơ thể

Đối với các bệnh cần phẫu thuật nội soi như nang ống mật, rốn được chọn là nơi thực hiện kỹ thuật nội soi. Bởi vì phẫu thuật nội soi tại rốn có ưu điểm rất lớn về mặt thẩm mỹ, sau ca phẫu thuật, người bệnh không có sẹo mổ, vì rốn với bản chất lâm sàng là một sẹo tự nhiên nên có thể giấu được vết mổ.

Quy chung lại, rốn lõm hay rốn lồi đều có chức năng tương tự nhau và đóng một vai trò quan trọng gắn liền với chúng ta từ lúc sinh ra cho đến khi lớn lên. Rốn còn là một vị trí có ý nghĩa để xác định các vùng cụ thể của bụng và giúp giảm thiểu sẹo đảm bảo tính thẩm mỹ cho bệnh nhân sau ca mổ.

Do lõm vào bên trong, nên rốn lõm có thể chứa rất nhiều vi khuẩn. Vào năm 2012, các nhà nghiên cứu đã thực hiện một số thí nghiệm, trong đó họ đã lấy mẫu rốn của 60 người khác nhau, và kết quả là chỉ với 60 mẫu rốn họ đã phát hiện đến 2.300 loài vi khuẩn. Vì vậy, phụ nữ mang thai cần đặc biệt lưu ý vệ sinh vùng rốn.

Vệ sinh rốn lõm như thế nào?

Để giữ cho rốn luôn được khỏe mạnh, điều đầu tiên và quan trọng nhất chính là vệ sinh sạch sẽ vùng rốn. Một số lưu ý hữu ích để giúp vùng rốn luôn thông thoáng và sạch sẽ là:

  • Cần rửa sạch rốn ít nhất một lần một tuần. Đối với những người thường có cơ địa thường xuyên đổ mồ hôi hoặc những người xỏ khuyên rốn, hãy vệ sinh rốn mỗi ngày.
  • Xà phòng nhẹ, cồn tẩy rửa nhẹ cho cơ thể, vải sạch, tăm bông, khăn giấy, nước là những vật dụng có thể giúp bạn làm sạch rốn hơn.
  • Khi vệ sinh rốn, cần cẩn thận và nhẹ nhàng, để hạn chế những tổn thương không cần thiết cho vùng rốn.
Thiết kế chưa có tên (1).png
Phụ nữ mang thai cần vệ sinh rốn sạch sẽ 

Đối với rốn lõm, bạn có thể thực hiện vệ sinh theo một số gợi ý sau:

  • Dùng tăm bông có nhúng cồn để nhẹ nhàng lấy đi những bụi bẩm, da thừa trên bề mặt rốn.
  • Sau khi dùng tăm bông có nhúng cồn, hãy nhúng một tăm bông khác vào nước để làm sạch lại vùng rốn, và tránh tình trạng khô da khi chất cồn còn tồn đọng lại.
  • Khi tắm xong, hãy luôn đảm bảo vùng rốn được khô thoáng bằng cách lau bằng khăn, miếng gạc,...

Rốn lõm khi mang thai là một dấu hiệu bình thường. Hãy luôn giữ vệ sinh rốn để cơ thể luôn sạch sẽ và hạn chế các bệnh lý liên quan. 

Xem thêm: 

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Dược sĩ Đại họcTrần Huỳnh Minh Nhật

Đã kiểm duyệt nội dung

Dược sĩ chuyên khoa Dược lý - Dược lâm sàng. Tốt nghiệp 2 trường đại học Mở và Y Dược TP. Hồ Chí Minh. Có kinh nghiệm nghiên cứu về lĩnh vực sức khỏe, đạt được nhiều giải thưởng khoa học. Hiện là Dược sĩ chuyên môn phụ trách xây dựng nội dung và triển khai dự án đào tạo - Hội đồng chuyên môn tại Nhà thuốc Long Châu.

Xem thêm thông tin