Tốt nghiệp Đại Học Dược Hà Nội - chuyên môn Dược lâm sàng. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Sốc insulin ở bệnh nhân tiểu đường là một tình trạng nguy hiểm, nếu không được cấp cứu kịp thời có thể khiến người bệnh bị giảm đường huyết, ngất xỉu, gây tổn thương cho não, đôi khi thậm chí là tử vong. Vì vậy, việc phát hiện và điều trị sốc insulin ở bệnh nhân tiểu đường cần thực hiện càng sớm càng tốt.
Sốc insulin ở bệnh nhân tiểu đường có thể xảy ra khi người bệnh bỏ bữa ăn hoặc sử dụng lượng insulin hay thuốc giảm đường huyết quá mức, dẫn đến các triệu chứng như đổ mồ hôi, run chân, chói mắt, hoa mắt, nặng hơn sẽ bị mất ý thức gây tổn thương cho não. Đây là một tình trạng nguy hiểm đòi hỏi phải xử lý kịp thời. Hãy cùng Nhà thuốc Long Châu tìm hiểu kỹ hơn về mức độ nguy hiểm và cách xử lý, phòng tránh sốc insulin ở bệnh nhân tiểu đường trong bài viết dưới đây.
Sốc insulin gây ra nhiều tác động tiêu cực đối với sức khỏe của người mắc bệnh tiểu đường. Đây là tình trạng khẩn cấp để lại nhiều biến chứng nguy hiểm, đặc biệt là sự giảm đường huyết. Khi mức đường huyết giảm xuống dưới ngưỡng bình thường có thể gây ra những triệu chứng từ nhẹ đến trung bình như run tay chân, chóng mặt, mồ hôi nhiều, cảm giác đói, da ẩm ướt, lo lắng, mệt mỏi, nhịp tim tăng.
Giảm đường huyết cũng có thể gây ra các vấn đề nghiêm trọng như đau đầu, mất ý thức, dễ vấp ngã, khả năng tập trung giảm, co giật, cơ bị run và thậm chí là tình trạng bất tỉnh. Hơn nữa, sốc insulin ở bệnh nhân tiểu đường có thể xuất hiện vào ban đêm, dẫn đến các hiện tượng như khóc trong giấc ngủ, ác mộng, mồ hôi nhiều, tỉnh dậy với tâm trạng lú lẫn hoặc hoảng sợ và thậm chí là các hành vi gây hấn, tức giận. Trong những trường hợp nặng, sốc insulin ở bệnh nhân tiểu đường có thể dẫn đến tình trạng bất tỉnh do tiểu đường, làm tổn thương não, thậm chí là tử vong.
Theo quy ước, giảm đường huyết được định nghĩa là mức đường huyết dưới 70mg/dL, mức độ nặng hơn là dưới hoặc bằng 50mg/dL. Nếu bỏ qua các cơn giảm đường huyết nhẹ lặp đi lặp lại, cơ thể có thể trở nên quen với những triệu chứng này và chỉ khi có một cơn giảm đường huyết nặng mới nhận ra thì đã là quá muộn.
Vấn đề giảm đường huyết có thể xuất hiện khi người bệnh sử dụng mức insulin hoặc thuốc giảm đường huyết quá cao. Bỏ bữa ăn, tiêu thụ rượu, vận động quá mức, nôn mửa và tiêu chảy cũng đều có thể gây ra tình trạng giảm đường huyết do insulin.
Trong quá trình ăn uống, các hoạt động không đều có thể tăng sự hấp thụ đường vào máu và gia tăng lượng đường tiêu thụ, dẫn đến tình trạng giảm đường huyết. Đối với những người mắc bệnh tiểu đường, nếu vẫn duy trì liều lượng thuốc như mọi khi mà thay đổi chế độ ăn uống không bình thường (chậm ăn, bỏ bữa, ăn ít) hoặc có các hoạt động thể chất quá mức (vận động cường độ cao, làm việc nhiều) thì họ có thể trải qua tình trạng giảm đường huyết.
Trong trường hợp tăng đường huyết thì bệnh nhân không nên tự ý tăng liều thuốc mà phải tuân theo hướng dẫn của bác sĩ. Việc tăng số lần sử dụng insulin có thể dẫn đến hiện tượng phản ứng ngược là giảm đường huyết. Đồng thời, quá trình giảm đường huyết không nên diễn ra quá mạnh mẽ, nhanh, tránh làm cho đường huyết giảm xuống mức quá thấp.
Những người chưa được hướng dẫn cách tính liều insulin và cách tiêm insulin đúng có thể thực hiện sai và sử dụng quá liều insulin, gây ra tình trạng giảm đường huyết. Đôi khi, người bệnh tự ý sử dụng liều insulin dự phòng để ngăn chặn sự tăng đường huyết nhưng kết quả lại làm giảm đường huyết.
Quan trọng là bệnh nhân cần phải xác định thời điểm đúng để sử dụng insulin, đặc biệt khi xác định được tình trạng suy giảm của tuyến tụy. Thông thường, trong giai đoạn không kiểm soát đường huyết của tiểu đường type 2, các bác sĩ thường kết hợp insulin với metformin. Do metformin chỉ giảm lượng glucose sinh ra từ glycogen, việc kết hợp này thường ít gây giảm đường huyết, hạn chế sốc insulin ở bệnh nhân tiểu đường.
Nếu có nghi ngờ về tình trạng giảm đường huyết sau khi tiêm insulin thì người bệnh có thể dùng ngay 5 viên kẹo cứng, 4 viên glucose dễ nhai, 1/2 chén nước cam hoặc nước trái cây hoặc 1/2 chén nước ngọt.
Nếu người bệnh bị bất tỉnh, ngay lập tức người nhà cần gọi dịch vụ cấp cứu. Trong khi đợi sự giúp đỡ đến, nếu có toa thuốc từ bác sĩ thì hãy thực hiện tiêm một liều glucagon theo hướng dẫn.
Quan trọng nhất là không để người bệnh tiểu đường đang bất tỉnh nuốt bất kỳ thứ gì vì có thể gây sặc và tăng nguy cơ tổn thương đường hô hấp. Đối với tình trạng sốc insulin ở bệnh nhân tiểu đường, trường hợp này đặc biệt nguy hiểm và cần được xử lý cẩn thận để đảm bảo an toàn cho người bệnh.
Bằng cách thực hiện những biện pháp phòng ngừa hợp lý, các bạn có thể quản lý tình trạng tiểu đường và sử dụng insulin đúng cách để duy trì mức đường huyết ổn định. Hãy tham khảo các biện pháp mà chúng tôi chia sẻ dưới đây.
Như vậy, Nhà thuốc Long Châu vừa chia sẻ thông tin chi tiết về tình trạng sốc insulin ở bệnh nhân tiểu đường. Hy vọng rằng kiến thức này sẽ giúp các bạn nâng cao nhận thức về nguy cơ và có biện pháp phòng tránh tình trạng hạ đường huyết để chăm sóc và bảo vệ sức khỏe tốt hơn. Chúc các bạn luôn khỏe mạnh!
Xem thêm: Những tác dụng phụ của thuốc Metformin
Dược sĩ Đại họcNguyễn Chí Chương
Tốt nghiệp Đại Học Dược Hà Nội - chuyên môn Dược lâm sàng. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.