Từng làm ở Viện ISDS, nhiều năm cộng tác với CDC Thái Nguyên triển khai dự án phòng chống HIV/AIDS, 2 năm cộng tác với WHO.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Có rất nhiều người “khoái” món tiết canh vịt. Nhưng ăn tiết canh vịt có ảnh hưởng gì đến sức khỏe không? Tác hại của ăn tiết canh vịt nào mà bạn chưa biết? Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn có cái nhìn tổng quan có nên ăn tiết canh vịt hay không.
Nhiều người cho rằng ăn bánh tiết canh mát, bổ dưỡng và ít người trong số đó đã phải trả giá bằng chính mạng sống. Tiết canh chứa nhiều loại vi khuẩn có hại cho con người. Mặc dù đã được cảnh báo rất nhiều về vấn nạn này nhưng người dân vẫn thờ ơ. Hãy cùng tìm hiểu thêm về tác hại của món ăn này trong bài viết dưới đây.
Tiết canh là món ăn được chế biến chủ yếu từ máu sống của các loại gia súc, gia cầm, chủ yếu là tiết của vịt, ngan, ngỗng, lợn, bò,... Món tiết canh đã có từ rất lâu đời trong ẩm thực Việt Nam và có nhiều người ưa thích. Theo quan điểm của một số người, tiết canh là món ăn cung cấp nhiều giá trị dinh dưỡng và có tác dụng chữa nhiều bệnh. Tuy nhiên, đây là những quan điểm hoàn toàn sai lầm. Tiết canh không có tác dụng chữa bệnh mà ngược lại còn mang đến nhiều bệnh tật cho con người. Bộ Y tế luôn khuyến cáo không nên ăn tiết canh vì nó có thể gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe con người.
Ăn tiết canh vịt, dê, ngan, ngỗng,… đều không tốt. Bởi trong máu của tất cả các loài gia súc, gia cầm chưa nấu chín đều tiềm ẩn nhiều mầm bệnh nguy hiểm như tiêu chảy, tả, lỵ, giun sán, viêm cầu khuẩn,...
Ăn tiết canh vịt, ngan, dê, ngỗng,… có nguy cơ mắc các dịch bệnh như cúm A/H5N1, A/H6N1. Nếu ăn phải tiết của động vật đang mắc bệnh thì người ăn có thể mắc giun sán, liên cầu lợn, bệnh đường tiêu hóa, bệnh viêm não mô cầu, trường hợp nặng có thể tử vong. Đặc biệt là khi cắt tiết, chế biến thức ăn không đảm bảo vệ sinh dễ dẫn đến vi khuẩn trên da, lông động vật dễ dàng xâm nhập vào máu.
Tiết canh nói chung và tiết canh vịt nói riêng đều là máu sống, tiềm ẩn nhiều mầm bệnh nguy hiểm có thể bị nhiễm vi khuẩn tụ cầu. Trong quá trình giết mổ, máu của động vật rất dễ bị nhiễm tụ cầu. Trong 4 đến 5 giờ sau khi nhiễm tụ, loại tụ cầu này sinh ra độc tố cho đường ruột. Khi xâm nhập vào niêm mạc dạ dày đặc biệt là vào ruột và máu sẽ ảnh hưởng xấu đến hệ thần kinh tự chủ, tăng co bóp dạ dày và ruột gây ra các triệu chứng ngộ độc, nôn mửa, tiêu chảy,... Nếu nặng bệnh nhân sẽ bị tiêu chảy dẫn đến mất nước, trụy tim mạch.
Nhiễm trùng liên cầu cũng là một nguyên nhân phổ biến gây nhiễm khuẩn do ăn tiết canh vịt. Thực tế, tiết canh vịt không có khuẩn liên cầu lợn nhưng để món ăn hấp dẫn nhiều người thêm phần sụn họng băm nhỏ vào tiết canh vịt, mà phần sụn họng có nhiều liên cầu khuẩn gây bệnh. Bệnh nhân bị nhiễm trùng do liên cầu lợn xâm nhập vào máu. Chúng sẽ sinh sôi nhanh chóng, bài tiết nhiều chất độc một lúc. Khi bị nhiễm trùng huyết sẽ xuất hiện các triệu chứng như sốt cao, nhức đầu, ù tai, chảy máu nhiều dạng,… Trong trường hợp xấu nhất, bệnh nhân nhiễm độc cao, tụt huyết áp, nhịp tim nhanh, trụy tim, suy hô hấp. Người bệnh có thể tử vong nếu không được nhận biết để điều trị kịp thời.
Các biểu hiện nhiễm nang sán rất đa dạng tuỳ vào vị trí nang sán cư ngụ. Ấu trùng có thể di chuyển đến mọi cơ quan trong cơ thể nhưng thường tập trung ở cơ, mắt và não. Biểu hiện nhiễm sán trong não có thể kheisen nhiều người nhầm lẫn với bệnh rối loạn thần kinh. Do người bệnh thường xuyên đau đầu, chóng mặt, buồn nôn, suy giảm trí nhớ, tê chân tay, rối loạn cảm giác, tăng áp lực nội sọ,... Điều trị sán não không kịp thời có thể dẫn đến tử vong rất cao hoặc để lại di chứng về sau.
Trước nguy cơ nhiễm trùng cực kỳ nguy hiểm từ tiết canh, những nhóm người sau đây tuyệt đối không được ăn tiết canh:
Sai lầm khi cho rằng tiết canh chống lão hoá: Nhiều người tin rằng tiết canh chứa nhiều phospholipid, làm tăng lượng acetylcholine, giúp các tế bào da liên kết chặt chẽ với nhau và cải thiện độ đàn hồi của da. Từ đó giúp cải thiện đàn hồi da và ngăn ngừa lão hoá.
Sai lầm khi cho rằng tiết canh nâng cao đề kháng: Nhiều người cho rằng tiết canh chứa nhiều sắt dễ hấp thụ vào cơ thể. Ăn nhiều tiết canh sẽ thúc đẩy tăng trưởng và phát triển ở trẻ nhỏ và phụ nữ mang thai hoặc cho con bú.
Sai lầm khi cho rằng tiết canh chống ung thư: Một số người cho rằng tiết canh có chứa các nguyên tố vi lượng có thể phòng ngừa bệnh ung thư. Nhưng điều này hoàn toàn chưa có thực nghiệm khoa học nào chứng minh.
Sai lầm khi cho rằng tiết canh giải độc kim loại: Có người cho rằng chất đạm trong tiết canh, sau quá trình phân giải của axit dạ dày sẽ sản sinh ra chất khử trùng đường ruột. Nhưng điều này là hoàn toàn không có kiểm chứng cụ thể.
Sai lầm khi cho rằng tiết canh hỗ trợ giảm béo: Đối với một số người đang giảm cân, chỉ cần tìm kiếm thông tin trên mạng nói tiết canh là món ăn giảm béo rất tốt là đủ để họ bỏ qua những nguy cơ sức khỏe khác để ăn món này.
Sai lầm khi cho rằng tiết canh bổ máu: Nhiều người cho rằng ăn gì bổ đó nên ăn nhiều tiết canh giúp bổ máu hay bổ sung các chất cần thiết cho máu. Và tiết canh chứa vitamin K thúc đẩy máu đông do có tác dụng cầm máu. Điều này chưa được khoa học chứng minh.
Vậy là bạn đã có câu trả lời cho câu hỏi ăn tiết canh vịt có tốt cho sức khỏe không. Thực tế có nhiều tác hại của ăn tiết canh vịt mà bạn không thể lường hết. Thực phẩm nào khi đưa vào cơ thể cũng đều có ảnh hưởng đến sức khỏe. Với những thông tin ở trên có thể thấy tiết canh không hề có lợi cho sức khỏe mà còn tiềm ẩn nhiều mầm bệnh, thậm chí gây tử vong với người ăn. Vì vậy, không nên ăn tiết canh theo khuyến nghị của Bộ Y tế.
Cao Hiếu
Nguồn tham khảo: Tổng hợp
Dược sĩ Đại học Nguyễn Tuấn Trịnh
Từng làm ở Viện ISDS, nhiều năm cộng tác với CDC Thái Nguyên triển khai dự án phòng chống HIV/AIDS, 2 năm cộng tác với WHO.