Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Sán chó có lây không, sán chó lây qua đường nào,... là thắc mắc chung của rất nhiều người. Chúng ta cùng tìm hiểu vấn đề này qua bài viết sau đây nhé.
Hầu như các quốc gia trên thế giới đều ghi nhận bệnh sán chó. Ai cũng có thể bị mắc bệnh này, trong đó trẻ em là những đối tượng dễ nhiễm sán chó nhất và phần nhiều xảy ra ở trẻ em đều trong độ tuổi tập đi.
Bệnh sán chó là dạng bệnh nhiễm trùng gây ra bởi loại ký sinh trùng sán dây thuộc giống Echinococcus, có tên gọi Toxocara canis. Loài sán này phát triển trong trong ruột non của chó mèo. Khi những đốt sán già có chứa trứng đứt ra thành từng đốt hoặc từng đoạn ngắn sẽ tự động bò ra ngoài môi trường qua hậu môn hoặc theo đường phân, sau đó hóa phôi khoảng 1 – 2 tuần tiếp theo. Nếu con người nuốt phải trứng này sẽ có nguy cơ cao mắc bệnh sán chó.
Sán chó lây qua đường nào? Dưới đây là những con đường lây truyền bệnh sán chó qua trung gian là chó, mèo:
Vậy làm sao biết mình bị nhiễm sán chó? Thông thường, triệu chứng nhiễm sán chó không rõ ràng, không có dấu hiệu đặc trưng nên người bệnh khó nhận biết và rất hay nhầm lẫn với các bệnh lý khác. Tuy nhiên, nếu để ý kỹ các triệu chứng sau đây, bạn có thể nghi ngờ khả năng đã bị nhiễm sán chó:
Đây là thắc mắc rất nhiều người đặt ra xung quanh bệnh sán chó. Tuy nhiên, như đã đề cập ở trên, sán chó chỉ lây từ chó nhiễm bệnh sang chó chưa nhiễm bệnh, từ chó sang người… chứ bệnh sán chó không lây từ người sang người.
Sở dĩ như vậy vì sán chó là loài đặc trưng gây bệnh ở chó. Mặt khác, vòng đời sán chó chỉ hình thành trong ruột chó và đi ra ngoài. Người là đối tượng sán chó ký sinh nhầm “địa chỉ” từ chó sang người, nên chúng không tạo ra vòng đời mới khi ký sinh ở người.
Đốt sán chó đi qua hậu môn chó nhưng không thể đi qua hậu môn người nên không thể lây bệnh từ người sang người. Hơn nữa, sán chó cũng không thể di chuyển qua đường máu, hay qua đường sữa mẹ nên cũng không có khả năng lây truyền được từ mẹ sang con.
Khi bị nhiễm sán chó, bệnh nhân thường không có triệu chứng hoặc chỉ bị rối loạn tiêu hóa nhẹ. Khi bệnh phát triển lên mức độ trung bình, người bệnh - đặc biệt là trẻ em sẽ có dấu hiệu mệt mỏi, nhức đầu, đau thượng vị, khó tiêu, dị ứng, tiêu chảy, chán ăn, đau bụng...
Ở giai đoạn nặng hơn, nghĩa là bệnh nhân đã nhiễm nhiều sán thì bên cạnh mệt mỏi, nhức đầu, giảm cân, đau bụng, tiêu chảy sẽ có thêm các biểu hiện khác như ngứa quanh hậu môn, ói mửa, động kinh, suy nhược, thiếu máu…
Thực tế là có bệnh nhân rất dễ nhầm lẫn triệu chứng nhiễm sán chó với một số bệnh lý khác như rối loạn tiêu hóa, da liễu, hay bệnh mạn tính như viêm ruột, hội chứng đại tràng kích thích, bệnh Crohn’s, viêm đại tràng giả loét, bệnh Celiac, hội chứng dạng ung thư, viêm tụy, sỏi mật, bất dung nạp lactose…
Vì thế, để chẩn đoán chính xác bệnh sán chó, khi gặp các triệu chứng nêu trên, tốt nhất bệnh nhân nên đi khám ở bệnh viện có các liên chuyên khoa khám và điều trị về ký sinh trùng. Tại đây, bệnh nhân sẽ được khám để tìm đốt sán, những đoạn đốt sán này có thể bò ra ở hậu môn hoặc trong phân.
Bên cạnh đó, bác sĩ có thể chỉ định bệnh nhân thực hiện xét nghiệm và có thể thêm chỉ định cần thiết khác để chẩn đoán chính xác hơn (ví dụ xét nghiệm huyết thanh để phát hiện kháng thể). Ngoài ra, người bệnh còn được chụp CT hoặc siêu âm để tìm các nang sán. Khi có kết quả, bác sĩ sẽ có biện pháp dùng thuốc điều trị phù hợp với từng mức độ bệnh cũng như phù hợp với cơ địa của từng bệnh nhân.
Bệnh sán chó không khó điều trị dứt điểm. Tuy nhiên, điều quan trọng là bệnh nhân phải thăm khám sớm và tuân thủ theo phác đồ điều trị do bác sĩ đưa ra. Mặt khác, bài viết đã giúp bạn hiểu được sán chó lây qua đường nào rồi, hy vọng bạn sẽ có những cách phòng ngừa cẩn thận để tránh nguy cơ bị nhiễm loại ký sinh trùng này vào cơ thể.
Phúc Khang
Nguồn tham khảo: Tổng hợp