Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu
  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Phòng bệnh & Sống khoẻ

Tại sao bạn bị đau buốt bụng dưới?

Ngày 29/11/2023
Kích thước chữ

Cơn đau buốt bụng dưới xuất hiện đột ngột và dữ dội gây nên những nỗi lo lắng và gây ảnh hưởng đến sinh hoạt hàng ngày của người bệnh. Điều gì thực sự gây ra những cơn đau buốt nhức này và làm thế nào để giảm nhẹ cơn đau?

Nếu bạn cảm thấy đau buốt bụng dưới bạn cần chú ý theo dõi và tốt nhất là đến bệnh viện để được kiểm tra. Tại sao bạn bị đau buốt ở vùng bụng dưới? Hãy cùng tìm hiểu những nguyên nhân có thể gây ra cơn đau này trong nội dung bài viết dưới đây nhé!

Tìm hiểu tình trạng đau buốt bụng dưới

Đối với phái nữ, khu vực bụng dưới đóng vai trò quan trọng trong cơ thể, đặc biệt là với chức năng sinh sản. Đây là vùng có nhiều cơ quan liên quan chặt chẽ đến quá trình hoạt động cơ bản của con người như hệ tiêu hóa và đường tiết niệu,...

tai-sao-ban-bi-dau-buot-bung-duoi 1.jpg
Khu vực bụng dưới đóng vai trò quan trọng đặc biệt là với chức năng sinh sản

Cơn đau buốt bụng dưới thường xuất hiện như những cơn đau co thắt quanh vùng này. Cơn đau có thể kéo dài âm ỉ hoặc xuất hiện dưới dạng cơn đột ngột xuất hiện. Triệu chứng cơn đau này sẽ thay đổi tùy theo nguyên nhân gây ra và đôi khi được diễn tả qua những tình trạng đặc trưng hoặc tư thế giảm đau khác nhau.

Tại sao bạn bị đau buốt bụng dưới?

Có nhiều nguyên nhân gây ra cơn đau buốt ở vùng bụng dưới của phụ nữ, nhưng việc nhận biết và phân loại chúng là cực kỳ quan trọng để đưa ra phương pháp điều trị phù hợp.

Viêm ruột thừa

Nếu bạn cảm nhận cơn đau nhức ở bên phải phần bụng dưới, kéo dài và thường kèm theo triệu chứng buồn nôn, sốt, thậm chí tiêu chảy, có thể bạn đang gặp phải tình trạng viêm ruột thừa.

Ruột thừa là bộ phận không có chức năng gì đặc biệt cho cơ thể, do đó việc loại bỏ nó thông qua thực hiện phẫu thuật nên được thực hiện. Nếu không chăm sóc kịp thời, viêm ruột thừa có thể gây nứt hoặc nhiễm trùng nội tạng, gây nguy hiểm đến tính mạng.

Rụng trứng

Khi đến thời kỳ rụng trứng (thường xảy ra vào giữa chu kỳ kinh nguyệt), cơn đau bụng xuất hiện là một hiện tượng bình thường và phổ biến ở nhiều phụ nữ. Trong quá trình rụng trứng, buồng trứng thường chỉ thả 1 trứng, đôi khi kèm theo xuất huyết nhẹ. Những chất này thường kích thích niêm mạc tử cung và gây ra cảm giác đau ở bụng dưới. Cơn đau thường biến mất sau quá trình rụng trứng.

Hội chứng tiền kinh nguyệt

Sự biến đổi của hormone trước chu kỳ kinh nguyệt thường gây ra cơn đau buốt ở vùng bụng dưới. Điều này thường đồng thời gây ra các vấn đề khác như mụn trứng cá, đau đầu, và thay đổi tâm trạng. Để giảm nhẹ các triệu chứng này, việc tập luyện đều đặn, duy trì chế độ sống lành mạnh, và bổ sung dưỡng chất đầy đủ rất quan trọng cho các bạn nữ trước chu kỳ kinh nguyệt.

tai-sao-ban-bi-dau-buot-bung-duoi 2.jpg
Sự biến đổi của hormone trước chu kỳ kinh nguyệt gây đau buốt bụng dưới

Có thai ngoài tử cung

Nếu cơn đau vùng bụng kéo dài và kèm theo trễ kinh, có thể bạn đang mang thai ngoài tử cung. Tình trạng này xảy ra khi phôi thai phát triển bên ngoài tử cung. Nếu bạn gặp các triệu chứng như đau ở vùng chậu, trễ kinh, ra máu âm đạo không bình thường (máu ít, màu nâu, chu kỳ kinh không đều), buồn nôn, hoặc chóng mặt, việc đi khám ngay lập tức rất quan trọng vì có thể gây nguy hiểm đến sức khỏe của bạn.

U nang buồng trứng

Sự phát triển không đều của hormone và tế bào trong buồng trứng có thể dẫn đến hình thành u nang buồng trứng. Nếu bạn cảm nhận đau ở vùng bụng dưới ở bên trái hoặc phải liên tục, sụt cân, không nên chủ quan mà cần đi khám ngay để có phương pháp xử lý kịp thời.

U xơ tử cung

U xơ thường xuất hiện ở phụ nữ từ 30-40 tuổi và thường không phải là u ác tính. Những u xơ này phát triển trong thành tử cung có thể gây đau ở vùng bụng dưới, đau lưng, rối loạn kinh nguyệt. Nếu những u xơ này ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe, ví dụ như gây ra kinh nguyệt rong kinh kéo dài và thiếu máu, thì phẫu thuật loại bỏ u có thể là phương án xử lý.

Nhiễm trùng đường tiết niệu

Sự xâm nhập của vi khuẩn vào đường tiết niệu có thể gây nên nhiễm trùng. Nếu không được điều trị kịp thời, nó có thể dẫn đến các biến chứng nghiêm trọng như viêm thận hoặc nhiễm khuẩn huyết. Để phát hiện sớm, hãy chú ý đến những dấu hiệu như đau ở phần bụng dưới, cảm giác đau khi đi tiểu hoặc tiểu rắt.

Lạc nội mạc tử cung

Lạc nội mạc tử cung là hiện tượng mô nội mạc tử cung mọc và phát triển bên ngoài tử cung ở một số trường hợp. Các mô này có thể xuất hiện ở buồng trứng, bàng quang, ruột, và các cơ quan khác trong cơ thể. Đây là nguyên nhân gây ra cơn đau ở phần bụng dưới và có thể làm ảnh hưởng đến khả năng mang thai của phụ nữ.

Ngoài những nguyên nhân trên, đau bụng dưới ở phụ nữ còn có thể xuất phát từ các bệnh lý liên quan đến quan hệ tình dục, đau do viêm tuyến tiền liệt, cảm giác đau do sẹo sau phẫu thuật bụng, và nhiều nguyên nhân khác. Để xác định rõ nguyên nhân và đề xuất phương pháp điều trị phù hợp, việc tới gặp bác sĩ chuyên khoa là cần thiết để được thăm khám và đưa ra điều trị phù hợp cho từng tình trạng bệnh cụ thể.

Biểu hiện cơn đau buốt bụng dưới như thế nào?

Phân biệt đau bụng dưới thông thường và đau buốt bụng dưới để nhận biết cách chính xác giữa hai loại đau vùng bụng dưới, quan sát các dấu hiệu sau:

Vị trí đau: Đau bụng dưới rốn và gần khu vực sinh dục thường là dấu hiệu của cơn đau buốt.

Tính chất của đau: Cơn đau thường diễn ra liên tục, âm ỉ và đau bụng quặn thắt theo từng cơn. Bệnh nhân có thể cảm thấy nhẹ nhàng hơn khi gập bụng.

tai-sao-ban-bi-dau-buot-bung-duoi 3.jpg
Có thể cảm thấy nhẹ nhàng hơn khi gập bụng giảm đau buốt bụng dưới

Các triệu chứng kèm theo: Đau bụng dưới có thể đi kèm với buồn nôn, chóng mặt. Ở nữ giới, có thể có dấu hiệu tiết âm đạo hoặc xuất hiện máu và mủ. Những dấu hiệu này có thể không rõ ràng hoặc tăng dần. Do đó, không nên xem nhẹ các triệu chứng này mà nên điều trị và kiểm tra ngay tại bệnh viện để phòng ngừa các biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra.

Bị đau buốt bụng dưới phải làm sao?

Tùy thuộc vào nguyên nhân gây ra cơn đau buốt bụng dưới mà phương pháp điều trị sẽ khác nhau. Dưới đây là một số biện pháp xử lý cơn đau bụng phổ biến cho phụ nữ tham khảo:

Rụng trứng, kinh nguyệt hay rối loạn tiêu hóa: Trà gừng hoặc mật ong pha với nước ấm có thể giúp giảm cơn đau. Ngoài ra, việc duy trì chế độ ăn uống cân đối, tránh các chất kích thích và tăng cường hoạt động vận động nhẹ cũng giúp giảm cơn đau bụng dưới.

Cơn đau kéo dài và âm ỉ: Nếu cơn đau liên tục kéo dài, hãy tham khảo ý kiến của bác sĩ để được kê đơn sử dụng thuốc. Việc tự ý mua thuốc và sử dụng có thể gây nguy cơ mắc các tác dụng phụ không mong muốn và nguy hiểm cho sức khỏe.

Đau buốt bụng dưới thường dễ nhầm lẫn với con đau bụng sinh lý thông thường, vì thế dễ dẫn đến tình trạng chủ quan của người bệnh, tuy nhiên đây lại là biểu hiện của nhiều bệnh lý nguy hiểm. Thế nên ngay khi có những dấu hiệu bất thường trong cơ thể hãy đến ngay cơ sở y tế khám chữa bệnh để được thăm khám và điều trị kịp thời.

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Dược sĩ Đại họcNgô Kim Thúy

Đã kiểm duyệt nội dung

Tốt nghiệp loại giỏi trường Đại học Y Dược Huế. Từng tham gia nghiên cứu khoa học đề tài về Dược liệu. Nhiều năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.