Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu
  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Phòng bệnh & Sống khoẻ/
  4. Sức khỏe gia đình

Một số nguyên nhân gây ngứa rốn và cách điều trị hiệu quả

Ngày 23/11/2023
Kích thước chữ

Rốn là khu vực dễ bị bỏ qua khi vệ sinh, tắm rửa. Vì vậy, hiện tượng ngứa rốn xuất hiện ở khá nhiều người. Tuy nhiên, hiện tượng này cũng có thể là một dấu hiệu cảnh báo một số bệnh lý đáng chú ý.

Vùng rốn nếu không được vệ sinh thường xuyên sẽ trở thành nơi trú ẩn an toàn của nhiều loại vi khuẩn. Từ đó phát triển và tấn công từ bên ngoài gây ngứa rốn và nhiễm trùng. Cùng Nhà thuốc Long Châu tìm hiểu về nguyên nhân và cách xử lý khi ngứa lỗ rốn nhé.

Nguyên nhân dẫn đến ngứa rốn

Lỗ rốn bị ngứa có thể do nhiều nguyên nhân. Mỗi nguyên nhân sẽ có hướng xử trí khác nhau, trước tiên chúng ta cùng tìm hiểu những nguyên nhân gây ra ngứa rốn như sau:

Viêm da tiếp xúc

Nguyên nhân dẫn viêm da tiếp xúc thường là do vùng rốn đã tiếp xúc với hóa chất và gây kích ứng, dị ứng. Tình trạng này có thể xuất hiện ở mọi vùng da trên cơ thể bao gồm cả da quanh rốn. Lúc này, vùng da rốn sẽ bị ngứa, phồng rộp và phát ban.

Bệnh chàm da

Chàm da gây ngứa rốn là hiện tượng vùng da quanh rốn nổi mụn nước, ngứa và sưng tấy. Phía trong rốn có thể nổi mẩn đỏ và rất ngứa.

Nhiễm nấm gây ngứa

Candida là loại nấm men nếu phát triển quá mức sẽ gây ra ngứa, mụn nước, thậm chí là lở loét. Có khả năng lây lan ra những vùng da lành khác. Ở Việt Nam, quốc gia có khí hậu nóng ẩm có tỷ lệ mắc bệnh nấm da cao hơn.

Ngứa rốn do xỏ khuyên

Hiện nay có rất nhiều bạn trẻ đeo trang sức ở rốn, đây là khu vực khá khó vệ sinh. Nên khi đeo khuyên bạn cần tháo khuyên ra và vệ sinh nhẹ nhàng sau mỗi khi đeo khuyên. Khi không đeo khuyên cần giữ cho vùng rốn được khô ráo.

Ngứa rốn cảnh báo những bệnh đáng chú ý -1
Nếu đeo khuyên cần vệ sinh rốn đúng cách để tránh bị ngứa rốn

Nhiễm khuẩn

Khi tế bào da chết, mồ hôi hay bụi vải tích tụ ở rốn, tạo ra điều kiện thuận lợi để vi khuẩn bùng phát. Tấn công vào rốn, vùng da quanh rốn dẫn đến nhiễm trùng. Khi có tình trạng nhiễm trùng lỗ rốn, ngoài ngứa dữ dội, người bệnh có kèm theo hiện tượng tiết dịch vàng hay nâu từ lỗ rốn. 

Đối với nhiễm khuẩn rốn, trẻ sơ sinh rất dễ nhiễm khuẩn nếu phụ huynh vệ sinh không đúng cách, thường xuyên để ướt rốn của trẻ. Khi đó, trẻ cần được đến khám tại các cơ sở y tế để không nguy hiểm đến sức khỏe của trẻ.

Bệnh giun sán

Với dấu hiệu ngứa quanh rốn kèm theo đau bụng quặn từng cơn, tiêu chảy, táo bón, ngứa hậu môn ban đêm, xuất hiện xác ký sinh trùng khi đi vệ sinh thì bạn đã nhiễm ký sinh trùng. Nguyên nhân dẫn đến thường là do thực phẩm ăn uống không đảm bảo vệ sinh, lỗ rốn không được giữ sạch sẽ.

Mức độ nguy hiểm khi bị ngứa rốn

Rốn là bộ phận nằm ở giữa bụng, tùy theo cơ địa mà rốn của từng người lõm vào hay lồi ra. Tuy nhiên đa số rốn của mọi người thường lõm vào nên rất dễ bị bỏ qua khi vệ sinh cơ thể. Vô tình đã tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn phát triển dẫn đến ngứa rốn.

Tuy nhiên, ngứa rốn không quá nguy hiểm với người lớn nên có thể tiến hành tự trị liệu tại nhà. Tuy nhiên, nếu người bệnh cảm thấy quá ngứa, đặc biệt ngứa trong đêm, người bệnh vô thức gãi và cào xước da. Khi đó tạo thêm cơ hội để vi khuẩn tấn công vào cơ thể, gây nhiễm trùng diện rộng và viêm loét.

Ngứa rốn cảnh báo những bệnh đáng chú ý -2
Nhiễm khuẩn rốn nguy hiểm đối với trẻ sơ sinh

Tuy nhiên, sẽ cực kỳ nguy hiểm đối với trẻ sơ sinh nếu nhiễm trùng rốn. Vì lúc này hệ miễn dịch của trẻ chưa hoàn thiện, nên khi vi khuẩn tấn công, sức khỏe của trẻ không đủ để chống lại. Khi đó, nhiễm trùng rốn ảnh hưởng trực tiếp đến thể trạng, có thể để lại biến chứng hoặc nguy hiểm đến tính mạng của trẻ. Nên vệ sinh rốn cho trẻ sơ sinh đúng cách và thường xuyên theo đúng hướng dẫn của y bác sĩ.

Phương pháp điều trị ngứa rốn

Đa số ngứa rốn đều bắt đầu từ nguyên nhân rốn không được vệ sinh đúng cách. Nên nguyên tắc điều trị ngứa rốn là thường xuyên vệ sinh rốn. Đồng thời kết hợp những biện pháp với nhau như sau:

  • Vệ sinh rốn: Có thể sử dụng xà phòng để vệ sinh rốn nhẹ nhàng, rửa lại với nước và lau khô rốn. Giữ rốn luôn khô thoáng là điều quan trọng để hạn chế tình trạng ngứa rốn.
  • Nếu có tình trạng viêm da tiếp xúc ở rốn, có thể sử dụng thêm kem chống ngứa không kê đơn, các thuốc kháng Histamin mua được tại nhà thuốc theo hướng dẫn của dược sĩ tư vấn.
  • Nếu có tình trạng nhiễm khuẩn cần sử dụng kháng sinh theo đơn thuốc của bác sĩ để diệt vi khuẩn. Kháng sinh bôi có thể được dùng nếu bạn ngứa rốn do đeo trang sức.
  • Nếu bạn có tình trạng nhiễm nấm candida ở rốn, có thể lựa chọn các loại kem có chứa hoạt chất trị nấm như: Clotrimazole, Miconazole Nitrate,...

Lưu ý, dù sử dụng loại thuốc nào, uống hay bôi trực tiếp tại vùng rốn thì việc vệ sinh rốn đúng cách vẫn rất cần thiết. Kết hợp vệ sinh rốn thường xuyên, giữ rốn khô thoáng là cực kỳ cần thiết.

Ngứa rốn cảnh báo những bệnh đáng chú ý -3
Cần vệ sinh cho rốn thường xuyên ở bất kỳ lứa tuổi nào

Ngứa rốn không nguy hiểm đối với người lớn nhưng để lại cảm giác khó chịu. Khi bắt đầu có hiện tượng ngứa rốn, không nên chủ quan bỏ qua hiện tượng ngứa rốn và cần thực hiện vệ sinh rốn thường xuyên hơn để loại bỏ vi khuẩn đang có.

Xem thêm: Ngứa toàn thân từng cơn vào ban đêm có phải dấu hiệu của dị ứng?

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm