Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu
  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Tin tức sức khỏe

Tại sao bơi bị chìm chân? Nguyên nhân và cách khắc phục đơn giản

Ngày 28/09/2024
Kích thước chữ

Bơi lội là môn thể thao giúp thư giãn và duy trì sức khỏe, nhưng hiện tượng dễ bị chìm chân khi bơi có thể gây khó chịu và lo lắng. Tại sao bơi bị chìm chân và bạn có thể làm gì để khắc phục? Bài viết này sẽ giúp bạn giải mã nguyên nhân và gợi ý những cách đơn giản để cải thiện khả năng nổi trong nước.

Tìm hiểu lý do tại sao bơi bị chìm chân và khám phá ngay những biện pháp khắc phục hiệu quả. Cải thiện kỹ thuật, điều chỉnh hơi thở và giải tỏa tâm lý cho trải nghiệm bơi thoải mái hơn.

Tại sao bơi bị chìm chân: Giải thích nguyên nhân

Thiết lập tư thế cơ thể hiệu quả là một trong những kỹ năng quan trọng nhất cần học trong bơi. Nhưng khi bơi, chân chìm gây ra rất nhiều lực cản, lên tới 80% và có thể còn gây ra nhiều ảnh hưởng khác. Vậy tại sao bơi bị chìm chân? Khi bơi mà bị chìm chân là một vấn đề phổ biến, đặc biệt là đối với những người mới học bơi. Dưới đây là một số nguyên nhân chính:

  • Cấu tạo chân: Chân có cơ bắp nặng hơn và dày hơn phần thân trên nên thường bị chìm xuống.
  • Tư thế cơ thể chưa đúng: Một lý do thường gặp là việc duy trì tư thế cơ thể không chuẩn trong nước. Khi đầu bạn ngẩng quá cao, hông và chân sẽ có xu hướng chìm xuống.
  • Thiếu cân bằng và điều hòa lực: Không phân bố đều lực trên toàn bộ cơ thể có thể khiến chân bị chìm. Khi bơi, hãy cố gắng giữ lực chống nước từ tay và chân đều nhau, để giúp cơ thể nổi tự nhiên.
  • Kỹ thuật quạt tay chưa đúng: Nếu động tác quạt tay không đủ mạnh hoặc không đúng kỹ thuật, bạn sẽ không tạo ra đủ lực đẩy cần thiết để giữ cho cơ thể nổi.
  • Sai kỹ thuật đạp chân: Đạp chân thường xuyên không đều hoặc không đủ mạnh sẽ không cung cấp lực nổi cần thiết. Đạp chân phải nhẹ nhàng, liên tục và kết hợp tốt với động tác tay.
  • Căng cứng cơ bắp: Khi căng cứng, cơ thể khó nổi tự nhiên. Hãy cố gắng thư giãn và để cơ thể di chuyển linh hoạt theo dòng nước.
  • Thiếu tự tin và kinh nghiệm: Tại sao bơi bị chìm? Tâm lý lo lắng hoặc thiếu kinh nghiệm có thể làm ảnh hưởng đến cách bạn điều khiển cơ thể trong nước.
Tại sao bơi bị chìm chân? Nguyên nhân và cách khắc phục đơn giản 1
Tại sao bơi bị chìm chân: Có nhiều nguyên nhân khác nhau

Tại sao bơi bị chìm chân: Cách khắc phục hiệu quả

Một trong những nguyên nhân lớn nhất khiến bạn bơi chậm và kém hiệu quả là chân chìm. Khi tư thế cơ thể bạn không thẳng hàng với mặt nước, lực cản sẽ lớn hơn và điều này làm bạn bơi chậm lại. Để khắc phục tình trạng bơi bị chìm chân, hãy tham khảo các cách khắc phục dưới đây:

Hãy thở ra dưới nước

Nhiều người bơi có xu hướng nín thở khi bơi thay vì thở ra trong nước. Tuy nhiên, thói quen theo bản năng này là một trong những lý do chính khiến chân bạn bị chìm trong nước. Bằng cách giữ hơi thở, không khí trong phổi của bạn tạo ra lực đẩy thêm ở ngực. Điều này sẽ nâng bạn lên ở phía trước, có thể khiến chân bạn chìm xuống khi bạn mất đi tư thế cơ thể hợp lý trong nước.

Không chỉ vậy, bạn cũng có thể căng thẳng khi nín thở dưới nước, hãy học cách thở ra liên tục trong nước giúp bạn thư giãn, hỗ trợ kỹ thuật bơi của bạn. Bạn có thể thở ra bằng mũi hoặc miệng trong nước, giải phóng luồng khí liên tục khi mặt bạn ở trong nước. Mẹo bơi mới này có thể cần một thời gian để làm quen, vì vậy hãy liên tục nhắc nhở bản thân khi bạn đang bơi.

Tại sao bơi bị chìm chân? Nguyên nhân và cách khắc phục đơn giản 2
Thở ra dưới nước giúp cơ thể cân bằng và không bị chìm

Đạp chân đúng cách

Một lỗi thường gặp khi tập đạp chân khi bơi sải là người bơi đạp chân từ đầu gối thay vì từ hông. Với đầu gối cong và mắt cá chân cứng, điều này có thể khiến chân bạn chìm sâu xuống nước. Vì vậy, hãy luôn giữ chân tương đối thẳng và đá từ hông. Bạn có thể sửa kỹ thuật của mình bằng cách thực hiện nhiều bài tập đá chân trong hồ bơi trước khi bắt đầu các vòng bơi thông thường!

Không nâng đầu lên để thở

Điều quan trọng khi bơi lội là giữ được sự cân bằng. Trung bình, đầu của người trưởng thành nặng khoảng 4 - 5kg và khi bơi, nếu bạn ngoi đầu lên mặt nước thì sự cân bằng sẽ mất đi và chân sẽ chìm xuống. Vì vậy, khi bạn hít thở, hãy chắc chắn rằng bạn đang thở sang một bên và không ngẩng đầu lên khỏi mặt nước.

Tại sao bơi bị chìm chân? Nguyên nhân và cách khắc phục đơn giản  3
Hạn chế ngóc đầu lên để thở

Kỹ thuật nổi trên mặt nước khi bơi

Một trong những kỹ thuật bơi cơ bản nhất mà mọi người từ người mới bắt đầu đến người bơi chuyên nghiệp cần phải thành thạo là cách nổi trên mặt nước. Bất kể bạn có vóc dáng, cân nặng hay hình thể như thế nào thì tất cả mọi người đều có thể nổi.

Điều đầu tiên để nổi được trên mặt nước thì bạn cần đảm bảo phổi chứa đầy không khí. Thật khó để giữ thăng bằng và nổi trên mặt nước nếu phổi không chứa đầy không khí. Phổi bên trong ngực của bạn hoạt động giống như những quả bóng bay giúp bạn nổi trên mặt nước.

Để luyện tập, hãy luôn hít thở thật sâu để lấp đầy phổi bằng không khí và thở ra. Khi bạn đang nổi, hãy đảm bảo rằng bạn không thở hết không khí trong phổi nếu không bạn sẽ bắt đầu chìm xuống nước. Bạn chỉ nên thở ra một nửa không khí từ phổi và sau đó hít vào để lấp đầy phổi bằng không khí.

Tại sao bơi bị chìm chân? Nguyên nhân và cách khắc phục đơn giản 4
Tập nổi giúp cơ thể không bị chìm khi bơi

Nằm ngửa là cách dễ nhất để nổi trên nước. Giữ cơ thể thẳng, cánh tay và chân dang rộng để tăng diện tích tiếp xúc với mặt nước. Khi nằm ngửa, hãy ngửa đầu ra sau để giữ cho mũi và miệng trên mặt nước, hãy nhìn thẳng lên trời sẽ giúp bạn duy trì tư thế thăng bằng. Bạn có thể sử dụng các động tác nhẹ nhàng ở tay và chân nếu cần để giữ thăng bằng, nhưng tránh vẫy quá mạnh vì sẽ làm bạn mệt và dễ chìm.

Lưu ý khi học nổi, bạn cần thư giãn và thả lỏng cơ bắp. Nếu bạn căng thẳng, cơ bắp sẽ căng cứng và làm cơ thể bạn nặng hơn và dễ chìm hơn. Hãy tập luyện cách nổi trong hồ bơi hoặc khu vực nước an toàn, có sự giám sát hoặc hỗ trợ từ người khác nếu cần.

Tại sao bơi bị chìm chân? Chìm chân khi bơi không chỉ là vấn đề của kỹ thuật mà còn liên quan đến tâm lý và thể trạng mỗi người. Bằng cách thực hành các phương pháp cải thiện được nêu trên, bạn sẽ tự tin hơn trong nước và tận hưởng trọn vẹn niềm vui mà bơi lội mang lại.

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Dược sĩ Đại họcNguyễn Chí Chương

Đã kiểm duyệt nội dung

Tốt nghiệp Đại Học Dược Hà Nội - chuyên môn Dược lâm sàng. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.