Tốt nghiệp Đại Học Dược Hà Nội - chuyên môn Dược lâm sàng. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Bổ sung sắt cho phụ nữ mang thai hiện đang là một vấn đề sức khỏe cộng đồng được chú trọng. Theo số liệu thống kê, khoảng hơn một nửa phụ nữ ở các quốc gia đang phát triển gặp phải tình trạng thiếu máu do thiếu sắt. Đây là tình trạng thiếu hụt một vi chất vô cùng quan trọng, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của cả mẹ và bé. Vậy làm thế nào để bổ sung sắt, sắt hữu cơ cho bà bầu có tốt hơn sắt vô cơ không? Hãy cùng khám phá ngay trong bài viết này nhé!
Sắt là một vi khoáng thiết yếu cho cơ thể mỗi người và nhu cầu này càng trở nên quan trọng hơn trong thời kỳ mang thai. Thiếu sắt trong giai đoạn này không chỉ ảnh hưởng xấu đến sức khỏe người mẹ mà còn có thể gây ra các vấn đề nghiêm trọng cho sự phát triển của thai nhi. Vậy khi nào mẹ bầu nên bổ sung sắt, sử dụng sắt hữu cơ cho bà bầu tốt hơn sắt vô cơ hay không? Bài viết sau sẽ giải đáp thắc mắc này và cung cấp thông tin chi tiết về vấn đề bổ sung sắt cho bà bầu.
Sắt là một vi chất dinh dưỡng thiết yếu cho cơ thể, đóng vai trò quan trọng trong quá trình tổng hợp hemoglobin (chất vận chuyển oxy trong máu) và myoglobin (hỗ trợ cung cấp oxy cho cơ bắp). Ngoài ra, sắt còn tham gia vào cấu trúc của nhiều loại enzym và hormone cần thiết cho hoạt động sống. Trong thời kỳ mang thai, nhu cầu sắt của cơ thể tăng lên đáng kể để hỗ trợ sự phát triển khỏe mạnh của thai nhi. Chẳng hạn như để nuôi dưỡng một thai nhi khoảng 3,3 kg, cơ thể người mẹ cần sản xuất thêm khoảng 1250 ml máu trong suốt thai kỳ. Nếu thiếu sắt, điều này có thể gây ra các hậu quả nghiêm trọng cho cả mẹ và bé.
Đối với mẹ bầu, thiếu sắt làm quá trình sản xuất hemoglobin bị gián đoạn dẫn đến thiếu máu thiếu sắt. Mẹ bầu có thể gặp các triệu chứng như chóng mặt, mệt mỏi, da nhợt nhạt và đau đầu. Trong trường hợp thiếu máu nghiêm trọng thì nguy cơ sảy thai, sinh non và băng huyết cũng tăng cao. Đối với thai nhi, tình trạng thiếu sắt ở mẹ có thể ảnh hưởng đến sự phát triển của bé, làm tăng nguy cơ sinh non, cân nặng thấp khi sinh và hệ miễn dịch yếu. Hiện nay, trên thị trường đa dạng sản phẩm bổ sung sắt cho mẹ bầu. Lựa chọn giữa sắt hữu cơ cho bà bầu hay sắt vô cơ đang là câu hỏi thắc mắc của nhiều mẹ bầu.
Sắt hữu cơ cho bà bầu có tốt hơn sắt vô cơ không đang là câu hỏi quan tâm của nhiều mẹ bầu. Sắt hữu cơ thường ở dạng sắt polymaltose, fumarate và gluconate, còn sắt vô cơ ở dạng sắt sulfat. Hai loại này có thành phần gốc muối khác nhau nên mức độ hấp thu và an toàn cũng khác nhau:
Ngoài ra, các bà mẹ cũng cần chú ý đến việc bổ sung thêm các chất dinh dưỡng khác như acid folic, vitamin B12 để tăng sinh tạo máu giúp hỗ trợ sức khoẻ tổng thể cho mẹ và thai nhi.
Mẹ bầu nên bắt đầu bổ sung sắt từ sớm trong thai kỳ, thường là vào khoảng tuần thứ 12 của thai kỳ sau giai đoạn tam cá nguyệt đầu tiên, khi lượng máu trong cơ thể bắt đầu tăng lên đáng kể để nuôi dưỡng thai nhi. Tuy nhiên, điều này cũng có thể khác nhau tùy thuộc vào mức độ sắt trong cơ thể của từng người trước khi mang thai.
Khi mang thai nhu cầu sắt của cơ thể tăng lên đáng kể, mẹ bầu cần khoảng 30 mg mỗi ngày. Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), phụ nữ khi mới phát hiện mang thai nên lập tức bắt đầu uống viên sắt mỗi ngày và tiếp tục cho đến một tháng sau khi sinh. Liều lượng khuyến cáo là 60 mg sắt cùng với 400 mcg acid folic mỗi ngày. Đối với những mẹ bầu được chẩn đoán thiếu máu do thiếu sắt, bác sĩ có thể chỉ định bổ sung từ 50 đến 100 mg sắt mỗi ngày. Trong trường hợp thiếu sắt nghiêm trọng, có thể cần phải điều trị tại bệnh viện bằng cách truyền tĩnh mạch sắt trong khoảng 2 đến 3 tháng để đảm bảo lượng máu cần thiết duy trì ở mức ổn định.
Bên cạnh đó, các thực phẩm giàu sắt và acid folic như thịt đỏ, rau bina, hạt bí ngô, bông cải xanh, cá… cũng nên được bổ sung vào chế độ ăn của phụ nữ mang thai.
Bổ sung thuốc sắt hữu cơ cho bà bầu nên theo chỉ định của bác sĩ là điều rất quan trọng. Không nên uống thuốc sắt cùng thời điểm với canxi hay các loại đồ uống như sữa, cà phê và các loại trà vì chúng có thể làm giảm khả năng hấp thu sắt của cơ thể. Cũng không nên uống thuốc sắt cùng với các loại thuốc điều trị bệnh loét dạ dày, kháng sinh như levothyroxin, tetracycline hoặc ciprofloxacin vì chúng cũng ảnh hưởng đến khả năng hấp thu sắt.
Uống thuốc sắt vào buổi tối đặc biệt là trước giờ ngủ, có thể gây nóng trong người và khó ngủ. Mẹ bầu nên uống thuốc sắt với nhiều nước, không nhai thuốc và kết hợp ăn thực phẩm giàu chất xơ để tránh táo bón.
Thời điểm lý tưởng để uống thuốc sắt là khi bụng đói để tăng khả năng hấp thu. Để cơ thể hấp thu sắt tốt hơn, có thể uống cùng với nước cam, nước chanh hoặc nước ép bưởi, những loại nước giàu vitamin C.
Mẹ bầu mắc các bệnh thiếu máu do nhiễm độc chì, bệnh thalassemia hay thiếu máu huyết tán không nên dùng thuốc sắt hoặc các loại thuốc chứa sắt.
Sắt hữu cơ cho bà bầu có thể được coi là lựa chọn tốt hơn so với sắt vô cơ do tính dễ hấp thu và ít gây ra tác dụng phụ. Sắt hữu cơ được hấp thu một cách chủ động giúp giảm nguy cơ tổn thương đường tiêu hóa và các triệu chứng khó chịu liên quan. Việc bổ sung sắt nên kéo dài suốt thai kỳ và có thể tiếp tục sau sinh để hỗ trợ phục hồi sức khỏe. Điều này giúp phòng ngừa thiếu máu do thiếu sắt, đảm bảo sự phát triển khỏe mạnh của thai nhi và giúp mẹ bầu duy trì sức khỏe tốt trong suốt quá trình mang thai và sau khi sinh nở.
Dược sĩ Đại họcNguyễn Chí Chương
Tốt nghiệp Đại Học Dược Hà Nội - chuyên môn Dược lâm sàng. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.