Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Phòng bệnh & Sống khoẻ

Sau sinh bị trĩ cần làm gì? Có tự khỏi không?

Ngày 30/08/2022
Kích thước chữ

Sau sinh bị trĩ là tình trạng thường gặp ở không ít sản phụ. Vậy nguyên nhân của chứng bệnh này là gì? Bị trĩ sau sinh có tự khỏi không? Cách chữa trị hiệu quả như thế nào? Mọi thắc mắc của bạn sẽ được giải đáp ngay sau đây!

Tuy bệnh trĩ không phải căn bệnh nguy hiểm nhưng cũng gây ra không ít bất tiện và đau đớn đối với người bệnh. Không ít sản phụ sau sinh bị trĩ và họ băn khoăn không biết bị trĩ sau sinh có tự khỏi không. Bài viết này, Long Châu sẽ cùng bạn giải đáp mọi vấn đề liên quan đến bị trĩ sau sinh. Cùng tìm hiểu nhé!

Bị trĩ sau sinh là gì? Nguyên nhân và triệu chứng

Bị trĩ sau sinh là gì?

Trĩ là tình trạng bên trong trực tràng và hậu môn có các cụm tĩnh mạch sưng phồng lên. Dựa vào vị trí búi trĩ, bệnh trĩ được chia thành 2 loại: 

  • Trĩ nội: Búi trĩ hình thành trong trực tràng hoặc hậu môn.
  • Trĩ ngoại: Búi trĩ hình thành dưới da, xung quanh hậu môn.

Bệnh trĩ nếu không phát hiện và chữa trị kịp thời có thể dẫn đến trực tràng chảy máu và những biến chứng khác. Bệnh trĩ sau sinh là bệnh trĩ xuất hiện hoặc tái phát ở phụ nữ sau quá trình sinh nở. 

Bị trĩ sau sinh là bệnh mới xuất hiện hoặc tái phát ở phụ nữ sau sinh Bệnh trĩ gây đau đớn khó chịu và mang đến nhiều bất tiện trong sinh hoạt

Nguyên nhân gây bệnh trĩ sau sinh

Sau sinh bị trĩ có thể do một hoặc nhiều trong số những nguyên nhân sau đây: 

  • Sản phụ rặn nhiều hoặc không đúng cách khi chuyển dạ và sinh con khiến các búi trĩ sa ra ngoài.
  • Do thay đổi nội tiết tố, do ngồi hay nằm nhiều hoặc do chế độ ăn uống không phù hợp dẫn đến sau sinh bị táo bón. Táo bón lâu ngày là nguyên nhân gây bệnh trĩ sau sinh.
  • Thai nhi quá lớn tạo áp lực lên vùng trực tràng hậu môn. Vì thế các tĩnh mạch bị chèn ép khiến máu khó lưu thông và bị giãn nở hình thành búi trĩ. 
  • Sản phụ từng bị trĩ trước khi mang thai cũng có nhiều nguy cơ bị trĩ sau sinh.

Dấu hiệu nhận biết bệnh trĩ sau sinh

Chị em phụ nữ có thể nhận biết bệnh trĩ sau sinh dựa trên những dấu hiệu như: 

  • Đi ngoài ra máu với lượng máu và tần suất đi ra máu tăng dần. Nếu bị nặng, người bệnh có thể cảm nhận được cả tia máu chảy hay thấy cục máu đông khi đại tiện. 
  • Búi trĩ bị sa có thể gây cảm giác ngứa, vướng, khó chịu ở hậu môn.
  • Nếu búi trĩ bị tắc mạch hoặc gây nứt kẽ hậu môn có thể gây cảm giác đau đớn.
Dấu hiệu nhận biết bị trĩ sau sinh Muốn biết sau sinh bị trĩ hay không mẹ cần căn cứ những dấu hiệu nhận biết trên đây

Bị trĩ sau sinh có tự khỏi không?

Theo các bác sĩ, trong hầu hết các trường hợp nhẹ, bệnh trĩ sau sinh có thể tự khỏi. Sản phụ chỉ cần thay đổi chế độ ăn uống, thói quen sinh hoạt, việc dùng thuốc bổ hoặc dùng thêm các thực phẩm chức năng hỗ trợ điều trị trĩ là tình trạng sẽ dần được cải thiện. Thực tế, bị trĩ sau sinh không nghiêm trọng nếu được phát hiện và điều trị kịp thời. Điều trị nội khoa khoảng 1 tuần là bệnh nhân có thể khỏi bệnh. 

Nhưng thực tế, chính tâm lý chủ quan khiến các chị em bị trĩ sau sinh cố chịu đựng để bệnh tự khỏi. Cho đến khi các triệu chứng trở nặng, cảm giác đau đớn tăng lên chị em mới đi khám thì bệnh đã diễn tiến nặng. Những trường hợp bệnh nặng thường được chỉ định cắt trĩ. Vì vậy, khi nhận thấy bất kỳ biểu hiện nào của bệnh trĩ, chị em nên khám và chữa trị kịp thời. 

Bị trĩ sau sinh nên ăn gì và kiêng gì?

Sau sinh bị trĩ là tình trạng khó phòng tránh tuyệt đối. Tuy nhiên, bằng cách thay đổi chế độ ăn uống, bạn có thể hạn chế tác động xấu của căn bệnh này. Vậy bị trĩ sau sinh nên ăn gì? Dưới đây là những nhóm thực phẩm được các bác sĩ khuyên dùng cho người bị trĩ như: 

  • Tăng cường ăn rau xanh và củ quả để bổ sung chất xơ. Ưu tiên các loại rau củ quả giúp nhuận tràng như: Mồng tơi, rau lang, chuối, đu đủ…
  • Ưu tiên dùng các loại ngũ cốc nguyên cám với hàm lượng chất xơ dồi dào như gạo lứt, yến mạch, bánh mì đen, khoai lang…
  • Các loại đạm đến từ thực phẩm như trứng, cá hồi, tôm, cua, sữa…
  • Những thực phẩm chứa nhiều magie và kẽm bởi hai khoáng chất này có tác dụng nhuận tràng, chống viêm, ổn định mạch máu. 
  • Bổ sung thực phẩm giàu collagen như da heo, cá hồi, lòng trắng trứng... bởi collagen mô đệm ống hậu môn giúp tăng khả năng đàn hồi, giảm tình trạng giãn mạch máu dẫn đến bệnh trĩ. 
Bị trĩ sau sinh nên tăng cường ăn rau xanh Lựa chọn thực phẩm phù hợp giúp giảm triệu chứng bệnh trĩ

Bên cạnh những thực phẩm nên ăn, sản phụ bị trĩ sau sinh cũng nên tìm hiểu những thực phẩm nên tránh. Vậy bị trĩ sau sinh nên kiêng gì?

  • Thực phẩm chế biến sẵn nhiều muối, nhiều chất bảo quản.
  • Thực phẩm chiên rán, nhiều dầu mỡ khó hấp thu.
  • Thực phẩm cay nóng, ảnh hưởng đến hoạt động tiêu hóa thức ăn ở dạ dày và ruột già. 
  • Các loại đồ uống có cồn, các chất kích thích cũng làm ảnh hưởng đến tiêu hóa và khiến bệnh trĩ thêm trầm trọng. 
  • Các loại thịt đỏ khó tiêu hóa có thể làm tình trạng táo bón thêm trầm trọng và các triệu chứng bệnh trĩ kéo dài.

Sau sinh bị trĩ cần làm gì?

Sau sinh bị trĩ, chị em có thể áp dụng cùng lúc nhiều biện pháp để làm giảm cảm giác khó chịu và xử lý căn bệnh này triệt để. Một số biện pháp chị em có thể tham khảo như: 

Cách làm dịu cảm giác khó chịu:

  • Ngâm mình trong bồn nước ấm có thể giúp búi trĩ co lại. Mỗi lần ngâm khoảng 15 phút và sản phụ có thể ngâm 2 - 3 lần/ngày. Ngâm mình trong bồn nước nóng cũng giúp lưu thông máu, mang đến cảm giác thư giãn cho cơ thể. 
  • Ngâm hậu môn trong nước muối ấm khoảng 30 phút mỗi lần và 3 lần/ngày. Công thức pha nước muối là 100g muối hòa tan trong 3 lít nước ấm 35 - 37 độ C. 

Duy trì thói quen sinh hoạt lành mạnh:

  • Duy trì chế độ ăn uống với những món nên ăn và nên kiêng kể trên. 
  • Bổ sung vào chế độ ăn các thực phẩm chứa nhiều lợi khuẩn như sữa chua hoặc uống men vi sinh
  • Uống nhiều nước bởi nước có thể làm mềm chất thải, giúp đại tiện dễ dàng hơn.
  • Tăng cường vận động với những bài tập và bộ môn thể thao phù hợp với từng mẹ.
  • Không nên nhịn đại tiện, “giải quyết nỗi buồn” ngay khi có nhu cầu.
Sau sinh bị trĩ chị em nên duy trì thói quen sinh hoạt lành mạnh Mẹ sau sinh nên luyện tập thay vì nằm quá nhiều

Dùng thuốc hoặc thực phẩm chức năng:

Trên thị trường hiện nay có rất nhiều loại thuốc bôi trĩ, thuốc làm mềm phân, thuốc giúp nhuận tràng... Tuy nhiên, sản phụ, nhất là những chị em đang cho con bú cần tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng bất kỳ sản phẩm nào. Chữa trĩ hiệu quả tại nhà không phải là tự ý dùng thuốc theo ý muốn.

Nếu bệnh trĩ quá nặng dẫn đến biến chứng tắc hậu môn, hoại tử búi trĩ, chảy máu... các bác sĩ sẽ buộc phải chỉ định phẫu thuật cắt trĩ. Phương pháp phẫu thuật sẽ được xác định tùy tình trạng bệnh của mỗi người. Sau sinh bị trĩ chị em không nên chủ quan, mà hãy lắng nghe cơ thể để phát hiện và điều trị bệnh sớm nhất nhé! 

Thanh Hương

Nguồn tham khảo: Tổng hợp

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Dược sĩ Đại học Nguyễn Tuấn Trịnh

Đã kiểm duyệt nội dung

Từng làm ở Viện ISDS, nhiều năm cộng tác với CDC Thái Nguyên triển khai dự án phòng chống HIV/AIDS, 2 năm cộng tác với WHO.

Xem thêm thông tin
Chủ đề:Sau sinhTrĩ