Từng làm ở Viện ISDS, nhiều năm cộng tác với CDC Thái Nguyên triển khai dự án phòng chống HIV/AIDS, 2 năm cộng tác với WHO.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Xương đòn một khi gặp lực đủ mạnh do có vật nặng đè lên đột ngột hoặc bị đánh trực tiếp rất dễ bị gãy. Nên xương nào dễ gãy nhất thì đó là phần xương đòn nhé! Để hiểu rõ hơn thì mời các bạn cùng theo dõi bài viết ngay tại đây.
Trong quá trình vận động, sinh hoạt và làm việc chúng ta dễ gặp phải các chấn thương do tai nạn lao động, tai nạn giao thông,... dẫn đến gãy xương. Vậy trên cơ thể xương nào là dễ gãy nhất? Hãy cùng Nhà thuốc Long Châu tìm hiểu về vấn đề này nhé.
Xương nào dễ gãy nhất? Xương đòn chính là xương quai xanh tỷ lệ gãy khá cao do té ngã, tai nạn trong giao thông, làm việc hay trong vận động thể thao gặp sự cố không mong muốn. Nếu gãy xương đòn được điều trị sớm thì khả năng hồi phục cũng tương đối nhanh, còn một khi để lâu có thể xuất những biến chứng không mong muốn.
Nhưng đối với tình trạng loãng xương thì những bộ phận dễ gãy còn có thể là tay, cánh tay,... Ngoài ra những tác hại của loãng xương còn rất nhiều và ảnh hưởng xấu tới sức khỏe của chúng ta.
Còn tùy thuộc vào những sự cố không mong muốn xảy ra ở cuộc sống của mỗi người. Tất nhiên là độ tuổi của người bệnh cũng ảnh hưởng lớn tới kết quả nhận định xương nào dễ gãy nhất.
Được nằm trong top xương nào dễ gãy nhất. Nên nguyên nhân gây ra gãy xương đòn cũng khá đa dạng và không khó bắt gặp trong đời sống:
Xương đòn dễ bị gãy như thế nào?
Dấu hiệu xương đòn bị gãy là sưng, bầm tím. Do chảy máu từ những mạch máu ở vết xương đòn bị gãy gây ra. Cảm thấy bị đau buốt, tổn thương đầu dây thần kinh quanh xương bị gãy. Còn với phần xương bị gãy dễ tạo một góc giữa đầu gãy khiến xương đòn bị biến dạng nặng hơn. Ngoài ra những dấu hiệu thấy khi bị gãy xương đòn là bàn tay và cánh tay yếu, bị tê dại khó cử động.
Đây đều là những dấu hiệu bên ngoài bệnh nhân hay người nhà đều có thể thấy. Nhưng đối với bác sĩ cần xác định tình trạng xương đòn và các phần cơ xung quanh vết gãy bị tổn thương ra sao thì cần tới chụp X-quang. Cho dù là xương nào dễ gãy nhất thì cũng cần làm điều này trước khi các bác sĩ đưa ra phương pháp điều trị tốt nhất.
Khi đã nghi ngờ tình trạng gãy xương đòn thì cần đi khám ngay tại cơ sở y tế uy tín nơi gần nhất. Tốt nhất là cần xử lý vết thương trước cho đến khi gặp bác sĩ. Đầu tiên là cần cố định lại phần cánh tay sát vào trong cơ thể bằng tay còn lại hoặc là bằng dây.
Đối với vết thương chảy máu trên da và dễ thấy được đầu xương bị gãy thì đây gọi là gãy hở. Đối với vị trí gãy gần xương ức có thể sẽ khiến người bệnh khó thở và khó nuốt nước bọt. Những vụ tai nạn nguy hiểm có thể khiến cho xương đòn chọc vào màng phổi hoặc phổi.
Sau khi đã chẩn đoán được chính xác xương đòn đã bị gãy và tình trạng của xương bên trong cơ thể thì các bác sĩ sẽ đưa ra phương pháp điều trị thích hợp. Cụ thể với từng dạng gãy xương đòn khác nhau sẽ có cách xử lý không giống nhau:
Sau khi bác sĩ nắn được hai đầu xương vào nhau. Tiếp theo là cách phổ biến được áp dụng nhiều nhất là cố định phần xương bằng băng hoặc bằng đai. Còn gọi là đai số 8 như vậy sẽ giúp phần xương gãy nhanh lành hơn.
Ưu điểm: Việc sử dụng đai số 8 để cố định xương sẽ giúp bệnh nhân không cần phải phẫu thuật, không có sẹo và nhanh xuất viện.
Nhược điểm: Sử dụng đai số 8 được dùng trong thời gian dài đến khi bác sĩ chỉ định tháo ra có thể lên tới hơn 1 tháng. Sẽ khiến vai đau kéo dài hoặc gây ra những vấn đề về da.
Điều trị gãy xương đòn như thế nào?
Không chỉ ảnh hưởng tới phần cơ, mạch máu xung quanh mà những mảnh vụn xương sắc nhọn còn có nguy cơ chọc vào bộ phận khác như phổi. Nên biện pháp tốt nhất chính là phẫu thuật để nhặt bỏ hết những xương vụn ra. Xử lý những vết thương chúng gây ra và tiến hành kết hợp xương đòn.
Ưu điểm của phương pháp phẫu thuật xương đòn: Bác sĩ kiểm tra được tình trạng tổn thương ở bên trong vết xương bị gãy. Chỉnh hình xương gãy được chính xác khi kết hợp hai đầu gãy với nhau.
Nhược điểm: Là để lại sẹo có thể xuất hiện những biến chứng không mong muốn sau phẫu thuật. Sau khi phẫu thuật phải mất hơn 1 tháng mới có thể xuất viện còn phụ thuộc vào mức độ nghiêm trọng.
Sau khi phẫu thuật hay dùng đai số 8 xuất viện về bệnh nhân muốn nhanh khỏe cũng cần chú ý chế độ dinh dưỡng cho người gãy xương nhanh lành. Uống thuốc đầy đủ theo kê đơn của bác sĩ cùng với phương pháp trị liệu bác sĩ đã đưa ra.
Sự hồi phục xương bình thường trở lại còn phụ thuộc vào tuổi tác, mức độ gãy xương có nghiêm trọng hay không?
Phương pháp phẫu thuật sẽ lâu hồi phục hơn là sử dụng đai số 8 mà không cần dùng tới phẫu thuật.
Sự hồi phục xương bình thường trở lại còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố
Xương nào dễ gãy nhất khiến nhiều người băn khoăn. Nhưng với nội dung trên chúng tôi đã cung cấp thì các bạn đã nắm được nguyên nhân dễ dàng gây ra gãy xương đòn ra sao? Chẩn đoán tình trạng gãy xương cũng như phương pháp điều trị tốt nhất bác sĩ có thể đưa ra. Cuối cùng chúng tôi chúc mọi người nhanh hồi phục nếu không may bị gãy xương.
Xem thêm:
Hải Yến
Nguồn tham khảo: Tổng hợp
Dược sĩ Đại học Nguyễn Tuấn Trịnh
Từng làm ở Viện ISDS, nhiều năm cộng tác với CDC Thái Nguyên triển khai dự án phòng chống HIV/AIDS, 2 năm cộng tác với WHO.