Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu
  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Phòng bệnh & Sống khoẻ

Sụt cân do điều trị ung thư

Ngày 23/05/2022
Kích thước chữ

Mất cảm giác ngon miệng trong ung thư thường là cảm giác tạm thời trong một thời gian ngắn. Tuy nhiên giảm cảm giác thèm ăn có thể dẫn đến sụt cân, suy dinh dưỡng và các vấn đề sức khỏe khác gây ảnh hưởng đến quá trình điều trị của bệnh nhân ung thư.

Mất cảm giác ngon miệng hoặc không cảm thấy đói là một tác dụng phụ phổ biến của ung thư và các phương pháp điều trị ung thư. Mất cảm giác ngon miệng trong ung thư thường liên quan đến nguyên nhân do buồn nôn và nôn do hóa trị liệu và các phương pháp điều trị ung thư khác. Hay do một số loại thuốc có thể làm thay đổi hương vị hoặc mùi của thức ăn khiến bệnh nhân thấy chán ăn. Giảm cảm giác thèm ăn cũng có thể là do mệt mỏi, ít năng lượng, sốt hoặc chỉ là do cảm thấy không được khỏe.

Nếu bệnh nhân không thể ăn uống đầy đủ thể trạng yếu, các bác sĩ có thể chỉ định cung cấp dinh dưỡng qua đường tĩnh mạch hoặc ống thông dạ dày. Ngoài ra, trong một số trường hợp, các bác sĩ có thể kê đơn thuốc để giúp bệnh nhân tăng cảm giác ngon miệng. 

Lời khuyên của các chuyên gia dinh dưỡng dưới đây có thể giúp đỡ gia đình có người thân đang điều trị ung thư chán ăn, sụt cân tìm lại cảm giác thèm ăn hoặc giúp bệnh nhân ăn ngon miệng hơn.

Nguyên nhân chán ăn ở người bệnh ung thư

Có rất nhiều lý do khiến bệnh nhân mất cảm giác ngon miệng và khó khăn trong việc ăn uống khi bị ung thư. Các nguyên nhân gây mất cảm giác ngon miệng trong ung thư bao gồm:

  • Buồn nôn và nôn.
  • Mệt mỏi hoặc ít năng lượng sau những đợt thực hiện phẫu thuật.
  • Do cảm giác đau.
  • Sốt và nhiễm trùng.
  • Trầm cảm, căng thẳng, hoặc lo lắng.
  • Loét miệng hoặc khô miệng.
  • Thay đổi mùi hoặc hương vị thức ăn.
  • Nuốt khó.
  • Các rối loạn của dạ dày và đường tiêu hóa.
  • Táo bón.
  • Gan hoặc lách lớn.
  • Báng bụng.
  • Các rối loạn nội tiết tố hoặc trao đổi chất.
  • Bản thân ung thư:
    • Nếu khối u nằm ở trong ổ bụng, nó có thể chèn ép lên các cơ quan của đường tiêu hóa và gây đầy bụng.
    • Nếu khối u nằm ở trong não, nó có thể ảnh hưởng đến các tín hiệu thần kinh kiểm soát cơn đói và no.

Ngoài ra, những thói quen ăn uống thường ngày và sinh hoạt cũng có thể bị gián đoạn do thay đổi lịch trình hoặc do trẻ ở bệnh viện điều trị. 

Bệnh nhân ung thư giảm cảm giác thèm ăn dẫn đến sụt cân Bệnh nhân ung thư giảm cảm giác thèm ăn dẫn đến sụt cân

Sụt cân trong ung thư

Mất cảm giác ngon miệng và giảm lượng thức ăn nạp vào cơ thể có thể gây sụt cân ở bệnh nhân điều trị ung thư. Sau hóa trị, phẫu thuật, hoặc bệnh tật bệnh nhân có thể mất nhiều năng lượng dẫn đến sụt cân tạm thời nhưng không mất quá nhiều cân nặng và nhanh phục hồi. Nhưng, khi bệnh nhân sụt cân quá nhiều có thể rất nghiêm trọng và dẫn đến các vấn đề sức khỏe khác.

Gia đình và người chăm sóc nên đánh giá sự sụt cân của trẻ dựa trên các yếu tố như:

  • Mức độ sụt cân.
  • Tốc độ sụt cân.
  • Lượng thức ăn và đồ uống nạp vào cơ thể.
  • Có nôn hay tiêu chảy không.
  • Kết quả xét nghiệm và sinh hóa máu.
  • Suy nhược, mất sức hoặc các vấn đề sinh hoạt hàng ngày.
  • Các yếu tố cảm xúc hoặc hành vi.

Gia đình nên nhận thức được các vấn đề tiềm ẩn có thể xảy ra với chế độ dinh dưỡng kém và sụt cân bao gồm mệt mỏi, suy nhược và tăng nguy cơ té ngã. Trẻ bị sụt cân nhiều và có chế độ dinh dưỡng kém cũng có thể có nguy cơ cao bị loét do tỳ đè (loét áp lực). 

Mất cân bằng dinh dưỡng đôi khi có thể dẫn đến sự lú lẫn, hay quên, thay đổi tâm trạng hoặc hành vi, hoặc các vấn đề về chức năng tim, thận hoặc gan. Theo thời gian, việc thiếu hụt các vitamin và khoáng chất từ chế độ dinh dưỡng kém kéo dài có thể khiến trẻ có nguy cơ cao bị các biến chứng do hóa trị liệu.

Đánh giá tốc độ sụt cân của bệnh nhân ung thư Đánh giá tốc độ sụt cân của bệnh nhân ung thư

Cách giúp phòng ngừa sụt cân trong điều trị ung thư

Chế độ dinh dưỡng phù hợp rất quan trọng để khuyến khích sự hồi phục của cơ thể trong quá trình điều trị, hỗ trợ các hoạt động sinh hoạt hàng ngày và ngăn ngừa các vấn đề sức khỏe. Tùy thuộc vào nhu cầu của từng bệnh nhân, chuyên gia dinh dưỡng có thể đề xuất các chế độ ăn phù hợp. 

Các cách giúp phòng ngừa sụt cân trong ung thư bao gồm:

  • Thay đổi chế độ ăn như chia làm nhiều bữa nhỏ, ăn các thức ăn giàu năng lượng hoặc dinh dưỡng đậm đặc hơn.
  • Bổ sung thực phẩm chức năng.
  • Truyền dinh dưỡng trực tiếp qua ống thông (dinh dưỡng qua đường ruột).
  • Truyền dưỡng chất qua đường tĩnh mạch (dinh dưỡng ngoài đường ruột).
  • Sử dụng thuốc làm tăng cảm giác thèm ăn trong trường hợp đặc biệt như  cyproheptadine (Periactin®), dronabinol (Marinol®, Syndros®), các thuốc steroide.
Bổ sung thực phẩm chức năng hỗ trợ bệnh nhân ung thư Bổ sung thực phẩm chức năng hỗ trợ bệnh nhân ung thư theo chỉ định của bác sĩ

Nên làm gì khi bệnh nhân ung thư bị sụt cân?

Ở một người bệnh mắc ung thư, chế độ dinh dưỡng tốt có thể giúp cơ thể hồi phục, tăng cân. Bởi vì khi nạp quá ít calo, người bệnh không chỉ bị sụt cân mà còn giảm hiệu quả của liệu pháp điều trị đặc hiệu. Một số lời khuyên chung để giúp cải thiện việc ăn uống của bệnh nhân ung thư là:

  • Để ý và lưu lại về thói quen ăn uống của bệnh nhân và trao đổi với đội ngũ chăm sóc y tế để hỗ trợ dinh dưỡng phù hợp với các thói quen của người bệnh.
  • Tăng cường dinh dưỡng trong những khoảng thời gian nghỉ ngơi giữa các chu kỳ hóa trị liệu để bù đắp dinh dưỡng sau các đợt điều trị.
  • Ăn nhiều bữa nhỏ và đồ ăn nhẹ trong suốt cả ngày. Cố gắng 3 bữa chính và 3 bữa phụ.
  • Tạo không gian để bệnh nhân ăn vặt dễ dàng hơn.
  • Lựa chọn thức ăn dễ ăn như sữa, sinh tố, cháo đặc, pasta (mì Ý) và thịt nạc.
  • Thêm calo vào thực phẩm bằng cách sử dụng bơ, dầu, bột protein, sữa bột, kem hoặc bơ đậu phộng.
  • Tăng cường hoạt động thể chất để tăng cảm giác thèm ăn và giúp hệ tiêu hóa hoạt động năng suất hơn.
  • Giữ một thói quen ngủ đúng giờ, đủ giấc.
  • Tạo không khí vui vẻ trong giờ ăn, ăn uống với bạn bè và gia đình, ăn bên ngoài, thử một địa điểm mới hoặc trang trí thức ăn.
  • Không tạo áp lực trong bữa ăn cho bệnh nhân như hù dọa, ép buộc
  • Tìm những cách khác nhau để giúp bệnh nhân thích ăn bằng cách: Cùng tìm các công thức nấu ăn, lên kế hoạch cho bữa ăn, mua sắm, nấu ăn hoặc cùng gói túi đồ ăn nhẹ.

 

Ly Nguyễn

Nguồn tham khảo: Yhoccongdong.com

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Dược sĩ Đại học Nguyễn Tuấn Trịnh

Đã kiểm duyệt nội dung

Từng làm ở Viện ISDS, nhiều năm cộng tác với CDC Thái Nguyên triển khai dự án phòng chống HIV/AIDS, 2 năm cộng tác với WHO.

Xem thêm thông tin