Dược sĩ Đại học có nhiều năm kinh nghiệm trong việc tư vấn Dược phẩm và hỗ trợ giải đáp thắc mắc về Bệnh học. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Stress gây chậm kinh bao lâu có lẽ là vấn đề được rất nhiều chị em quan tâm. Trên thực tế, khi bạn rơi vào trạng thái căng thẳng sẽ ảnh hưởng đến chu kỳ kinh nguyệt ở nhiều mức độ khác nhau. Làm sao để cải thiện stress hiệu quả cũng như bảo vệ hệ sinh sản luôn được khỏe mạnh?
Trong cuộc sống hiện đại, stress đang có xu hướng ngày càng tăng và nữ giới là đối tượng dễ mắc phải hơn nam giới. Hậu quả của bị stress thời gian dài ở nữ giới có thể gây ảnh hưởng đến hệ thống sinh sản. Nhiều người cho biết họ còn gặp phải tình trạng chậm trễ kinh nguyệt trong thời gian gặp stress.
Căng thẳng (hay stress) là khái niệm đề cập đến tình trạng tiêu cực hoặc có thể tích cực (trong một số trường hợp) có ảnh hưởng đến sức khỏe tinh thần và thể chất của người gặp phải.
Nếu là stress tích cực thì đó chính là động lực giúp một người tăng hiệu suất làm việc, vận động để đạt được kết quả, mục tiêu tốt hơn. Ngược lại, nếu stress tiêu cực mức độ nặng, kéo dài (ví dụ như đối mặt với những yêu cầu, thời hạn hoàn thành trong công việc/việc học hoặc gặp phải sự ra đi bất ngờ của một người thân yêu thương…) thì sẽ dẫn đến những mối đe dọa tiềm ảnh ảnh hưởng đến thể xác lẫn tinh thần.
Trường hợp một người bị stress mãn tính thì họ có thể cảm thấy bản thân không thể xử lý các công việc hàng ngày, không thể hoàn thành tốt việc hoặc thậm chí có thể không kiểm soát được hướng đi của cuộc sống, khi đó rất dễ rơi vào trạng thái tâm trạng thất thường, dễ cáu giận, lo lắng thấp thỏm, trầm cảm,...
Đáng nói là trong cuộc sống hiện đại ngày nay, stress đang có chiều hướng gia tăng và nữ giới là đối tượng dễ mắc phải hơn nam giới. Hậu quả của bị stress thời gian dài ở nữ giới có thể gây ảnh hưởng đến hệ thống sinh sản. Nhiều người cho biết họ còn gặp phải tình trạng chậm trễ kinh nguyệt trong thời gian gặp stress.
Stress khiến chị em bị trễ kinh là hoàn toàn có thể xảy ra. Trên thực tế, stress gây rối loạn kinh nguyệt xảy ra khá nhiều. Lý do là vì trong thời gian bị stress, tuyến thượng thận sẽ tăng tiết ra hormone có tên là cortisol. Loại hormone này ảnh hưởng trực tiếp tới quá trình sản sinh các nội tiết tố nữ là estrogen và progesterone.
Mặt khác, khi cortisol nhiều hơn mức bình thường nó còn ảnh hưởng sự chuyển hóa của insulin, khiến đường huyết tăng lên, làm gián đoạn quá trình rụng trứng. Tất cả điều này là nguyên nhân khiến nữ giới bị rối loạn kinh nguyệt khi gặp stress.
Trước khi giải đáp thắc mắc stress gây chậm kinh bao lâu, chúng ta cùng tìm hiểu đôi chút về mối quan hệ sinh học giữa stress và hệ thống sinh sản.
Khi phụ nữ bị stress, tình trạng này sẽ kích hoạt con đường nội tiết tố trong cơ thể, gọi là trục hạ đồi-tuyến yên-thượng thận (hypothalamic-pituitary-adrenal, HPA). Trục HPA kích hoạt có liên quan đến việc nồng độ cortisol và hormone giải phóng corticotropin (CRH) tăng lên.
Vai trò của trục HPA, cortisol và CRH trong cơ thể phụ nữ là giúp kiểm soát phản ứng căng thẳng. Một khi CRH và cortisol phóng thích có thể cản trở hormone sinh sản hoạt động bình thường, gây hiện tượng trứng rụng bất thường, thậm chí không rụng trứng hoặc vô kinh. Chưa kể, nồng độ CRH bất thường trong mô sinh sản còn có liên quan đến kết cục thai xấu, điển hình là sinh non…
Như vậy, những tác động của stress đối với chu kỳ kinh nguyệt nói riêng, hệ thống sinh sản nói riêng là quá rõ ràng. Vậy stress gây chậm kinh bao lâu?
Thực tế cho thấy, chậm kinh trong bao lâu sẽ tùy thuộc vào cơ địa cũng như mức độ stress của từng cá nhân. Ở mức độ nhẹ, diễn ra trong thời gian ngắn, stress gây chậm kinh trong bao lâu thì câu trả lời là có thể vài ngày đến một tuần. Tuy nhiên, nếu chị em bị stress nặng, kéo dài thì chậm kinh có thể xảy ra vài tháng, thậm chí vô kinh nếu cơ thể chìm trong lo âu, mệt mỏi, trầm cảm,...
Ngoài ra, chị em cần chú ý trong trường hợp trễ kinh vài ngày đến một tuần, bên cạnh khả năng do stress gây ra thì còn có khả năng chị em có thể đã mang thai, do tác dụng phụ của thuốc hoặc do bệnh lý phụ khoa nào đó. Để xác định nguyên nhân, tốt nhất nên sớm thăm khám bác sĩ chuyên khoa để được chẩn đoán và có hướng xử lý cụ thể dựa trên nguyên nhân.
Stress trong cuộc sống khá phổ biến vì áp lực là động lực của phát triển. Tuy nhiên, biết cách kiểm soát và ngăn ngừa stress sẽ giúp bạn có một sức khỏe và tinh thần thoải mái, vui vẻ hơn. Dưới đây là một số cách giúp bạn có thể cải thiện và kiểm soát stress một cách hiệu quả:
Khi bạn gặp khó khăn, trở ngại trong cuộc sống, hãy chia sẻ cùng người thân, bạn bè. Thay vì dồn nén cảm xúc tiêu cực, tự giày vò mình, bạn hãy trải lòng để có sự sẻ chia và cho bạn những góp ý chân thành, những lời khuyên bổ ích. Được lắng nghe, được chia sẻ sẽ giúp nỗi lo lắng, căng thẳng trong bạn vơi đi, khi đó bạn sẽ cảm thấy tinh thần nhẹ nhõm hơn rất nhiều. Từ đó, bạn sẽ nhìn vấn đề theo chiều hướng khác, tích cực hơn và sẽ có cách giải quyết tối ưu. Bên cạnh đó, bạn nên tham khảo các cách giải tỏa stress để có thể giữ tinh thần thoải mái nhất và hạn chế rơi vào căng thẳng quá mức.
Tập thể dục giúp cải thiện stress rất hiệu quả. Đó là vì khi bạn tập luyện, cơ thể sẽ sản sinh ra endorphin có tác dụng giúp bạn thư giãn, thoải mái hơn cũng như giúp giảm hormone stress là cortisol và adrenaline. Nghiên cứu còn chứng minh, tập thể dục giúp chị em phụ nữ kinh nguyệt điều hòa, cải thiện chứng đau bụng kinh.
Dinh dưỡng lành mạnh, sinh hoạt khoa học là những yếu tố giúp cơ thể và tinh thần luôn khỏe mạnh, ngăn ngừa stress rất hiệu quả. Việc tăng cường rau xanh (nhất là rau màu xanh đậm, trái cây,...) rất tốt cho cơ thể tăng sức đề kháng, hệ miễn dịch. Bên cạnh đó, nên hạn chế hoặc kiêng các loại thực phẩm nhiều gia vị, thực phẩm chứa chất kích thích vì chúng không tốt cho hệ thần kinh lẫn sức khỏe tổng thể.
Giấc ngủ rất quan trọng đối với sức khỏe và tinh thần. Giấc ngủ chất lượng giúp bạn tràn đầy năng lượng để bắt đầu ngày mới, làm việc/học tập đạt kết quả tốt nhất.
Như vậy, bài viết trên đây đã giúp chị em hiểu hơn về mối quan hệ sinh học giữa stress và hệ thống sinh sản. Hay nói cách khác là stress có ảnh hưởng đến kinh nguyệt ra sao, bị stress gây chậm kinh bao lâu thì hết. Quản lý, ngăn ngừa stress không khó, tuy nhiên nó đòi hỏi bạn phải biết cách tiếp cận toàn diện để giúp bản thân có thể đối diện với căng thẳng (nếu có) một cách linh hoạt và hiệu quả nhất.
Dược sĩ Đại họcNguyễn Mỹ Huyền
Dược sĩ Đại học có nhiều năm kinh nghiệm trong việc tư vấn Dược phẩm và hỗ trợ giải đáp thắc mắc về Bệnh học. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.