Tốt nghiệp Khoa Dược trường Đại học Nam Cần Thơ. Có nhiều năm kinh nghiệm công tác trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện đang giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Tế bào là đơn vị cơ bản cấu tạo nên toàn bộ sinh vật bao gồm cả con người. Trong cơ thể có chứa nhiều loại tế bào khác nhau, mỗi loại lại có hình dạng, kích thước và chức năng riêng. Vậy tế bào lớn nhất trong cơ thể người là gì?
Tất cả các cơ quan trong cơ thể của sinh vật sống đều cấu tạo bằng tế bào. Mỗi loài sinh vật sẽ có số lượng tế bào khác nhau, trong đó số lượng tế bào trong cơ thể người có thể lên đến khoảng nghìn tỷ. Vậy tế bào là gì? Cấu tạo của tế bào như thế nào? Tế bào lớn nhất trong cơ thể người là gì?
Tế bào là đơn vị cấu tạo cơ bản của tất cả các cơ thể sống bao gồm cơ thể người, động vật, vi sinh vật, vi khuẩn, vi trùng,....
Tế bào có vai trò cung cấp cấu trúc cho cơ thể, tiếp nhận các chất dinh dưỡng từ thức ăn và chuyển hóa các chất dinh dưỡng đó thành năng lượng để thực hiện các chức năng chuyên biệt riêng. Trong mỗi tế bào còn có ADN chứa bộ thông tin di truyền, tham gia vào quá trình nhân bản, tạo thành các tế bào mới là bản sao của tế bào trước đó.
Mỗi tế bào đều có kích thước và hình dạng khác nhau. Tuy nhiên, nhìn chung tế bào trong cơ thể người đều được cấu thành từ 3 phần cơ bản là màng sinh chất, chất tế bào và nhân.
Màng sinh chất hay còn gọi là màng tế bào là một màng lipid kép, phân cách môi trường bên trong của các tế bào với môi trường bên ngoài. Đây là là lớp hàng rào có vai trò bảo vệ và giúp tế bào trao đổi chất với môi trường xung quanh. Màng sinh chất tính chất thẩm tích có thể cho phép các ion, các phân tử nhỏ đi qua một cách có chọn lọc và kiểm soát sự di chuyển của các chất đi ra tế bào.
Bên trong lớp màng sinh chất là chất tế bào - nơi diễn ra hầu hết các hoạt động của tế bào. Chất tế bào gồm nhiều bào quan khác nhau bao gồm lưới nội chất, ti thể, ribôxôm, bộ máy Gôngi, trung thể:
Nhân tế bào là trung tâm chỉ huy của tế bào có cấu tạo hình bầu dục hoặc hình cầu, được bao bọc bởi màng nhân bên ngoài và nhiều nhân con bên trong. Trong nhân con có chứa các rARN giúp kiểm soát thông tin di truyền của tế bào.
Mỗi tế bào trong cơ thể người được cấu tạo từ nhiều chất vô cơ và hữu cơ khác nhau. Trong đó:
Cơ thể con người được cấu tạo bởi ít nhất 30 nghìn tỷ tế bào trong đó có khoảng 200 loại tế bào đa dạng như: Tế bào hồng cầu, tế bào não, tế bào thần kinh,... Mỗi tế bào trong cơ thể đều có các kích thước khác nhau. Vậy tế bào lớn nhất trong cơ thể người là tế bào nào?
Theo nghiên cứu từ các nhà khoa học, tế bào lớn nhất trong cơ thể người là tế bào trứng. Tế bào trứng hay còn gọi là noãn có chứa các thông tin di truyền và tham gia vào quá trình sinh sản khi kết hợp với tế bào tinh trùng.
Thông thường các tế bào trứng của cơ thể người sẽ có dạng hình cầu, kích thước nhỏ hơn hạt kê, màu vàng nhạt, đường kính nằm trong khoảng từ 0,1 - 0,2 mm.
Các hoạt động sống của các tế bào trong cơ thể xảy ra nhiều quá trình như đồng hóa và dị hóa, sinh sản, cảm ứng, sinh trưởng và phát triển. Mỗi tế bào trong cơ thể người đều được cung cấp dinh dưỡng từ hệ thống mạch máu từ đó hình thành nên quá trình tổng hợp các hợp chất hữu cơ phức tạp từ những chất đơn giản.
Song song với tổng hợp, các tế bào cũng thực hiện quá trình phân giải các hợp chất hữu cơ thành những chất đơn giản và giải phóng năng lượng cho cơ thể hoạt động. Hai quá trình này được gọi là đồng hóa và dị hóa. Đây được coi là hai hoạt động sống quan trọng nhất của tế bào.
Để tồn tại, tế bào cũng thực hiện quá trình sinh sản bằng cách phân chia trực tiếp hoặc gián tiếp nhằm tạo nên những tế bào mới. Quá trình phân chia tế bào diễn ra nhanh và mạnh ở người trẻ và chậm lại ở người trưởng thành. Cùng lúc đó các tế bào cũng dần chết đi và được thay thế bằng các tế bào mới.
Hy vọng bài viết trên đã giải đáp cho bạn câu hỏi: Tế bào lớn nhất trong cơ thể người là gì? Theo các nghiên cứu, tế bào lớn nhất trong cơ thể người là tế bào trứng sẽ có dạng hình cầu, đường kính nằm trong khoảng từ 0,1 - 0,2 mm.
Xem thêm: Tìm hiểu một số thông tin về tế bào nội mô giác mạc
Dược sĩ Đại họcNguyễn Thị Thảo Nguyên
Tốt nghiệp Khoa Dược trường Đại học Nam Cần Thơ. Có nhiều năm kinh nghiệm công tác trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện đang giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.