Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu
  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Phòng bệnh & Sống khoẻ

Thắc mắc: Ngủ há miệng bị đau họng có đúng hay không?

Ngày 29/01/2023
Kích thước chữ

Nhiều người có thói quen ngủ há miệng và sau khi thức dậy thì bị đau họng. Vậy có phải ngủ há miệng là nguyên nhân chính dẫn đến bị đau họng hay không? Hãy cùng tham khảo bài viết dưới đây nhé!

Ngủ há miệng có thể được xem là một trong những thói quen xấu khi ngủ. Đau họng có thể được xem là một trong những bệnh lý do thói quen ngủ há miệng gây ra.

Một số tác hại của việc há miệng khi ngủ

Gây hôi miệng: Theo nghiên cứu của các chuyên gia y khoa, tật há miệng khi ngủ sẽ dẫn đến khô miệng, nguyên nhân là do lúc này khả năng sản xuất nước bọt bị ảnh hưởng. Trong khi đó, nước bọt có tác dụng quan trọng trong việc ngăn chặn sự sinh sôi và phát triển của vi khuẩn ở khoang miệng.

Viêm nhiễm cổ họng: Ngủ há miệng không chỉ khiến khoang miệng bị khô rát mà cũng khiến họng của bạn rơi vào tình trạng tương tự, dẫn đễn tình trạng ngủ há miệng bị đau họng. Đây cũng là điều tệ hại với cổ họng bởi không chỉ gây đau rát mà còn khiến các loại vi khuẩn dễ dàng phát triển.

Sâu răng và viêm lợi: Tật ngủ há miệng sẽ làm giảm khả năng tổng hợp enzyme salivary - đây là enzym có tác dụng chống ăn mòn men răng. Nếu tình trạng này diễn ra kéo dài, những vết sâu răng sẽ nhanh chóng hình thành và viêm lợi cũng sẽ xảy ra. 

Có thật là ngủ há miệng bị đau họng hay không? 1 Ngủ há miệng có thể dẫn đến tình trạng sâu răng

Ảnh hưởng đến hệ thống tiêu hoá: Thở qua miệng sẽ gia tăng tỉ lệ nuốt phải không khí. Do đó, quá trình tiêu hóa sẽ bị ảnh hưởng như cảm giác đầy bụng tăng lên, khó tiêu, xáo trộn tại dạ dày, thậm chí còn gây trào ngược dịch vị.

Làm xấu khuôn miệng: Nếu tật há miệng khi ngủ kéo dài, khuôn mặt bạn sẽ dần bị xấu đi, nhất là phần miệng, dễ gây cằm lùi, các răng hàm trên hơi hô ra trước.

Lý do nào khiến bạn bị đau họng sau khi ngủ dậy?

Nếu bị đau họng sau khi ngủ dậy, bên cạnh nguyên nhân bắt nguồn từ tật ngủ há miệng, bạn có thể lưu ý một số nguyên nhân khác như sau:

  • Do không khí xung quanh bị lạnh, thiếu độ ẩm và khô: Khi sử dụng điều hòa ở nhiệt độ quá thấp hoặc vào mùa đông, không khí khô lạnh và độ ẩm thấp dễ khiến cơ thể bị nhiễm lạnh sau khi ngủ dậy, từ đó gây đau rát cổ họng, đặc biệt là tật há miệng khi ngủ.
  • Cơ thể bị mất nước: Một giấc ngủ dàicó thể khiến cơ thể bị mất nước. Bị bệnh tiểu đường hoặc một số loại thuốc cũng gây ra tác dụng phụ là mất nước lúc ngủ, từ đó khiến cổ họng bị đau rát vào buổi sáng ngủ dậy.
  • Thói quen ngủ ngáy: Ngủ ngáy, thở bằng miệng lúc ngủ thường gây đau cổ họng lúc mới ngủ dậy. Bạn có thể ngủ ngáy do cơ thể mệt mỏi, nhưng đây cũng có thể là một tình trạng mãn tính nếu như bạn bị béo phì, hút thuốc lá hoặc do di truyền.
  • Viêm mũi, viêm họng dị ứng: Viêm mũi hoặc viêm họng dị ứng có thể gặp ở mọi độ tuổi. Ở những người bị viêm mũi dị ứng do thời tiết, ngoài các triệu chứng như ngứa mũi, nghẹt mũi thì cổ họng cũng thường xuyên bị đau rát khi mới ngủ dậy. Khi đó, có thể bạn đã bị cảm lạnh. Ngoài ra, nếu kèm theo sốt cao, bạn nên đến gặp bác sĩ để được thăm khám điều trị kịp thời.
  • Nhiễm virus: Virus, vi khuẩn tấn công vào cơ thể, kích thích hệ miễn dịch hoạt động và suy yếu. Một số loại virus có biểu hiện đau họng như cúm, sởi, thủy đậu,... Nguy hiểm nhất là liên cầu khuẩn gây đau họng rất dữ dội và kéo dài.
  • Trào ngược axit dạ dày: Bệnh trào ngược axit dạ dày khi ngủ có thể để lại cảm giác nóng rát cổ họng sau khi ngủ dậy. Axit dạ dày có thể làm tổn thương niêm mạc thực quản và đường hô hấp trên, do đó bạn cần nhanh chóng điều trị bệnh.
Có thật là ngủ há miệng bị đau họng hay không? 2 Ngủ há miệng gây ngáy và dẫn đến đau họng sau khi ngủ dậy

Làm gì để không đau rát cổ họng sau khi ngủ dậy?

Để phòng ngừa đau rát cổ họng sau khi ngủ dậy, bạn nên lưu ý một số vấn đề như sau:

  • Khi dùng điều hòa hoặc khi thời tiết khô, thiếu độ ẩm, hãy sử dụng thêm máy phun sương để tăng cường độ ẩm cho phòng ngủ.
  • Vào mùa đông, đặc biệt là khi giao mùa, nên chú ý mặc ấm hoặc đắp chăn kín. Hạn chế để gió lùa vào phòng ngủ, tuy nhiên cũng không nên đóng kín cửa vì dễ gây thiếu oxy. Dù là lúc ngủ hay mới thức dậy cũng nên chú ý giữ ấm cơ thể.
  • Hãy uống một ly nước ấm trước khi đi ngủ hoặc sau khi thức dậy, tốt nhất là pha thêm chút mật ong để xoa dịu cổ họng.
  • Tăng cường các loại thực phẩm giàu vitamin C vào chế độ ăn hàng ngày để tăng cường hệ miễn dịch.
  • Súc miệng bằng nước muối ấm vào mỗi buổi sáng ngủ dậy có thể hỗ trợ phòng ngừa triệu chứng đau rát cổ họng.
  • Nếu có thói quen ngủ ngáy hoặc ngủ ngáy mãn tính, cần tìm nguyên nhân khiến bạn ngủ ngáy là gì. Nếu do hút thuốc lá thì nên bỏ thói quen hút thuốc, do béo phì thì cố gắng giảm cân. Hoặc nằm nghiêng cũng có thể giúp giảm tình trạng ngủ ngáy.
  • Hạn chế ăn no trước khi ngủ ít nhất 2 giờ.
Có thật là ngủ há miệng bị đau họng hay không? 3 Bổ sung thực phẩm gìau vitamin C để tăng cường hệ miễn dịch tránh đau họng

Trên đây là một vài nguyên nhân gây đau họng sau khi ngủ dậy nói chung và tình trạng đau họng do ngủ há miệng nói riêng. Hi vọng với những thông tin nêu trên, quý đọc giả có thể biết được tác hại của việc ngủ há miệng dẫn đến đau họng và cách phòng ngừa hiện tượng này.

Như Nguyễn

Nguồn: Tổng hợp

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Dược sĩ Đại họcNguyễn Vũ Kiều Ngân

Đã kiểm duyệt nội dung

Tốt nghiệp Đại học Y Dược TP. Hồ Chí Minh. Có nhiều năm trong lĩnh vực dược phẩm. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.

Xem thêm thông tin