Từng làm ở Viện ISDS, nhiều năm cộng tác với CDC Thái Nguyên triển khai dự án phòng chống HIV/AIDS, 2 năm cộng tác với WHO.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Khế là một loại quả không chỉ được dùng để ăn trực tiếp, mà còn có thể chế biến thành nhiều món hấp dẫn như nấu canh chua, salad, ăn kèm với các món cuốn,... Vậy ăn khế có tác dụng gì cho sức khỏe không?
Khế là loại quả được trồng nhiều ở Việt Nam. Đây là một loại trái cây có thể tìm thấy ở vùng nông thôn. Chúng thường được trồng hoặc mọc hoang. Khế không phải là loại trái cây mắc tiền nhưng mang đến nhiều lợi ích tốt cho cơ thể. Vậy ăn khế có tác dụng gì mà nhiều chuyên gia dinh dưỡngluôn khuyến khích chúng ta ăn?
Khế có tên khoa học là Star fruit. Đây là loại quả có vị chua ngọt và khi cắt ra chúng có hình ngôi sao năm cánh rất đặc trưng.Cả phần vỏ ngoài hay phần thịt bên trong quả khế đều có thể ăn được. Quả khế có màu vàng hoặc màu xanh, mùi vị ngọt hoặc chua tùy vào từng chủng loại.
Trong quả khế giàu chất xơ và Vitamin C. Bên cạnh đó, quả khế còn có chứa Vitamin B5, Folate, đồng, Kali, Magie. Khế là loại trái cây ít calo và giàu nước. Trong khế có chứa các hợp chất thực vật như Quercetin, axit gallic, epicatechin. Các hợp chất này giữ nhiệm vụ chống oxy hóa mạnh và kìm hãm lượng cholesterol xấu trong cơ thể.
Trước khi tìm hiểu việc ăn khế có tác dụng gì với sức khỏe một cách cụ thể, ta cần biết cách ăn khế đúng cách:
Bất kỳ loại trái cây nào cũng cần ăn với lượng vừa phải. Nếu ăn khế quá nhiều sẽ có thể gây tổn thương thận, nhiễm độc. Trong trường hợp nặng hơn có thể ảnh hưởng đến các vấn đề về thần kinh như lú lẫn, co giật thậm chí tử vong. Với những ai đang sử dụng thuốc điều trị bệnh, họ cần tham khảo ý kiến bác sĩ để tránh gây tương tác thuốc.
Một số công dụng của quả khế đối với sức khỏe:
Khế là loại quả giàu chất xơ tốt cho hệ tiêu hoá. Vậy nên bổ sung khế sẽ giúp nhu động ruột hoạt động tốt, phòng ngừa chứng khó tiêu. Bên cạnh đó, khế còn hỗ trợ sự phát triển các lợi khuẩn trong ruột già và ngăn ngừa bệnh đường ruột do nhiễm khuẩn.
Ăn khế ngọt có tác dụng gì? Hỗ trợ giảm cân là lợi ích được nhiều chuyên gia dinh dưỡng chứng nhận. Quả khế giàu Vitamin và khoáng chất nhưng ít calo nên có thể đưa vào thực đơn ăn uống hằng ngày. Khế cung cấp nhiều nước giúp cơ thể no lâu, hạn chế cảm giác thèm ăn. Bên cạnh đó vị ngọt thanh tao trong khế ngọt giúp làm dịu cơn đói nhanh chóng.
Quả khế rất giàu Kali - Hợp chất giúp duy trì sức khỏe tim mạch tốt. Bên cạnh đó, ăn khế còn giúp điều hòa huyết áp. Việc kết hợp khế với các món ăn hằng ngày là cách tốt để bảo vệ tim mạch.
Ăn khế có tác dụng gì? Nhiều chuyên gia dinh dưỡng nhận định rằng khế là nguồn bổ sung Vitamin A tốt cho thị lực. Ăn chúng thường xuyên sẽ giúp ngăn ngừa các vấn đề về mắt như đục thuỷ tinh thể hay thoái hoá điểm vàng.
Những người hay đau mạn tính như đau đầu, đau nửa đầu, đau lưng cần bổ sung khế trong kế hoạch ăn uống. Bởi khế giàu Magie sẽ giúp giảm đau hiệu quả và phòng ngừa chuột rút.
Các chất kháng viêm như Saponin, Flavonoid hay Vitamin C đều có trong quả khế. Ăn khế giúp phòng ngừa bệnh hô hấp, dạ dày rất hiệu quả. Đặc biệt tiêu thụ trái khế còn giúp kháng khuẩn và hỗ trợ điều trị các bệnh nhiễm khuẩn tốt.
Khế là trái cây giàu Vitamin C nên đương nhiên chúng rất tốt cho hệ miễn dịch. Ăn khế giống như một cách bổ sung hợp chất chống oxy hóa để phòng ngừa bệnh hiệu quả. Các vi khuẩn, virus, các gốc tự do, độc tố hay tế bào ung thư đều được kìm hãm tốt khi ăn khế hợp lý.
Nếu những ai đang bị nám da, chàm, mụn trứng cá thì họ nên ăn khế. Chính Vitamin và khoáng chất có trong khế sẽ làm chậm quá trình lão hoá da, hàn gắn tế bào da và các mô bị thương. Từ đó, làn da được mịn màng hơn và cải thiện nếp nhăn hiệu quả.
Ngoài việc ăn trực tiếp các quả khế như trái cây thông thường, bạn có thể biến tấu chúng thành các món ăn lạ miệng:
Trên đây là những chia sẻ xung quanh thắc mắc ăn khế có tác dụng gì. Hy vọng sau khi đọc bài viết bạn có thể hiểu hơn về lợi ích của quả khế chua đem lại cho sức khỏe cũng như biết cách chế biến chúng sao cho ngon miệng.
Bảo Thanh
Nguồn tham khảo: Tổng hợp
Dược sĩ Đại học Nguyễn Tuấn Trịnh
Từng làm ở Viện ISDS, nhiều năm cộng tác với CDC Thái Nguyên triển khai dự án phòng chống HIV/AIDS, 2 năm cộng tác với WHO.