Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Phòng bệnh & Sống khoẻ/
  4. Tâm lý - Tâm thần

Self reflection là gì? Tự phản ánh để thấu hiểu và nâng cấp bản thân

Ngày 25/08/2024
Kích thước chữ

Self reflection hay tự phản ánh là gì? Tại sao từ này lại được nhiều người nhắc đến khi nói đến việc nâng cao chất lượng đời sống tinh thần và liệu nó có phải là yếu tố hàng đầu cần thiết cho sự phát triển bản thân?

Self reflection là quá trình tự đánh giá, tự khám phá, tự suy nghĩ để hiểu rõ hơn về bản thân. Đây là một bước quan trọng trong quá trình phát triển cá nhân và đạt được sự tự nhận thức cao hơn.

Self reflection là gì?

Ban đầu, nhà tâm lý học William James (1842 - 1910), người đã xuất bản khóa học tâm lý học đầu tiên nói về những nguyên lý của tâm lý học. Ông gọi tên quá trình một người tự quan sát, chiêm nghiệm và đánh giá bản thân là reflective consciousness hay một thuật ngữ khác là self-awareness hay reflective-awareness.

Self reflection là gì? Tự phản ánh để thấu hiểu và nâng cấp bản thân 1
Self reflection là gì? Vai trò của self reflection là gì?

Hiện nay, với những nghiên cứu và cập nhật mới nhất, theo định nghĩa trên Từ điển của  Hiệp hội Tâm lý học Hoa Kỳ – APA, tự phản ánh là quá trình một cá nhân tự xem xét, suy ngẫm và phân tích những suy nghĩ, cảm xúc và hành vi của chính mình. Ví dụ, nếu bạn trải qua một giai đoạn tức giận, bạn có thể tự hỏi: Suy nghĩ nào khiến mình tức giận? Bản thân còn cảm thấy gì ngoài sự tức giận? Sự bản thân bỏ đi vào thời điểm đó đã giúp mình được gì và không giúp mình được gì…

Self reflection là một kỹ năng cực kỳ quan trọng trong thời đại ngày nay và các nhà tâm lý học khuyến khích mọi người rèn luyện kỹ năng này thường xuyên. Lý do là vì nó giúp bạn hiểu bản thân và hỗ trợ phát triển cá nhân.

Vai trò của self reflection là gì?

Vai trò của self reflection là gì và tại sao quá trình này lại đóng vai trò cực kỳ quan trọng trong sự phát triển cá nhân? Hãy cùng nhau lý giải nhé.

  • Tăng cường khả năng tự nhận thức: Bằng cách suy ngẫm về trải nghiệm, hành vi và phản ứng của mình, chúng ta có thể hiểu rõ hơn về tính cách, giá trị và niềm tin của mình.
  • Cải thiện kỹ năng ra quyết định, giải quyết vấn đề: Khi hiểu rõ bản thân, chúng ta có thể đưa ra những lựa chọn thông minh hơn trong cuộc sống phù hợp với mục tiêu và mong muốn của mình.
  • Xây dựng các mối quan hệ lành mạnh: Bằng cách suy ngẫm về cách chúng ta giao tiếp và ảnh hưởng đến người khác, chúng ta có thể cải thiện cách xây dựng và duy trì các mối quan hệ.
  • Tăng khả năng chống chịu: Tự phản ánh giúp chúng ta hiểu cách ứng phó với những thử thách và cảm xúc khó khăn, từ đó cải thiện khả năng đương đầu và vượt qua chúng.
  • Đạt được mục tiêu cá nhân: Bằng cách xác định điểm mạnh và điểm yếu của mình, chúng ta có thể đặt ra các mục tiêu phù hợp và phát triển các chiến lược để đạt được chúng.

Làm thế nào để thực hành self reflection?

Có nhiều cách để thực hành self reflection, tùy thuộc vào sở thích và phong cách cá nhân của bạn. Dưới đây là một số gợi ý:

Viết nhật ký

Dành ít nhất 10 đến 15 phút mỗi ngày để viết ra những suy nghĩ, cảm xúc và trải nghiệm của bạn, ghi lại những gì bạn đã học được và nhận ra trong ngày. Viết nhật ký có thể giúp bạn hồi tưởng lại các sự kiện và tạo không gian để bạn tự suy ngẫm và phân tích.

Self reflection là gì? Tự phản ánh để thấu hiểu và nâng cấp bản thân 2
Viết nhật ký có thể giúp bạn tạo không gian để bạn tự suy ngẫm và phân tích

Đặt câu hỏi và tự trả lời

Hãy tự hỏi bản thân những câu hỏi về các khía cạnh khác nhau của cuộc sống và bản thân. Ví dụ: “Tôi đang làm gì để đạt được mục tiêu của mình?” hoặc “Hiện tại tôi cảm thấy thế nào về cuộc sống?” Hãy đặt câu hỏi và tự trả lời chân thành để hiểu bản thân sâu sắc hơn.

Thiền định

Phương pháp thiền định là một cách tuyệt vời để làm dịu tâm trí và rèn luyện khả năng tự suy ngẫm. Dành ít nhất 10 đến 15 phút mỗi ngày để ngồi yên lặng, tập trung vào hơi thở và cho phép suy nghĩ của bạn lướt qua một cách tự nhiên. Điều này có thể giúp bạn giải tỏa tâm trí và tạo không gian để tự suy ngẫm mà không bị phân tâm bởi những suy nghĩ và ảnh hưởng bên ngoài.

Trò chuyện với những người đáng tin cậy

Tìm một người bạn, người thân hoặc người đáng tin cậy mà bạn có thể chia sẻ suy nghĩ, cảm xúc và quan điểm về bản thân. Họ có thể cung cấp góc nhìn bên ngoài và đưa ra phản hồi mang tính xây dựng, giúp bạn nhìn thấy những khía cạnh mà bạn có thể không thể tự mình nhìn thấy.

Tìm hiểu và đọc sách phát triển bản thân

Có rất nhiều sách và tài liệu về phát triển cá nhân và tự suy ngẫm. Tìm hiểu về các phương pháp và công cụ khác nhau để tự suy ngẫm và áp dụng những gì bạn học được vào cuộc sống hàng ngày.

Tham gia một khóa học hoặc nhóm thảo luận

Tham dự các khóa học, hội thảo hoặc nhóm thảo luận liên quan đến phát triển cá nhân và tự suy ngẫm, cho phép bạn học hỏi từ người khác, chia sẻ kinh nghiệm và nhận được sự hỗ trợ từ cộng đồng.

Xem lại các kế hoạch và mục tiêu self reflection là gì?

Xem lại kế hoạch và mục tiêu của bạn định kỳ để đảm bảo bạn đang đi đúng hướng và đạt được tiến bộ mỗi ngày. Xác định điểm mạnh và điểm yếu của bạn và tìm hiểu những cải tiến bạn cần thực hiện để đạt được mục tiêu của bản thân.

Tạo ra một không gian yên tĩnh, thư giãn

Đôi khi việc self reflection sẽ hiệu quả hơn khi bạn có thể tạo ra một không gian yên tĩnh, thư giãn. Tắt điện thoại và đặt khung thời gian riêng để thư giãn, giải tỏa căng thẳng. Đi dạo giữa thiên nhiên, tắm nắng hoặc tham gia các hoạt động thư giãn như tập luyện yoga hoặc nghe nhạc để giúp xoa dịu tâm trí và tâm hồn.

Self reflection là gì? Tự phản ánh để thấu hiểu và nâng cấp bản thân 3
Self reflection sẽ hiệu quả hơn khi bạn có thể tạo ra một không gian yên tĩnh

Đặt mục tiêu và đo lường sự tiến bộ

Đặt mục tiêu và số liệu cụ thể để đo lường sự tiến bộ của bạn. Hãy nghĩ về cách bạn đạt được mục tiêu và những khó khăn bạn gặp phải trong quá trình  self reflection. Điều này giúp bạn nhìn thấy được những thành công và thất bại để có thể điều chỉnh và cải thiện trong tương lai.

Trân trọng chính mình qua self reflection là gì?

Self reflection là một quá trình liên tục, không bao giờ kết thúc. Hãy luôn cởi mở với những ý kiến, phản hồi của người khác mà không phán xét hay chỉ trích bản thân. Tự trân trọng và chấp nhận bản thân, nhưng luôn phấn đấu để trở nên tốt hơn.

 Self reflection là gì? Tự phản ánh để thấu hiểu và nâng cấp bản thân 4
Dành thời gian để suy ngẫm về bản thân

Hãy nhớ rằng, self reflection là một quá trình liên tục chứ không phải là sự kiện diễn ra một lần. Dành thời gian để suy ngẫm về bản thân định kỳ sẽ giúp bạn phát triển và trở thành một phiên bản tốt hơn của chính mình.

Ngoài ra, bạn có thể tìm hiểu thêm về các khái niệm liên quan như tự ý thức, tự chấp nhận và tự hoàn thiện để hiểu biết toàn diện hơn về hành trình khám phá bản thân của mình.

Nói tóm lại, self reflection là một quá trình hữu ích trong việc phát triển cá nhân và quản lý cuộc sống. Bạn có thể thực hành việc self reflection trong nhiều tình huống khác nhau để nâng cao sự hiểu biết về bản thân và phát triển hơn trong tương lai.

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Dược sĩ Đại họcNgô Kim Thúy

Đã kiểm duyệt nội dung

Tốt nghiệp loại giỏi trường Đại học Y Dược Huế. Từng tham gia nghiên cứu khoa học đề tài về Dược liệu. Nhiều năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.