Từng làm ở Viện ISDS, nhiều năm cộng tác với CDC Thái Nguyên triển khai dự án phòng chống HIV/AIDS, 2 năm cộng tác với WHO.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Sau khi bị chó cắn bao lâu thì chích ngừa là phù hợp để ngăn ngừa các bệnh lây nhiễm từ động vật là điều không phải ai cũng nắm rõ, nếu không xử lý đúng sẽ tạo điều kiện cho các virus xâm nhập vào cơ thể dẫn đến nhiều hậu quả nghiêm trọng cho nạn nhân.
Sau khi bị chó cắn, hầu như mọi người đều có cảm xúc hoang mang lo lắng, sợ hãi không biết bản thân có mắc các bệnh lây truyền từ động vật hay không, vậy sau khi bị chó cắn bao lâu thì chích ngừa là hợp lý, các loại vắc xin nên tiêm là những loại nào,… Tất cả sẽ có câu trả lời qua bài viết dưới đây.
Các triệu chứng bệnh dại sẽ được biểu hiện theo từng giai đoạn rõ rệt kể từ lúc bị bạn bị chó cắn.
Trước khi phát bệnh từ 2 - 4 ngày: Nạn nhân sẽ thường xuất hiện các triệu chứng tương tự bệnh sốt, cảm như nhức đầu, buồn nôn, khó chịu, sưng đau tại các vị trí vết thương kèm cảm giác sợ sệt,…
Giai đoạn đầu phát bệnh: Nạn nhân sẽ gặp tình trạng sốt cao lên đến hơn 40 độ C, mệt mỏi, ho ở các mức độ nặng nhẹ khác nhau như:
Việc quan trọng đầu tiên sau khi bị chó cắn đó là bạn cần nhanh chóng làm sạch vết thương với nước để các vi khuẩn chưa kịp xâm nhập vào bên trong cơ thể và loại bỏ các mầm bệnh, rửa nhẹ nhàng không chà mạnh và dùng bông gòn để lau lại.
Sau khi rửa vết thương với nước, bạn có thể dùng các loại thuốc sát trùng y tế như cồn hoặc oxy già để loại bỏ các vi khuẩn có hại, đổ một lượng nhỏ lên vết thương, sử dụng bông gòn thấm dần tương tự như nước.
Vùng vết thương cần tránh tiếp xúc quá nhiều nên bạn nên đặt vết thương ở một độ cao nhất định, đặc biệt tại vị trí chân và tay, bạn có thể sẽ bị chảy máu nhiều và bước này sẽ giúp bạn cầm máu hiệu quả hơn.
Nếu vết thương không hở thì khi đưa vết thương tách biệt ra một bên, bạn sẽ tránh tiếp xúc vào vết thương hơn.
Nếu vết thương hở và chảy máu trong vòng từ 10 phút kể từ lúc bị chó cắn, trong quá trình rửa lại với nước, bạn không nên cầm máu, sau 15 phút vết thương vẫn chảy thì bạn mới phải cầm máu và đặt lên vết thương từ 2 - 3 miếng gạc y tế, không nên gỡ miếng gạc trước đó ra và cần phải giữ nguyên đến khi máu ngừng chảy thì mới băng lại.
Đói với vết thương quá sâu, bạn nên sơ cứu nhanh chóng và ra cơ sở y tế gần nhất để được cấp cứu kịp thời tránh mất máu quá nhiều.
Sau khi bị động vật cắn nói chung và bị chó cắn nói riêng, sau khi xử lý vết thương với nước và thuốc sát khuẩn y tế thì mọi người nên đi tiêm ngừa vắc xin càng sớm càng tốt.
Tiêm phòng trong vòng 6 giờ kể từ lúc bị chó cắn là thời gian sớm, sau 6 giờ sẽ được gọi là muộn và cần tiêm loại vắc xin nào sẽ tùy thuộc vào tình trạng tổn thương của da, vị trí vết cắn gần hay xa khu trung ương thần kinh và tình trạng tiêm phòng của con vật mà bạn sẽ được tư vấn với các loại vắc xin như: Vắc xin uốn ván, vắc xin phòng dại,…
Thời gian cần phải tiêm ngừa không được quy định tối thiểu nhưng nếu càng để lâu thì khả năng vắc xin sẽ không có tác dụng vì lúc này vi khuẩn đã xâm nhập sâu vào hệ thần kinh trung ương.
Hiện tại ở Việt Nam sẽ có 5 loại vắc xin phòng dại đã được cấp giấy đăng ký lưu hành và đã được nhập khẩu, bao gồm:
Sau khi bị chó cắn bao lâu thì chích ngừa còn tùy thuộc vào nhiều yếu tố, đặc biệt là cấp độ vết thương của bạn và tình hình sức khỏe con vật đã cắn. Tốt hơn hết để bảo đảm sức khỏe bạn cần tiêm ngừa trước các loại vắc xin như uốn ván,… Và cần rọ mõm các vật nuôi trước khi thả ra đường để có trách nhiệm với cộng đồng và xã hội.
Kim Ngân
Nguồn tham khảo: Tổng hợp
Dược sĩ Đại học Nguyễn Tuấn Trịnh
Từng làm ở Viện ISDS, nhiều năm cộng tác với CDC Thái Nguyên triển khai dự án phòng chống HIV/AIDS, 2 năm cộng tác với WHO.