Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu

Tăng huyết áp kháng trị là gì? Triệu chứng thế nào?

Ngày 17/12/2023
Kích thước chữ
  • Mặc định

  • Lớn hơn

Tăng huyết áp kháng trị là tình trạng huyết áp vẫn cao mặc dù đã áp dụng nhiều biện pháp điều trị. Hãy cùng Nhà thuốc Long Châu tìm hiểu về các triệu chứng của tăng huyết áp kháng trị nhé!

Để giảm chỉ số huyết áp, một người mắc bệnh cao huyết áp thường phải áp dụng phương pháp kết hợp giữa việc sử dụng thuốc và thay đổi lối sống như xây dựng chế độ ăn uống lành mạnh, tập thể dục đều đặn, giảm căng thẳng và hạn chế tiêu thụ muối và rượu. 

Tăng huyết áp kháng trị là trạng thái huyết áp vẫn cao mặc dù đã thực hiện các biện pháp y tế tích cực, bao gồm sử dụng thuốc và thay đổi lối sống.

Tăng huyết áp kháng trị là gì?

Tăng huyết áp kháng trị xảy ra khi bệnh tăng huyết áp của bạn không cải thiện. Mặc dù, bạn đang sử dụng ba hoặc nhiều hơn ba loại thuốc huyết áp ở liều tối đa, ví dụ như:

Bác sĩ có thể xác định tình trạng tăng huyết áp kháng trị khi bạn cần sử dụng bốn hoặc nhiều hơn bốn loại thuốc để duy trì mức huyết áp mục tiêu.

Tăng huyết áp kháng trị là gì? Triệu chứng thế nào? 1
Tình trạng tăng huyết áp kháng trị xảy ra khi bệnh tăng huyết áp của bạn không cải thiện

Theo Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Hoa Kỳ (CDC), các chỉ số huyết áp dưới đây được xác định là tình trạng tăng huyết áp:

  • Tiền tăng huyết áp: Huyết áp tâm thu từ 120 - 129mmHg và huyết áp tâm trương từ 80mmHg.
  • Tăng huyết áp giai đoạn 1: Huyết áp tâm thu 130 - 139mmHg hoặc huyết áp tâm trương 80 - 89mmHg.
  • Tăng huyết áp giai đoạn 2: Huyết áp tâm thu cao hơn 140mmHg hoặc huyết áp tâm trương cao hơn 90mmHg.

Triệu chứng của tăng huyết áp kháng trị

Theo Đại học Johns Hopkins, các triệu chứng của cao huyết áp không phải lúc nào cũng thể hiện. Để xác định liệu bạn có bị cao huyết áp hay không, điều quan trọng nhất vẫn là đến cơ sở y tế gần nhất để được kiểm tra.

Tuy nhiên, nếu bạn bị tăng huyết áp, có xuất hiện các triệu chứng như đau đầu, đau ngực, chảy máu camkhó thở thì đây đích thực là triệu chứng của tăng huyết áp kháng trị.

Bác sĩ có thể đưa ra chẩn đoán về tình trạng tăng huyết áp kháng trị sau 6 tháng điều trị với ba loại thuốc huyết áp mà mức huyết áp vẫn cao liên tục.

Các nguyên nhân gây tăng huyết áp kháng trị

Các nguyên nhân gây tăng huyết áp kháng trị bao gồm:

  • Thói quen ăn mặn, sử dụng thuốc lợi tiểu không hợp lý;
  • Bệnh nhu mô thận;
  • Hẹp động mạch thận;
  • Cường Aldosterone nguyên phát;
  • Ngừng thở khi ngủ;
  • U tủy thượng thận;
  • Hội chứng hoặc bệnh Cushing;
  • Cường tuyến cận giáp;
  • Hẹp eo động mạch chủ;
  • U nội sọ;
  • Sử dụng một số loại thuốc gây tăng huyết áp bao gồm NSAIDs, thuốc tránh thai, thuốc giảm thèm ăn, cyclosporine, erythropoietin, một số thuốc chống trầm cảm,...
Tăng huyết áp kháng trị là gì? Triệu chứng thế nào? 2
Thói quen ăn mặn có thể là nguyên nhân gây tăng huyết áp kháng trị

Các biện pháp điều trị tăng huyết áp kháng trị

Điều trị tăng huyết áp kháng trị đòi hỏi loại bỏ các nguyên nhân gây tăng huyết áp nếu có.

Biện pháp không sử dụng thuốc

  • Giảm lượng muối ăn, đặc biệt khi tiêu thụ muối cao hơn mức 100 mEq/24 giờ.
  • Tuân thủ chế độ ăn kiêng.
  • Tập hể dục thể thao ít nhất 30 phút mỗi ngày.
  • Hạn chế uống rượu bia. Mức uống tối đa được khuyến nghị là tương đương 1 đơn vị cồn mỗi ngày, ví dụ như khoảng 300 ml bia hoặc 100 ml rượu vang đỏ.
  • Nằm nghiêng khi ngủ cho trường hợp nhẹ.
Tăng huyết áp kháng trị là gì? Triệu chứng thế nào? 3
Hạn chế uống rượu bia có thể làm giảm tăng huyết áp kháng trị

Biện pháp sử dụng thuốc

Sử dụng thuốc trong điều trị tăng huyết áp kháng trị cần phải được kết hợp một cách hợp lý với liều lượng tối ưu cho từng bệnh nhân:

  • Nếu có thể, ngừng hoặc giảm liều thuốc có tác dụng làm tăng huyết áp sau khi thảo luận với bác sĩ chuyên khoa.
  • Sử dụng thuốc lợi tiểu thiazide với liều khởi đầu và duy trì phù hợp với mức tăng huyết áp của bệnh nhân. Có thể sử dụng chlorthalidone (12,5 mg - 25 mg/ngày) hoặc indapamide (1,25 mg - 5 mg/ngày) với liều tối ưu. 
  • Trong trường hợp suy thận với GFR < 30 ml/p/1,73m2, tránh sử dụng thuốc lợi tiểu thiazide và thay bằng lợi tiểu quai (furosemide). Theo dõi lượng natri và kali trong máu để điều chỉnh liều lượng khi sử dụng furosemide, một loại thuốc lợi tiểu quai có tác dụng ngắn.

Tăng huyết áp kháng trị xảy ra khi huyết áp của bạn vẫn duy trì ở mức cao mặc dù đã sử dụng ba loại thuốc huyết áp ở liều tối đa hoặc cần bốn loại thuốc trở lên để điều chỉnh huyết áp. Một số trường hợp ít gặp có thể do bệnh lý tiềm ẩn, trong khi đa số các trường hợp khác không rõ nguyên nhân cụ thể.

Khi được chẩn đoán, việc điều chỉnh thuốc và nhận được hướng dẫn về các thay đổi lối sống từ bác sĩ có thể hỗ trợ bạn giảm thiểu tình trạng này. Hy vọng bài viết trên của Nhà thuốc Long Châu cung cấp được cho bạn những thông tin hữu ích về tăng huyết áp kháng trị.

Xem thêm: Tại sao ăn mặn lại tăng huyết áp? Nên điều chỉnh lượng muối như thế nào?

Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm