Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu
  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Phòng bệnh & Sống khoẻ

Tại sao hơi thở từ mũi có mùi và cách xử lý như thế nào?

Ngày 01/09/2023
Kích thước chữ

Tình trạng hơi thở từ mũi có mùi khiến nhiều người cảm thấy khó chịu, mất tự tin và ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống. Cùng bài viết dưới đây tìm hiểu tại sao hơi thở từ mũi có mùi và cách xử lý vấn đề này như thế nào nhé!

Hơi thở từ mũi có mùi không chỉ khiến chúng ta khó chịu, tự ti mà còn là dấu hiệu nhận biết của một số bệnh lý nguy hiểm. Vì vậy, nếu cơ thể xuất hiện tình trạng này, bạn cần tìm ra nguyên nhân và có cách khắc phục kịp thời, hạn chế những biến chứng gây ảnh hưởng tới sức khỏe.

Tại sao hơi thở từ mũi có mùi?

Hơi thở từ mũi có mùi không ảnh hưởng đến tính mạng, tuy nhiên nếu mùi hôi nặng sẽ ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của bạn. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến hơi thở từ mũi có mùi như:

Sâu răng

Sâu răng là nguyên nhân gián tiếp gây tình trạng hơi thở từ mũi có mùi. Các vi khuẩn gây nên tình trạng sâu răng sẽ di chuyển đến các cơ quan lân cận như mũi, vòm họng, amidan sau đó phát triển gây nhiễm trùng khiến mũi phát sinh mùi hôi.

tai-sao-hoi-tho-tu-mui-co-mui-va-cach-xu-ly-nhu-the-nao 1.jpg
Sâu răng là một trong những nguyên nhân gián tiếp dẫn đến hơi thở từ mũi có mùi

Viêm mũi do nhiễm trùng

Bệnh do virus hoặc vi khuẩn gây ra, sự tích tụ của các tác nhân gây bệnh này tại mũi khiến niêm mạc bị phù nề, gây các triệu chứng như: Nghẹt mũi, chảy nước mũi, sưng nóng, đau nhức mũi, đau rát họng hay bị ớn lạnh,... Nếu viêm mũi do nhiễm trùng không được điều trị kịp thời thì không những khiến hơi thở từ mũi có mùi hôi mà còn có thể nhiễm trùng sang các bộ phận khác.

Ung thư mũi xoang

Ung thư mũi xoang là tình trạng xuất hiện các khối u ác tính bên trong niêm mạc hoặc xoang mũi. Đây là bệnh lý hiếm gặp nhưng lại có mức độ nghiêm trọng. Nếu không có những phương pháp chữa trị kịp thời có thể có nguy cơ tổn thương các dây thần kinh ở mặt hoặc thậm chí gây tử vong. Các triệu chứng điển hình của ung thư mũi xoang gồm: Chảy máu cam, chảy dịch mũi, ù tai, khó nghe, giảm thị lực, nghẹt mũi một bên, mặt bị tê bì, đau đầu và hơi thở từ mũi có mùi hôi.

Polyp mũi

Polyp mũi xảy ra khi sự tăng sinh quá mức của niêm mạc mũi gây ra khối u lành tính tại cơ quan này, người bệnh có thể bị giảm khứu giác và vị giác một cách đáng kể. Thường polyp mũi sẽ không gây đau nhức hay xuất hiện triệu chứng nào đi kèm. Tuy vậy, khối u này có thể làm cản trở quá trình dẫn lưu dịch tiết hô hấp từ mũi ra ngoài. Lượng dịch bị ứ đọng lâu ngày sẽ dẫn đến nghẹt mũi, ngứa mũi và làm hơi thở từ mũi có mùi.

tai-sao-hoi-tho-tu-mui-co-mui-va-cach-xu-ly-nhu-the-nao 2.jpg
Polyp mũi cũng là một nguyên nhân gây ra hơi thở từ mũi có mùi

Bệnh Phantosmia

Bệnh Phantosmia (còn gọi là bệnh ảo giác khứu giác) xảy ra khi mũi ngửi thấy những mùi không có thật. Bệnh có thể phát triển sau khi bị nhiễm trùng đường hô hấp, polyp mũi, đau nửa đầu, động kinh, đột quỵ, tâm thần phân liệt, bệnh Parkinson hoặc Alzheimer,... Tuy nhiên, bệnh chủ yếu gặp ở nữ giới và xuất phát từ các thành phần bên trong mũi - xoang - miệng. Hội chứng khiến người bệnh cảm thấy trong mũi hoặc xung quanh có mùi mà người khác không ngửi thấy như: Mùi mục nát, thối rửa, mùi cháy, mùi kim loại, mùi như mùi hóa chất hoặc mùi phân.

Đa số người mắc bệnh này có thể khỏi sau khi sử dụng thuốc và vệ sinh mũi theo sự chỉ dẫn của bác sĩ. Tuy nhiên, nhiều trường hợp phải thực hiện phẫu thuật để chấm dứt tình trạng này.

Khô miệng

Tình trạng khô miệng xảy ra khi khoang miệng không tiết đủ lượng nước bọt. Các triệu chứng của khô miệng như khô môi, cảm giác khô rát, sưng tấy đường mũi và xuất hiện mùi hôi trong mũi. Nguyên nhân dẫn đến tình trạng này có thể là do mất nước, sử dụng một số loại thuốc giảm đau, thuốc thông mũi, thuốc lợi tiểu, có thói quen thở bằng miệng hoặc có vấn đề đối với tuyến nước bọt.

Viêm xoang

Viêm xoang là tình trạng nhiễm trùng ở lớp màng niêm mạc lót trong lòng các xoang mà tác nhân gây nhiễm trùng là do vi khuẩn, virus hoặc do dị ứng dẫn đến phù nề. Điều này khiến cho mũi bị viêm, nghẹt mũi, sổ mũi, hơi thở từ mũi có mùi, dịch tiết có mùi hôi, đổi màu nước mũi,... Thông thường, hơi thở từ mũi có mùi hôi xảy ra ở bệnh nhân bị viêm xoang mãn tính.

tai-sao-hoi-tho-tu-mui-co-mui-va-cach-xu-ly-nhu-the-nao 3.jpg
Viêm xoang khiến cho mũi bị viêm, nghẹt mũi, sổ mũi, hơi thở từ mũi có mùi, dịch tiết có mùi hôi

Thói quen hút thuốc lá

Dù là hút thuốc lá chủ động hay thụ động đều có thể sẽ khiến hơi thở từ mũi có mùi. Bởi thuốc lá chứa một số hóa chất làm ố, làm răng, nướu yếu và gây ra tình trạng hôi miệng. Ngoài ra, hút thuốc lá còn làm giảm khả năng nếm và ngửi thức ăn đúng cách, điều này khiến người hút thuốc ngửi thấy mùi họ cho là hôi nhưng thực tế lại không có mùi khó chịu đó.

Cách xử lý khi hơi thở từ mũi có mùi

Hơi thở từ mũi có mùi là một trong những dấu hiệu cảnh báo sự tổn thương ở mũi hoặc các cơ quan lân cận. Vì vậy, nếu gặp tình trạng này kéo dài từ 5 - 10 ngày không khỏi hãy đến bác sĩ thăm khám để có những biện pháp điều trị kịp thời.

Nếu nguyên nhân đã được xác định cụ thể là do tình trạng viêm và nhiễm trùng thì người bệnh sẽ thường được chỉ định sử dụng thuốc kháng sinh phù hợp với mức độ của bệnh cùng thuốc xịt mũi và thuốc uống. Nếu nguyên nhân gây hơi thở từ mũi có mùi là do polyp mũi hay ung thư mũi xoang thì có thể bệnh nhân phải thực hiện phẫu thuật để cắt bỏ khối u.

Trường hợp bạn ngửi thấy mùi hôi như mùi amoniac thì cần đến bác sĩ thực hiện kiểm tra thận ngay vì đây là một trong những dấu hiệu của bệnh thận mãn tính. Vì mũi có hôi amoniac dễ bị nhầm lẫn với các bệnh lý khác nên người bệnh thường chủ quan, để bệnh trở nặng thì việc điều trị không còn đạt được hiệu quả nữa.

Những cách phòng ngừa hơi thở từ mũi có mùi sau khi điều trị

Ngoài việc xử lý hơi thở từ mũi có mùi nêu trên, người bệnh cũng cần chú ý áp dụng một số biện pháp phòng ngừa hơi thở có mùi hôi sau điều trị như:

  • Vệ sinh mũi và miệng đúng cách, có thể sử dụng nước muối sinh lý để vệ sinh miệng.
  • Uống nhiều nước nhằm làm loãng dịch mũi và đào thải chúng ra ngoài.
  • Hạn chế tối đa thức ăn nhiều dầu mỡ, chiên rán, thức ăn còn sống hoặc tái.
  • Tích cực ăn rau xanh và các loại trái cây tươi vào mỗi bữa ăn hàng ngày.
  • Dùng tinh dầu để xông mũi để giảm lượng mủ đọng lâu ngày trong hốc xoang mũi.
tai-sao-hoi-tho-tu-mui-co-mui-va-cach-xu-ly-nhu-the-nao 4.jpg
Uống nhiều nước là một trong những cách phòng chống lại tình trạng hơi thở từ mũi có mùi

Bài viết nêu trên là toàn bộ thông tin mà chúng tôi giáp đáp cho bạn về vấn đề tại sao hơi thở từ mũi có mùi. Có thể thấy có nhiều nguyên nhân dẫn đến hơi thở từ mũi có mùi, bạn cần theo dõi để phát hiện các dấu hiệu sớm để quá trình điều trị có hiệu quả hơn, ngăn ngừa tình trạng bệnh tiến triển nặng gây nhiều hậu quả nghiêm trọng đối với sức khỏe. 

Xem thêm:

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm