Tốt nghiệp Khoa Dược trường Đại học Nam Cần Thơ. Có nhiều năm kinh nghiệm công tác trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện đang giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Rượu nho vốn được biết đến như một thức uống ngon và tốt cho sức khỏe. Không chỉ là một thức uống hấp dẫn với hương vị thơm ngon mà nó còn có công dụng làm đẹp. Mời bạn cùng tìm hiểu về loại rượu này nhé.
Rượu nho là thức uống được lên men từ những trái nho tươi và được sử dụng trong các bữa ăn hàng ngày, bữa tiệc tùng, liên hoan quan trọng. Loại rượu này không chỉ có hương thơm của nhỏ, vị chát đặc trưng, mà còn có giá trị dinh dưỡng cao và rất tốt cho sức khỏe. Để biết cách làm rượu nho như thế nào cho chuẩn tại nhà hãy cùng tìm hiểu qua nội dung sau đây.
Rượu nho hay rượu vang sử dụng nho được ủ lên men để làm rượu. Tùy theo từng loại nho làm rượu và nơi sản xuất mà mỗi loại rượu nho lại có thành phần dinh dưỡng khác nhau. Tuy nhiên, vẫn có một số thành phần dinh dưỡng chung trong rượu nho như: Carbohydrate 2.7g, protein 0.1g, kali 99mg, natri 5mg, đường 0.8g, magie 11mg, sắt 0.4mg, canxi 8mg, vitamin B2, B6. Ngoài ra còn một số dưỡng chất khác như mangan, photpho, choline,...
Rượu là nguồn tạo calo chính trong rượu nho. Mức độ ảnh hưởng đến calo của rượu còn nhiều hơn cả đường. Rượu nho khô thường có ít đường nên cũng ít calo hơn rượu vang ngọt. Trong khi đó, loại rượu sủi bọt là có lượng calo thấp nhất.
Một ly rượu nho có thể cung cấp đến 300 calo và 1 chai rượu có đến 600 calo. Tùy vào lượng rượu bạn uống mà nạp một lượng đáng kể calo vào cơ thể hàng ngày. Nếu so sánh với 1 cốc bia 355ml chỉ có 100 calo, thì lượng calo trong rượu nho cao hơn đáng kể. Rượu nho có lượng calo cao hơn so với bia nhẹ và hầu hết các loại rượu, nhưng thấp hơn so với bia nặng.
Theo nhiều kết quả nghiên cứu được công bố, rượu nho mang lại những công dụng rất tốt cho sức khỏe. Dưới đây là một số tác dụng của rượu nho:
Mặc dù có nhiều lợi ích cho sức khỏe, nhưng không nên uống rượu nho quá nhiều bởi hàm lượng calo và cồn trong rượu cao.
Uống rượu nho vào bữa ăn giúp tăng cảm giác ngon miệng, hạn chế đường ruột hấp thu chất béo và dễ tiêu hóa hơn.
Mỗi ngày chỉ nên uống 1 - 2 ly rượu nho và nên uống trước khi đi ngủ để giúp ngủ ngon và sâu giấc hơn.
Những người không uống rượu nho: chức năng gan kém, bị dị ứng, tiểu đường, tiêu chảy, tiểu nhạt, viêm loét dạ dày.
Không dùng chung rượu nho với sữa, cá, bia vì dễ gây đau bụng.
Cách làm rượu nho không quá phức tạp, nhưng đòi hỏi có sự tỉ mỉ và thời gian ủ rượu lâu dài. Khi ủ nho càng lâu thì rượu càng ngon và càng hấp dẫn.
Chuẩn bị nguyên liệu:
Cách thực hiện:
Bước 1: Nho rửa sạch rồi ngâm với nước muối loãng từ 15 - 20 phút, rồi rửa lại với nước. Cắt nho khỏi trùm và để ráo hoàn toàn.
Bước 2: Cắt đôi quả nho rồi trộn cùng với đường, hoặc để xen kẽ 1 lớp nho 1 lớp đường. Dùng tay bóp nho sao cho phần vỏ được tróc khỏi quả là được. Sau khi nho và đường đã quyện với nhau thì trút vào bình thủy tinh để ủ rượu.
Bước 3: Dùng nilon che kín miệng bình và đậy nắp lại. Nên nhớ không siết chặt nắp bình hoặc để hở 1 ít càng tốt, rồi đem bình để vào chỗ tối và thoáng mát, không để ở nơi có độ ẩm cao. Ngâm ủ trong 2 tuần thì đường và nho sẽ tự động lên men thành rượu. Sau khoảng 2 tuần mở nắp thấy hũ rượu có hiện tượng sủi bọt, mùi thơm là có thể uống được. Dùng tay trộn nho ở dưới dây lên và đậy nắp lại tiếp tục ủ cho lên men tiếp.
Bước 4: Ủ rượu nho thêm khoảng 4 - 5 tháng đến khi mùi nho tỏa ra là có thể sử dụng được. Lúc này, phần thịt nho đã tan hết, chỉ còn lại phần vỏ. Vớt bã nho bỏ ra ngoài, sau đó lọc xác nho. Phần còn lại là rượu nho thành phần đã chưng cất.
Trút bình chứa rượu và bã nhỏ vào 1 cái vợt lớn, bên dưới hứng thau cho rượu nho chảy xuống. Trong lúc chờ rượu chảy hết, phủ 1 cái khăn mỏng lên mặt vợt để tránh bụi. Để như vậy nửa ngày thì rượu nho sẽ chảy xuống hết. Ép lại bã nho thêm lần nữa là đã hoàn thành.
Bước 5: Rượu nho nguyên chất đổ lại vào bình và dùng dần. Nếu muốn độ rượu mạnh hơn thì để ở ngoài cho rượu tiếp tục lên men. Nếu đã thấy vừa thì chia nhỏ vào chai và cất trong tủ lạnh để giữ rượu lâu và không bị lên men nữa.
Nguyên liệu chuẩn bị:
Cách thực hiện:
Một số mẹo chọn nguyên liệu để làm rượu nho ngon:
Trên đây là công dụng của rượu nho đối với sức khỏe, cũng như các để ngâm được bình nho ngay tại nhà. Tuy rượu nho có nhiều tác dụng nhưng bạn chỉ nên uống một lượng vừa phải để đạt được hiệu quả tốt nhất. Bên cạnh đó, khi sử dụng rượu thường xuyên, bạn nên kết hợp với các loại trà, thuốc, thực phẩm chức năng giúp giải độc gan đang có bán tại hệ thống Nhà thuốc Long Châu trên toàn quốc.
Dược sĩ Đại họcNguyễn Thị Thảo Nguyên
Tốt nghiệp Khoa Dược trường Đại học Nam Cần Thơ. Có nhiều năm kinh nghiệm công tác trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện đang giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.