Tốt nghiệp đại học Khoa Dược. Có kinh nghiệm hơn 10 năm trong lĩnh vực Dược phẩm, tư vấn thuốc và thực phẩm chức năng. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Bên cạnh việc phát hiện sớm bệnh viêm cầu thận để điều trị kịp thời thì chế độ ăn uống trong quá trình điều trị bệnh cũng đóng vai trò quan trọng. Nhờ vào đó, người bệnh sẽ không bị ảnh hưởng và bệnh tình sẽ dần diễn biến thuận lợi hơn. Vậy viêm cầu thận có nên uống nhiều nước không? Hãy cùng Nhà thuốc Long Châu theo dõi qua bài viết dưới đây nhé!
Viêm cầu thận là tình trạng viêm bao gồm cả viêm ở các tiểu cầu thận và các mạch máu trong thận. Đây là một bệnh lý nguy hiểm đến sức khỏe có thể dẫn đến nhiều biến chứng, khó phát hiện nếu không được chữa trị kịp thời. Do đó, nhiều người thường thắc mắc rằng “viêm cầu thận có nên uống nhiều nước không?” nhằm bảo vệ sức khỏe.
Lượng nước tiêu thụ hàng ngày có tác động đáng kể đến sức khỏe và hoạt động của thận. Thận có chức năng chính là lọc máu và loại bỏ các chất thải thông qua nước tiểu. Khi uống đủ nước, thận có thể hoạt động hiệu quả hơn, giúp duy trì sự cân bằng chất lỏng và các chất điện giải trong cơ thể, đồng thời ngăn ngừa sự hình thành sỏi thận và các tình trạng khác liên quan đến tích tụ chất thải.
Khi cơ thể bị thiếu nước, nước tiểu trở nên đậm đặc hơn, làm tăng nguy cơ tạo sỏi thận do các khoáng chất như canxi, oxalate, và uric acid dễ dàng kết tủa hơn. Ngoài ra, thiếu nước còn có thể dẫn đến suy giảm chức năng thận, khiến thận phải làm việc khó khăn hơn để lọc máu và có thể gây ra tổn thương thận lâu dài.
Đối với những người mắc bệnh thận, việc tiêu thụ đúng lượng nước cần thiết càng trở nên quan trọng. Bác sĩ thường khuyên bệnh nhân thận cần điều chỉnh lượng nước uống dựa trên nhu cầu cá nhân và tình trạng sức khỏe cụ thể của họ. Quá nhiều nước có thể gây áp lực không cần thiết lên thận, trong khi quá ít nước có thể làm trầm trọng thêm tình trạng bệnh.
Viêm cầu thận có nên uống nhiều nước không? Thực tế cho thấy, với người bệnh viêm cầu thận, việc cung cấp đủ nước có thể giúp cải thiện sức khỏe. Tuy nhiên nếu uống quá nhiều hoặc không đủ có thể gây ra những ảnh hưởng xấu đến chức năng thận. Cụ thể như:
Do đó, theo các chuyên gia, nguyên tắc cơ bản của người bệnh viêm cầu thận khi uống nước là cần phải cung cấp đủ cho cơ thể với lượng khoảng 2,5 lít/ngày. Tuy nhiên, người bệnh cần kiểm soát chặt chẽ lượng nước uống tránh tạo áp lực quá mức cho thận.
Ngoài ra, trong giai đoạn mắc bệnh viêm cầu thận, việc cung cấp nước cần phải được duy trì cân bằng giữ lượng nước đưa vào cơ thể và lượng nước thải ra. Người bệnh có thể bổ sung nước qua nhiều cách khác nhau như nước uống, súp, canh và nước từ các loại thực phẩm (khoảng 300ml/ngày) hoặc qua các nguồn dịch khác như dịch truyền (nếu được chỉ định). Đồng thời, bệnh nhân cần quan tâm đến lượng nước thải ra, bao gồm nước tiểu, mồ hôi, nước qua phân và hơi thở (khoảng 500ml/ngày).
Sau khi đã tìm hiểu nội dung "viêm cầu thận có nên uống nhiều nước không?", bạn cần phải lưu ý một số vấn đề khi uống nước. Đồng thời, với người bị viêm cầu thận cần tuân thủ đảm bảo bổ sung 2 - 2,5l nước/ngày và tuân thủ những cách uống sau đây:
Không chỉ người mắc bệnh thận mà cả những người có sức khỏe bình thường cũng nên áp dụng phương pháp uống nước từng ngụm nhỏ. Theo phương pháp này, bạn nên bắt đầu bằng việc uống một ngụm nhỏ nước, khoảng 200ml, và giữ nước trong miệng trong vài giây để cho nước ngấm vào khoang miệng trước khi từ từ nuốt chậm xuống dạ dày.
Cách uống này dựa trên cơ chế phản hồi sinh học của cơ thể, khi nước vào khoang miệng, tín hiệu sẽ được truyền đến các tế bào trong cơ thể, cho phép chúng nhận biết rằng có nước đang đến và sẵn sàng để hấp thụ lượng nước này. Phương pháp này giúp cơ thể tận dụng tối đa lượng nước cần thiết, đồng thời giảm áp lực đối với chức năng thận.
Người bệnh cần ưu tiên uống nước ấm và hạn chế việc uống nước lạnh đối với hoạt động của hệ tiêu hóa. Nước ấm giúp tăng cường chức năng của nhu động ruột và hỗ trợ quá trình tiêu hóa diễn ra mượt mà hơn. Ngoài ra, việc uống nước ấm cũng có thể kích thích tuần hoàn máu.
Bạn không nên đợi đến khi khát nước mới uống, mà cần phải bổ sung liên tục mỗi ngày. Cơ thể con người luôn tiêu thụ nước liên tục để thực hiện các hoạt động. Vì thế nên, bạn đừng chờ đến lúc cảm thấy khát mới uống nước, bởi thực tế cho thấy rằng sự khát chỉ là dấu hiệu cơ thể đã mất nước quá nhiều. Bạn hãy duy trì thói quen uống nước liên tục khi cảm thấy cần, nhằm giữ cho cơ thể luôn ở trạng thái cân bằng nước.
Bài viết trên đây là những chia sẻ của Nhà thuốc Long Châu về nội dung "viêm cầu thận có nên uống nhiều nước không?". Hy vọng rằng qua bài viết này, bạn sẽ có thêm nhiều thông tin cần thiết về căn bệnh viêm cầu thận nhé!
Dược sĩ Đại họcNguyễn Thị Hồng Nhung
Tốt nghiệp đại học Khoa Dược. Có kinh nghiệm hơn 10 năm trong lĩnh vực Dược phẩm, tư vấn thuốc và thực phẩm chức năng. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.