Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu

Sùi mào gà có gây ung thư không?

Ngày 02/11/2023
Kích thước chữ
  • Mặc định

  • Lớn hơn

Sùi mào gà là một loại bệnh da liễu khá phổ biến trên toàn thế giới. Bệnh này thường gây ra những triệu chứng khá phiền phức và không thể tránh khỏi. vậy sùi mào gà có gây ung thư không?

Sùi mào gà là một căn bệnh xã hội, tỷ lệ người mắc phải trong xã hội ngày càng tăng. Hầu hết các tình trạng nhiễm thường không có triệu chứng rõ rệt, vì vậy người bệnh khó nhận thấy và vô tình lây truyền bệnh. Đây là một căn bệnh khá nhạy cảm nên thường người bệnh thường ngại điều trị và để tiến triển nặng gây nhiều hậu quả và khó điều trị. Vậy sùi mào gà có gây ung thư không?

Thông tin cơ bản về sùi mào gà

Sùi mào gà là bệnh lây qua đường tình dục gây ra bởi virus HPV, gây các mô sùi hình bông cải hoặc mào gà hình thành trên các bề mặt da hoặc niêm mạc miệng, bộ phận sinh dục, hậu môn ở cả nam và nữ, kèm đau đớn, khó chịu và ngứa ngáy.

Nguyên nhân gây sùi mào gà

Sùi mào gà là một bệnh da liễu do virus HPV (Human Papillomavirus) gây ra. Có hơn 100 loại virus HPV khác nhau, và một số trong số chúng có thể gây ra sùi mào gà. Virus này thường lây truyền thông qua tiếp xúc da da hoặc qua các bề mặt có chứa virus, như vật dụng cá nhân.

Sùi mào gà có gây ung thư không-1
 Nguyên nhân gây sùi mào gà

Đường lây nhiễm sùi mào gà:

  • Quan hệ tình dục: Là con đường lây nhiễm phổ biến nhất của sùi mào gà, kể cả việc quan hệ tình dục qua đường hậu môn hay bằng đường miệng.
  • Tiếp xúc trực tiếp: Có thể lây truyền khi tiếp xúc trực tiếp với da hoặc niêm mạc ở vùng kín người nhiễm bệnh, ngay cả khi không giao hợp.
  • Sử dụng chung đồ dùng cá nhân: Việc sử dụng chung những vật dụng cá nhân như khăn tắm, quần áo, đồ lót, bàn chải đánh răng, dụng cụ ăn uống,… với người bị nhiễm bệnh cũng là nguy cơ cao gây lây nhiễm sùi mào gà.
  • Lây nhiễm từ người mẹ sang con: Sùi mào gà có thể lây truyền từ người mẹ bị nhiễm sang con trong quá trình sinh nở.

Triệu chứng của sùi mào gà

Ở giai đoạn bắt đầu hình thành, các nốt sùi thường nhỏ, màu da hoặc hơi sẫm. Phần đầu của các nốt có hình dạng giống như chiếc mào gà sờ vào thấy mịn hoặc hơi gồ ghề, cũng có thể xuất hiện dưới dạng mụn cóc hoặc mụn cơm. Sùi mào gà có thể xuất hiện ở bất kỳ vị trí nào trên cơ thể, thường xuất hiện nhiều nhất ở các vùng ẩm ướt như vùng sinh dục, nách, hoặc bàn chân; nốt sùi cũng có thể xuất hiện ở miệng, lưỡi hoặc cổ họng của người có quan hệ tình dục bằng đường miệng với người nhiễm bệnh.

Sùi mào gà có gây ung thư không?-2
Hình ảnh nốt sùi mào gà qua từng giai đoạn

Ngoài ra, theo giới tính sùi mào gà có thể có các triệu chứng khác nhau:

  • Ở nam giới: Thường xuất hiện ở dương vật, bìu, háng, đùi, bên trong hoặc xung quanh hậu môn.Nốt sùi thường có màu da, nâu hoặc hồng ở vùng sinh dục gây cảm giác khó chịu, ngứa ngáy, có khi gây chảy máu sau khi quan hệ tình dục.
  • Ở nữ giới: Các nốt sùi do nhiễm virus HPV có thể xuất hiện bên trong hoặc ngoài âm đạo, hậu môn, cổ tử cung. Gây tiết dịch âm đạo, ngứa ngáy, nóng rát, đau hoặc chảy máu khi quan hệ tình dục…

Hầu hết các trường hợp sùi mào gà giai đoạn đầu đều không biểu hiện triệu chứng rõ ràng hay bị nhầm lẫn với các bệnh khác. Chính vì vậy người bệnh rất khó để phát hiện sớm bệnh sùi mào gà. Hiện nay có rất nhiều cách xét nghiệm sùi mào gà.

Sùi mào gà có gây ung thư không?

Bệnh sùi mào gà không gây nguy hiểm đến tính mạng,Tuy nhiên, bệnh có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng cuộc sống của người bệnh như:

  • Đau đớn, ngứa và chảy máu: Các mụn sùi mào gà có thể gây ra đau, ngứa, hoặc chảy máu khi quan hệ tình dục hoặc đại tiện.
  • Tăng nguy cơ mắc ung thư: Một số chủng HPV như HPV thể 16 và 18 gây nguy cơ cao mắc ung thư cổ tử cung ở nữ và ung thư dương vật ở nam nếu không được điều trị kịp thời.
  • Ảnh hưởng đến sinh sản: Bệnh có thể gây ảnh hưởng đến khả năng sinh sản của nữ giới, nhất là với các đối tượng nữ giới có tổn thương ở cổ tử cung.
  • Ảnh hưởng đến sự tự tin, sức khỏe tâm lý: Bệnh sùi mào gà có thể gây cảm giác bất tiện, mất tự tin và ảnh hưởng đến việc quan hệ tình dục của người bệnh.

Vậy mắc sùi mào gà có gây ung thư không? Câu trả lời cụ thể là không phải tất cả những người nhiễm sùi mào gà gây ung thư, chỉ một số chủng HPV cụ thể gây nguy cơ cao cho việc phát triển ung thư.

Sùi mào gà có gây ung thư không?-3
Sùi mào gà có gây ung thư không?

Cách điều trị sùi mào gà

Hiện nay, y tế phát triển nên có nhiều phương pháp điều trị sùi mào gà:

  • Phương pháp dùng thuốc: Một số thuốc đặc trị sùi mào gà phổ biến như Podophyllotoxin (Podofilox), Imiquimod, Sinecatechins,... Trong đó, phổ biến nhất là podofilox được dùng ngoài da với khả năng gây độc chết tế bào gây hại tại chỗ, khiến chúng ngừng phân chia, khiến mô bị hoại tử và tự tiêu biến.
  • Điều trị bằng liệu pháp đốt điện (Electrocautery): Sử dụng dòng điện để làm nóng và đốt cháy các u sùi, tiêu diệt virus gây bệnh.
  • Phương pháp phẫu thuật: Cắt bỏ các khối/mảng/cụm/nốt sùi mào gà tại chỗ.
Sùi mào gà có gây ung thư không?-4
Tiêm vaccine ngừa virus HPV phòng ung thư cổ tử cung

Cách phòng tránh sùi mào gà

Các cách phòng tránh bị nhiễm virus HPV và phát triển sùi mào gà:

  • Quan hệ tình dục an toàn: Dùng bao cao su khi quan hệ tình dục để tránh tiếp xúc.
  • Tránh tiếp xúc với những người có triệu chứng sùi mào gà hoặc đã được chẩn đoán mắc bệnh.
  • Tránh chia sẻ vật dụng cá nhân như bàn chải, khăn tắm, hoặc đồ cá nhân khác với người khác.
  • Việc quan trọng nhất là thực hiện kiểm tra sàng lọc và tiêm vắc xin HPV để ngăn ngừa nguy cơ mắc ung thư từ virus này. Điều này rất quan trọng cho phụ nữ để ngăn ngừa ung thư cổ tử cung và người có yếu tố nguy cơ cao.
  • Thường xuyên kiểm tra sức khỏe định kỳ để phát hiện sớm và chữa trị.

Vậy sùi mào gà có gây ung thư không? Bệnh sùi mào gà tuy không phải lúc nào cũng gây ung thư và không quá nguy hiểm nhưng chúng ta phải biết bảo vệ bản thân phòng, tránh mắc bệnh và lây lan bệnh cho mọi người, kiểm tra sức khỏe thường xuyên để kịp thời phát hiện và điều trị.

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm