Tốt nghiệp Đại học Dược Hà Nội, với hơn 10 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện là giảng viên giảng dạy các môn Dược lý, Dược lâm sàng,...
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Metformin được sử dụng rộng rãi trong điều trị bệnh đái tháo đường. Tác dụng chính của nó là kích thích tế bào beta tuyến tụy để tạo ra insulin mà không gây gây giảm đường huyết. Vậy tác dụng phụ của thuốc Metformin là gì? Có gây hạ đường huyết không?
Nắm được các tác dụng phụ của thuốc là việc cần thiết để nhận biết bản thân có phù hợp với thuốc hay không và thông báo với bác sĩ ngay khi có dấu hiệu khả nghi. Metformin là thuốc đầu tay điều trị đái tháo đường. Chính vì vậy hãy cùng chúng tôi tìm hiểu về tác dụng phụ của thuốc Metformin thông qua bài viết sau đây.
Metformin thường được kết hợp với chế độ tập thể dục và khẩu phần ăn hợp lý hoặc sử dụng các loại thuốc hạ đường huyết khác, để kiểm soát đường huyết ở bệnh nhân mắc bệnh tiểu đường type 2. Bên cạnh việc giúp duy trì mức đường trong máu ổn định thuốc còn có tiềm năng ngăn ngừa tổn thương thận, vấn đề về mắt, thần kinh, bệnh liệt tứ chi. Bằng cách tăng cường sự nhạy cảm của cơ thể đối với insulin, Metformin giúp hạn chế sự hấp thụ đường từ thực phẩm.
Trong bệnh tiểu đường, tuyến tụy không sản xuất insulin một cách hiệu quả để đưa đường vào tế bào cơ thể. Việc sử dụng Metformin kết hợp với các loại thuốc khác như sulfonylurea hoặc insulin giúp kiểm soát đường huyết khi nồng độ đường tăng cao.
Bệnh nhân cần sử dụng Metformin với liều phù hợp để cân bằng với lượng calo họ cung cấp hàng ngày thông qua khẩu phần ăn và lượng calo tiêu thụ qua hoạt động tập thể dục. Nếu thay đổi khẩu phần ăn hoặc lịch trình tập thể dục, người bệnh cần theo dõi đường huyết để duy trì sự ổn định.
Metformin không dùng trong việc điều trị bệnh tiểu đường loại 1 hoặc bệnh tiểu đường phụ thuộc insulin (người bệnh cần tiêm insulin để kiểm soát đường huyết). Việc sử dụng Metformin nên được hướng dẫn bởi bác sĩ và không nên tự ý điều chỉnh liều lượng để tránh tác dụng phụ của thuốc.
Khi sử dụng Metformin, người bệnh thường phải đối mặt với tác dụng phụ chủ yếu liên quan đến hệ tiêu hóa, và có khoảng 25% bệnh nhân ghi nhận các triệu chứng như đầy hơi, tiêu chảy, đau bụng, táo bón, hoặc giảm cảm giác thèm ăn.
Một số ít bệnh nhân có thể trải qua tác dụng phụ bao gồm ợ nóng, nhức đầu, nhiễm trùng đường hô hấp trên, và miệng có mùi vị khó chịu khi sử dụng Metformin dạng phóng thích kéo dài.
Ngoài ra, cần lưu ý rằng có tác dụng phụ nghiêm trọng khi sử dụng thuốc Metformin như:
Sự nhiễm toan lactic xảy ra khi có sự tích tụ axit lactic từ cơ bắp và hồng cầu, gây mất cân bằng độ pH trong cơ thể. Thường thì tình trạng nhiễm toan lactic rất hiếm, hay gặp ở những người mắc bệnh thận hoặc gan, người dùng nhiều rượu, hoặc trong trường hợp suy tim sung huyết nặng, sốt, tiêu chảy, nôn mửa, mất nước, đau dạ dày, suy nhược, cảm giác tê hoặc lạnh ở chân tay, và thay đổi nhịp tim.
Nhiễm toan lactic do sử dụng thuốc Metformin có khả năng gây tỷ lệ tử vong cao, khoảng 30% - 50%. Tuy nhiên, tỷ lệ nhiễm toan lactic do Metformin rất thấp, chỉ xuất hiện ở dưới 10 trường hợp trên 100.000 bệnh nhân mỗi năm. Khi có các triệu chứng như khó thở, mệt mỏi, yếu đuối, giảm sự thèm ăn, buồn nôn, chóng mặt, nhịp tim nhanh hoặc chậm, cảm thấy lạnh, chóng mặt, đau cơ, da nóng hoặc đỏ đột ngột, đau dạ dày… hãy đến ngay cơ sở y tế gần nhất để được chẩn đoán và điều trị kịp thời.
Thiếu hụt vitamin B12 trong cơ thể có thể gây ra bệnh thần kinh ngoại vi, dẫn đến tình trạng tê hoặc ngứa ở bàn chân, cẳng chân, hoặc giảm lượng hồng cầu. Khi sử dụng Metformin kéo dài thì việc kiểm tra mức vitamin B12 là quan trọng để tránh tình trạng thiếu chất này gây ảnh hưởng đến sức khỏe. Ngoài ra, người bệnh cũng nên tích cực bổ sung thực phẩm giàu B12 vào khẩu phần ăn như gan bò, nghêu, thịt gà, thịt bò, trứng, các sản phẩm từ sữa, và ngũ cốc.
Nếu có các triệu chứng như mệt mỏi, chóng mặt, người bệnh cần đến bác sĩ để kiểm tra lượng hồng cầu trong máu và ngăn ngừa tình trạng thiếu vitamin B12 có thể ảnh hưởng đến sức khỏe.
Metformin thường ít gây ra tình trạng hạ đường huyết. Tuy nhiên, nếu người bệnh dùng Metformin khi đói hoặc tham gia vào hoạt động thể chất nặng, có thể dễ dàng gặp tình trạng giảm đường huyết, gây ảnh hưởng đến sức khỏe. Khi cần kết hợp Metformin với các loại thuốc trị tiểu đường hoặc insulin khác, người bệnh nên thảo luận với bác sĩ để tránh tình trạng hạ đường huyết có thể nguy hiểm.
Có một số nhóm người có nguy cơ cao gặp tác dụng phụ nghiêm trọng khi sử dụng thuốc Metformin, bao gồm:
Để đảm bảo rằng thuốc Metformin có thể phát huy hiệu quả trong việc điều trị bệnh tiểu đường, bệnh nhân cần tuân thủ các hướng dẫn sử dụng thuốc và tuân thủ một số quy tắc cẩn thận sau đây:
Hy vọng rằng các thông tin về tác dụng phụ của thuốc Metformin đã mang lại giá trị hữu ích cho bạn. Nếu bạn đang phải đối mặt với bệnh đái tháo đường, hãy luôn nhớ thực hiện kiểm tra sức khỏe định kỳ theo lịch hẹn với bác sĩ, thường xuyên sử dụng máy đo đường huyết tại nhà hàng ngày, tuân thủ chế độ ăn uống và dùng thuốc theo chỉ định để đảm bảo rằng bệnh không tiến triển và tránh gây ra các biến chứng nghiêm trọng.
Xem thêm: Sốc insulin ở bệnh nhân tiểu đường nguy hiểm như thế nào?
Dược sĩ Đại họcNguyễn Thanh Hải
Tốt nghiệp Đại học Dược Hà Nội, với hơn 10 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện là giảng viên giảng dạy các môn Dược lý, Dược lâm sàng,...