Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu
  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Phòng bệnh & Sống khoẻ/
  4. Kiến thức y khoa

Tại sao tăng huyết áp gây suy thận? Cách hạ huyết áp hiệu quả

Ngày 24/08/2024
Kích thước chữ

Tăng huyết áp gây suy thận là thông tin khiến không ít người bất ngờ bởi tưởng chừng 2 bệnh này không liên quan đến nhau. Vậy tại sao tăng huyết áp gây suy thận? Bài viết sau từ Nhà thuốc Long Châu sẽ giúp bạn giải đáp vấn đề này về tăng huyết áp và suy thận.

Tại sao tăng huyết áp gây suy thận là câu hỏi nhận được đông đảo sự quan tâm, chú ý từ quý bạn đọc. Hiểu được điều này, trong bài viết hôm nay, Nhà thuốc Long Châu sẽ giúp bạn giải đáp mối tương quan giữa tăng huyết áp và bệnh suy thận.

Tại sao tăng huyết áp gây suy thận?

Thận là cơ quan đảm nhận chức năng chính là ổn định đường huyết trong cơ thể. Thận có thể gặp rất nhiều vấn đề bệnh lý nhưng trong đó, phổ biến hàng đầu là bệnh suy thận. Khi mắc bệnh này, thận sẽ bị suy giảm chức năng nên khả năng điều hòa huyết áp cũng bị giảm thiểu đáng kể. Đây cũng là một phần nguyên nhân lý giải tại sao tăng huyết áp gây suy thận và suy thận dẫn đến cao huyết áp.

Vậy tại sao tăng huyết áp gây suy thận? Nếu tình trạng tăng huyết áp kéo dài, người bệnh có thể gặp phải nhiều biến chứng nặng về sức khỏe như bệnh tim mạch, bệnh về não và đặc biệt là bệnh thận – suy thận. Nguyên nhân là do khi bị cao huyết áp, các mạch máu bị tổn thương và phá hủy khiến thận cũng nhiều cơ quan khác không nhận đủ lưu lượng máu cần thiết. Đây chính là câu trả lời cho thắc mắc tại sao tăng huyết áp gây suy thận.

Tại sao tăng huyết áp gây suy thận? Cách hạ huyết áp hiệu quả 1
Tại sao tăng huyết áp gây suy thận? Tăng huyết áp làm giảm lưu lượng máu đến thận, làm suy giảm chức năng thận

Bệnh lý cao huyết áp không chỉ gây suy thận mà còn ảnh hưởng trực tiếp đến bộ lọc cầu thận. Với trường hợp này, bộ lọc cầu thận bị tổn thương, phá hủy dẫn đến chất thải bị tồn đọng lại nhiều, tích tụ nước trong cơ thể. Lượng chất thải và nước này tồn đọng trong mạch máu lâu ngày sẽ khiến bệnh tăng huyết áp càng nghiêm trọng hơn. Khi tăng huyết áp gây suy thận, nếu người bệnh không can thiệp y tế kịp thời sẽ để lại nhiều hậu quả nghiêm trọng với sức khỏe.

Tóm lại, câu hỏi tại sao tăng huyết áp gây suy thận đã được giải đáp. Với bệnh nhân bị suy thận mạn, tăng huyết áp sẽ là vấn đề rất nghiêm trọng khiến bệnh thận diễn biến nhanh chóng hơn. Ở giai đoạn này, người bệnh bắt buộc phải tiến hành điều trị nhằm kiểm soát huyết áp, giảm tổn thương đến thận và kiềm chế tốc độ diễn biến của bệnh.

Làm thế nào hạ huyết áp ở bệnh nhân suy thận?

Ngoài thắc mắc tại sao tăng huyết áp gây suy thận, nhiều bạn đọc cũng phân vân không biết nên làm gì để giảm thiểu tác động tiêu cực từ bệnh tăng huyết áp đến bệnh suy thận. Theo các chuyên gia, người bệnh cần thay đổi lối sống nhằm hạ huyết áp, giảm thiểu tổn thương lên thận làm bệnh suy thận nghiêm trọng hơn.

Sử dụng tỏi: Người bị tăng huyết áp và suy thận cùng lúc có thể ăn tỏi sống hoặc ép nước ép tỏi để uống đều đặn để hạ huyết áp hiệu quả, tránh tăng huyết áp gây hại đến thận. Tuy nhiên bạn cần chú ý đến liều lượng nước ép tỏi uống mỗi ngày sao cho cân đối, tránh gây hạ huyết áp quá thấp không tốt cho sức khỏe.

Tại sao tăng huyết áp gây suy thận? Cách hạ huyết áp hiệu quả 2
Ăn tỏi sống giúp cải thiện tình trạng cao huyết áp

Nước ép cần tây: Tại sao tăng huyết áp gây suy thận? Khi bị tăng huyết áp, các mạch máu bị tổn thương nên lưu lượng máu đến thận giảm mạnh, làm thận bị tổn thương và phá hủy các tế bào thận gây suy thận. Vậy làm thế nào để cải thiện bệnh lý? Người bệnh nên sử dụng nhiều rau cần tây hơn trong chế độ ăn uống hàng ngày bởi đây là loại rau có công dụng hạ huyết áp rất tốt. Bên cạnh đó, cần tây còn bổ sung nhiều chất xơ hỗ trợ củng cố thành mạch vững chắc, tăng lưu thông máu, giảm sức ép lên mạch máu,… giúp điều trị tăng huyết áp tốt hơn.

Uống nước lọc nhiều hơn: Các loại nước có ga, nước ép hoa quả đóng chai,… đa số đều rất nhiều đường, không hề tốt cho tình trạng tăng huyết áp và suy thận. Chính vì vậy, người bệnh cần uống nhiều nước lọc hơn, không nên để đến lúc khát mới uống bởi tình trạng mất nước sẽ khiến huyết áp tăng cao hơn, thể tích máu giảm, sức cản ngoại biên cũng tăng mạnh. Khi muốn hạ huyết áp cho bệnh nhân suy thận hiệu quả, lời khuyên là hãy uống 1 – 2 cốc nước lọc nhằm cung cấp nước kịp thời cho cơ thể.

Ngâm chân nước nóng: Ngâm chân với nước nóng được công nhận là một trong những cách hạ huyết áp hiệu quả nhanh chóng và tiện lợi. Người bệnh có thể ngâm chân trong chậu nước nóng từ 50 – 60 độ C khoảng 10 – 15 phút. Nếu thích, bạn có thể thêm ít tinh dầu thơm hoặc muối hạt, gừng, chanh,… tùy thích.

Tại sao tăng huyết áp gây suy thận? Cách hạ huyết áp hiệu quả 3
Ngâm chân với nước ấm giúp tăng tuần hoàn máu, cải thiện bệnh cao huyết áp

Bấm huyệt: Nếu muốn dùng cách bấm huyệt để hạ huyết áp ở bệnh nhân suy thận, mọi người có thể bấm nhẹ tại huyệt GB20, huyệt Wind Pool bên dưới hộp sọ và vùng trũng dọc hai bên cột sống trong 1 – 2 phút.

Massage tai và cổ: Đây là cách hạ huyết áp dễ thao tác và rất nhanh, có thể tiến hành mọi lúc, mọi nơi mà không cần đến dụng cụ hỗ trợ phức tạp. Khi massage, bạn hãy thao tác ngược chiều kim đồng hồ vài phút để điều chỉnh huyết áp.

Điều trị cao huyết áp ở người bệnh suy thận

Với trường hợp người bệnh bị tăng huyết áp và suy thận song song, bác sĩ có thể chỉ định can thiệp phù hợp để kiểm soát chỉ số huyết áp, đồng thời kiểm soát và làm chậm lại tiến trình diễn biến của bệnh suy thận nhằm tránh ảnh hưởng đến tim mạch. Mức huyết áp lý tưởng cần điều chỉnh cho người bệnh suy thận là khoảng 130/80 mmHg.

Vậy tại sao tăng huyết áp gây suy thận? Làm thế nào điều trị tăng huyết áp và suy thận cùng lúc? Với bệnh nhân bị suy thận do tăng huyết áp, bác sĩ sẽ tiến hành các phương pháp điều trị như:

  • Điều trị theo từng trường hợp nhất định: Bác sĩ sẽ cân nhắc những yếu tố nguy cơ, tình trạng sức khỏe cụ thể,… của mỗi bệnh nhân để kê đơn thuốc, tư vấn phương pháp điều trị thích hợp.
  • Giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch: Tiến hành điều chỉnh đơn thuốc dựa trên chỉ số protein niệu, chỉ số huyết áp hàng ngày và khả năng đáp ứng thuốc của bệnh nhân để kê đơn giúp giảm tối đa tác động đến nguy cơ bệnh tim mạch.
  • Điều trị song song bệnh thận mạn: Nhằm đảm bảo hiệu quả tối đa, hạn chế nguy cơ tăng huyết áp không kiểm soát khiến bệnh suy thận nặng hơn.
Tại sao tăng huyết áp gây suy thận? Cách hạ huyết áp hiệu quả 4
Đa số bệnh nhân bị cao huyết áp và suy thận được chỉ định điều trị bằng thuốc

Mong rằng những chia sẻ trên từ Nhà thuốc Long Châu đã giúp bạn giải đáp được thắc mắc tại sao tăng huyết áp gây suy thận. Khi được chẩn đoán bị cao huyết áp nặng, bạn nên đi khám đều đặn, thường xuyên để sớm phát hiện những biến chứng ở thận, từ đó can thiệp sớm, tăng khả năng kiểm soát bệnh.

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Dược sĩ Đại họcNguyễn Thị Thảo Nguyên

Đã kiểm duyệt nội dung

Tốt nghiệp Khoa Dược trường Đại học Nam Cần Thơ. Có nhiều năm kinh nghiệm công tác trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện đang giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.

Xem thêm thông tin