Có rất nhiều người sáng ngủ dậy bị đau quai hàm, một số các triệu chứng thường gặp ở người bị đau quai hàm thường là đau quai hàm một bên mặt, đau tăng lên khi nhai hoặc nói chuyện. Hãy cùng bài viết dưới đây tìm hiểu tại sao sáng ngủ dậy bị đau quai hàm và cách để phòng tránh tình trạng này.
Nguyên nhân sáng ngủ dậy bị đau quai hàm
Đau quai hàm khi vừa thức dậy là tình trạng rất nhiều người gặp phải
Đau quai hàm là tình trạng phổ biến trong cuộc sống, có rất nhiều các nguyên nhân khác nhau gây nên tình trạng này, phổ biến nhất gồm:
-
Rối loạn thái dương hàm (nguyên nhân phổ biến nhất): Đây là tình trạng rối loạn khớp thái dương, cơ nhai hoặc cả hai. Tuy không nguy hiểm nhưng tình trạng này gây hậu quả tiêu cực đối với sức khỏe của người bệnh.
-
Đau dây thần kinh sinh ba: Đau dây thần kinh sinh ba thường đi kèm với một số các triệu chứng như đau đầu, chóng mặt, khiến cho người bệnh mệt mỏi.
-
Có thói quen nghiến răng khi ngủ: Thói quen nghiến răng khi ngủ khiến cho thái dương hàm bị tác động lực trong thời gian dài làm cho khớp bị lệch và người bệnh có cảm giác đau khi cử động hàm.
-
Sử dụng thực phẩm có chứa chất kích thích: Rượu, bia, đồ uống có cồn có thể gây viêm nha chu, sâu răng và một số các vấn đề về răng miệng khác từ đó khiến cho quai hàm bị đau.
-
Ngủ sai tư thế: Tư thế ngủ nằm nghiêng về một bên quá nhiều hay nằm sấp,... làm cho xương hàm phải chịu áp lực trong một khoảng thời gian dài dẫn đến tình trạng trật khớp cử động vốn có, là nguyên nhân gây nên tình trạng đau quai hàm.
-
Thói quen luyện tập thể dục, thể thao bị sai: Nhiều người thường có thói quen bặm môi, cắn chặt răng khiến cơ hàm luôn trong tình trạng co cứng trong quá trình luyện tập thể thao. Về lâu dài, xương hàm sẽ bị lệch khỏi khớp cắn, gây nên tình trạng đau nhức quai hàm.
Đau quai hàm và các triệu chứng kèm theo
Đau quai hàm thời gian dài khiến cho cuộc sống của người bệnh bị ảnh hưởng
Ban đầu, tình trạng đau quai hàm thường xuất hiện đột ngột với các cơn đau nhẹ và cũng nhanh chóng biến mất. Tuy nhiên, khi tình trạng này trở nên nặng hơn có thể kèm theo các triệu chứng phức tạp hơn như sốt, nhức xương quai hàm dai dẳng và đau đầu dữ dội. Một số các triệu chứng khác bạn cũng sẽ cần lưu ý đến như:
-
Đau đầu, đau theo từng cơn, đau với cường độ dữ dội, thời gian đau có thể kéo dài từ 15 phút cho đến 3 tiếng.
-
Đau nhức cả cơ mặt bao gồm hàm trên, hàm dưới.
-
Mỏi, đau cơ khi ăn, nhai, cử động miệng bị hạn chế, gần như bị khóa khớp.
-
Sốt nhẹ đi kèm chóng mặt, ù tai, người luôn trong tình trạng uể oải, lờ đờ.
Điều trị đau quai hàm tại nhà
Đau quai hàm có thể khắc phục được tại nhà bằng một số cách sau đây nhà thuốc Long Châu gửi tới bạn đọc.
-
Chườm lạnh hoặc nóng: Khi cảm thấy ở hàm bị đau nhói, hãy sử dụng đá lạnh để chườm ở khu vực bị đau, chườm liên tục trong khoảng 10 phút và nếu như còn đau hãy lặp lại trong 2 tiếng. Đá lạnh sẽ làm cho các dây thần kinh tê liệt và không còn nhạy cảm khi gửi tín hiệu đau. Ngược lại nếu như đau âm ỉ, đau từng cơn thì bạn nên sử dụng nước nóng để chườm, nước nóng sẽ làm cho máu lưu thông tốt hơn, giãn cơ và giảm đau đớn.
-
Xoa bóp vùng bị đau: Bấm huyệt và xoa bóp vùng hàm bị đau để giúp máu tuần hoàn và giãn cơ là cách điều trị đau quai hàm khá hiệu quả. Để xoa bóp vùng hàm bị đau bạn hãy thực hiện đóng miệng, há miệng rồi dùng tay xoa bóp quay vùng thái dương hàm cho đến khi các cử động nhẹ nhàng hơn. Hãy lặp lại các động tác này nhiều lần trong ngày để đạt được hiệu quả như mong muốn.
-
Sử dụng các loại thuốc giảm đau: Đây là phương pháp nhanh nhất để khắc phục tình trạng đau quai hàm. Tuy nhiên, hãy tham khảo ý kiến của bác sĩ để sử dụng các loại thuốc giảm đau.
Phòng tránh tình trạng đau quai hàm khi ngủ dậy
Chú ý tới tư thế khi ngủ tránh gây đau nhức quai hàm
Mặc dù đau quai hàm khi ngủ dậy không nguy hiểm nhưng nếu lâu dài sẽ gây phiền toái và mệt mỏi với người mắc bệnh, ảnh hưởng lớn tới cuộc sống. Chính vì vậy mà phòng bệnh vẫn luôn hơn chữa bệnh, để phòng tránh tình trạng đau quai hàm, bạn cần:
-
Chăm sóc răng miệng thường xuyên: Chăm sóc răng miệng sạch sẽ để tránh tạo môi trường thuận lợi cho vi khuẩn sinh sôi làm hư hại răng miệng, hư hại xương hàm gây đau xương quai hàm.
-
Thay đổi tư thế ngủ: Ngủ đúng tư thế để không gây áp lực lên phần quai hàm, từ đó tránh tình trạng đau nhức khó chịu.
-
Có chế độ ăn uống khoa học: Ăn uống lành mạnh, hạn chế ăn các loại đồ ăn quá cứng, quá dai, tránh đồ uống có cồn như rượu bia và các chất kích thích như cà phê, thuốc lá… để bảo vệ sức khỏe cơ thể và đảm răng miệng sạch sẽ, xương hàm chắc khỏe.
Trên đây là toàn bộ lời giải đáp cho thắc mắc “Tại sao sáng ngủ dậy bị đau quai hàm?” nhà thuốc Long Châu tổng hợp đến bạn đọc. Mong rằng những thông tin trong bài viết sẽ giúp cho bạn đọc thoát khỏi tình trạng đau quai hàm khó chịu, phiền toái.
Phương Thảo
Nguồn tham khảo: Tổng hợp