Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu
  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Phòng bệnh & Sống khoẻ

Sốt xuất huyết chảy máu chân răng có nguy hiểm không?

Ngày 15/05/2023
Kích thước chữ

Sốt xuất huyết chảy máu chân răng là một trong những biến chứng nguy hiểm của người bệnh sốt xuất huyết. Nếu không được điều trị kịp thời có thể gây ảnh hưởng đến sức khỏe. Để tìm hiểu chi tiết hơn, hãy cùng xem ngay bài viết dưới đây nhé!

Sốt xuất huyết là một loại dịch bệnh xảy ra hàng năm với nhiều triệu chứng gây ảnh hưởng đến sức khỏe, thậm chí có thể dẫn đến tử vong. Sốt xuất huyết chảy máu chân răng là một trong những dấu hiệu nặng của bệnh cần được can thiệp y tế sớm để tránh gây nguy hiểm. Nếu không được điều trị kịp thời có thể dẫn đến xuất huyết ồ ạt không được kiểm soát, đe dọa đến tính mạng.

Sốt xuất huyết là gì? Dấu hiệu của bệnh sốt xuất huyết

Sốt xuất huyết là một trong những bệnh truyền nhiễm do virus Dengue gây ra. Virus này có 4 loại là DEN-1, DEN-2, DEN-3 và DEN-4. Bệnh không gây ra sự miễn dịch chéo, do đó một người có thể mắc bệnh sốt xuất huyết đến 4 lần trong đời. Và thông thường, những lần mắc sau sẽ nặng hơn những lần trước do cơ thể đã sản xuất ra các kháng thể để chống lại nhiều loại virus Dengue cùng tồn tại.

Sốt xuất huyết chảy máu chân răng có nguy hiểm không? 1
Sốt xuất huyết là bệnh truyền nhiễm do virus Dengue gây ra

Sốt xuất huyết Dengue có thể kéo dài từ 7 đến 10 ngày kể từ ngày phát bệnh và diễn biến rất phức tạp. Sau khoảng 4 - 7 ngày từ khi tiếp xúc với virus Dengue, người bệnh có thể có các triệu chứng sau:

  • Sốt cao đột ngột;
  • Mệt mỏi, đau nhức cơ, khớp;
  • Đau đầu dữ dội, nhức ở hai hố mắt;
  • Buồn nôn, nôn;
  • Cơ thể xuất hiện các nốt ban đỏ.

Sau khoảng thời gian 3 đến 7 ngày phát bệnh, cơ thể sẽ xuất hiện các nốt ban đỏ và người bệnh có thể vẫn đang sốt hoặc đã giảm sốt. Nhiều người cho rằng người bệnh đã qua đi do cơn sốt đã giảm nhưng thực tế đó là quan niệm sai lầm vởi đây mới chính là giai đoạn nguy hiểm nhất của bệnh. Trong giai đoạn này, người bệnh có thể xuất hiện các dấu hiệu nặng của bệnh và cần đến gặp bác sĩ:

  • Xuất huyết niêm mạc dẫn đến chảy máu cam, sốt xuất huyết chảy máu chân răng, đi tiểu ra máu hoặc kinh nguyệt kéo dài, ra máu âm đạo.
  • Xuất huyết nội tạng với các triệu chứng như nôn mửa nhiều, nôn ra máu, đau tức vùng gan hoặc vùng thượng vị, đi tiêu phân đen, vật vã, tay chân lạnh... nặng hơn có thể xuất huyết não và có thể dẫn đến tử vong.
  • Thoát huyết tương ra khỏi lòng mạch do tăng tính thấm thành mạch dẫn đến cô đặc máu, tràn dịch màng phổi, màng bụng và có thể dẫn đến sốc, gây hạ huyết áp, trụy tim mạch.

Sốt xuất huyết chảy máu chân răng có nguy hiểm không?

Trên thực tế, bệnh được gọi là sốt xuất huyết bởi triệu chứng đặc trưng nhất là sốt và xuất huyết. Sau khi sốt, virus sẽ gây tổn thương đến mạch máu và mạch bạch huyết. Từ đó dẫn đến tình trạng xuất huyết dưới da, với những vết bầm tím hoặc giống như phát ban da. 

Trong đó, có đến 1/3 số trường hợp bị sốt xuất huyết bị xuất huyết nặng hơn với các triệu chứng như chảy máu cam, sốt xuất huyết chảy máu chân răng. Nguyên nhân là do sự tác động của virus làm giảm tiểu cầu và rối loạn chức năng tiểu cầu, khiến các mao mạch trở nên mỏng hơn, dễ vỡ nứt gây xuất huyết. Không chỉ vậy, người bị sốt xuất huyết cũng có thể bị rối loạn đông máu dẫn đến hình thành các cục máu đông trong mạch máu và suy đa tạng.

Mặc dù sốt xuất huyết chảy máu chân răng không phải là vấn đề nghiêm trọng, nhưng người bệnh cũng cần phải tới cơ sở y tế để được chăm sóc và theo dõi thêm. Bởi đây là dấu hiệu cho thấy bệnh đang tiến triển nặng có thể dẫn đến các biến chứng nặng và nguy hiểm, có thể dẫn đến tử vong. Thời gian bệnh kéo dài từ 7 - 10 ngày và có thể có những biến chứng khác như chảy máu tiêu hóa, phân đen và đi tiểu ra máu.

Sốt xuất huyết chảy máu chân răng có nguy hiểm không? 2
Chảy máu chân răng là một dấu hiệu nặng của sốt xuất huyết

Cách điều trị sốt xuất huyết chảy máu chân răng

Hiện tại, không có thuốc điều trị đặc hiệu cho sốt xuất huyết chảy máu chân răng. Tuy nhiên, các biện pháp điều trị bao gồm:

Điều trị các triệu chứng

Để giảm đau và sốt, bạn có thể sử dụng thuốc giảm đau như paracetamol hoặc ibuprofen. Ngoài ra, hạn chế tác động đến các vết chảy máu bằng cách tránh thực hiện các hoạt động mạnh, nặng và nghỉ ngơi nhiều hơn.

Điều trị nội khoa

Trong một số trường hợp, các bệnh viện có thể cần phải tiêm dịch và điều trị tại khoa nội trú để duy trì lượng dịch trong cơ thể và kiểm soát các triệu chứng.

Hỗ trợ điều trị

Các biện pháp hỗ trợ như truyền máu, đóng gói tế bào và điều trị bằng plasma có thể được sử dụng để hỗ trợ điều trị cho bệnh nhân sốt xuất huyết chảy máu chân răng.

Phòng ngừa xuất huyết nghiêm trọng trong sốt xuất huyết

Sốt xuất huyết chảy máu chân răng chỉ là một trong những triệu chứng bệnh sốt xuất huyết. Tuy nhiên, khi xuất huyết nghiêm trọng hơn, người bệnh có thể đối mặt với những biến chứng nguy hiểm đến tính mạng. Vì vậy, để đề phòng chảy máu thứ phát, người bệnh cần lưu ý những điều sau đây:

  • Nghỉ ngơi trên giường và tránh các hoạt động mạnh có thể gây chấn thương và chảy máu.
  • Hạn chế đánh răng mạnh hoặc ăn các loại thức ăn cứng có thể làm tổn thương và chảy máu.
  • Khi chảy máu xảy ra, cần sử dụng tay tạo áp lực đến điểm chảy máu để cầm máu trong vài phút. Tình trạng này sẽ được cải thiện.
  • Nếu tình trạng xuất huyết nặng không thể kiểm soát, người bệnh cần đến cơ sở y tế để được can thiệp cầm máu tốt hơn.
Sốt xuất huyết chảy máu chân răng có nguy hiểm không? 3
Sử dụng bàn chải mềm và đánh răng nhẹ nhàng

Mặc dù dấu hiệu sốt và mệt mỏi đã được cải thiện bởi bác sĩ đánh giá, người bệnh không nên chủ quan với bệnh sốt xuất huyết chảy máu chân răng. Đây là giai đoạn nguy hiểm nhất của bệnh, và việc đến khám và điều trị kịp thời là rất quan trọng để ngăn ngừa các biến chứng nguy hiểm đến tính mạng.

Hy vọng rằng bài viết này đã cung cấp cho bạn những thông tin hữu ích về sốt xuất huyết chảy máu chân răng, cách phòng chống và điều trị. Chúc bạn luôn khỏe mạnh và tránh xa các căn bệnh nguy hiểm!

Xem thêm: 

Nhật Lệ

Nguồn tham khảo: Tổng hợp

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Dược sĩ Đại họcNguyễn Thanh Hải

Đã kiểm duyệt nội dung

Tốt nghiệp Đại học Dược Hà Nội, với hơn 10 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện là giảng viên giảng dạy các môn Dược lý, Dược lâm sàng,...

Xem thêm thông tin