Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu
  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Tin tức sức khỏe

Giải đáp: Bệnh viêm cầu thận có chữa được không?

Ngày 18/08/2023
Kích thước chữ

Viêm cầu thận là tình trạng cầu thận bị tổn thương làm giảm chức năng lọc nước tiểu và chất thải bên trong cơ thể. Vậy viêm cầu thận có chữa được không? Hãy cùng tìm hiểu trong bài viết này.

Viêm cầu thận là bệnh lý nguy hiểm có thể dẫn đến suy thận. Nguyên nhân gây bệnh khá đa dạng, có thể do vi sinh vật hoặc tự miễn miễn dịch. Vì thế không ít bạn đọc thắc mắc viêm cầu thận có chữa được không? Đi tìm câu trả lời với nhà thuốc Long Châu nhé.

Triệu chứng viêm cầu thận

Nếu bị viêm cầu thận nặng, nước tiểu thường sẫm màu vì có lẫn máu. Nhưng máu trong nước tiểu chỉ có thể nhìn thấy được khi làm xét nghiệm. Nước tiểu của bạn cũng có thể có bọt nếu chứa một lượng lớn protein.

Nếu có nhiều protein rò rỉ vào nước tiểu, dấu hiệu nhận biết đầu tiên là sưng chân hoặc các bộ phận khác của cơ thể. 

Bệnh viêm cầu thận là gì? Viêm cầu thận có chữa được không?
Dấu hiệu viêm cầu thận dễ nhận biết nhấtt là tình trạng phù nề ở chân, bàn chân

Tùy thuộc vào nguyên nhân gây viêm cầu thận, các bộ phận khác trên cơ thể bạn cũng có thể bị ảnh hưởng với các triệu chứng như:

  • Phát ban;
  • Đau khớp;
  • Đau bụng;
  • Hụt hơi;
  • Mệt mỏi;
  • Lòng trắng có màu vàng;
  • Đi tiểu ít hơn so với bình thường;
  • Mất cảm giác ngon miệng và sút cân;
  • Một số người bị viêm cầu thận cũng bị cao huyết áp.

Viêm cầu thận có thể chữa được không?

Viêm cầu thận cấp hoàn toàn có thể tự khỏi. Dẫu vậy bệnh cũng cần điều trị tạm thời bằng thuốc hoặc chạy thận nhân tạo để loại bỏ chất lỏng dư thừa và kiểm soát huyết áp cao cũng như suy thận.

Thuốc kháng sinh không được sử dụng cho bệnh viêm cầu thận cấp tính, nhưng lại có tác dụng đáng kể trong việc điều trị các bệnh liên quan đến nhiễm khuẩn.

Bệnh viêm cầu thận là gì? Viêm cầu thận có chữa được không?
Viêm cầu thận có thể chữa được không?

Nếu tình trạng bệnh diễn tiến xấu nhanh chóng, bạn có thể phải dùng thuốc liều cao, thậm chí bác sĩ sẽ yêu cầu lọc huyết tương, một quy trình lọc máu đặc biệt để loại bỏ các protein có hại khỏi máu.

Vậy còn viêm cầu thận mạn có chữa được không? Hiện nay, chưa có phương pháp điều trị cụ thể cho dạng mãn tính của bệnh viêm cầu thận. Tuy nhiên, bác sĩ có thể đưa ra một số lời khuyên để tránh tình trạng bệnh trở nặng như:

  • Ăn ít protein, muối và kali;
  • Kiểm soát huyết áp;
  • Uống bổ sung canxi
  • Điều trị bọng mắt bằng thuốc lợi tiểu (thuốc nước).

Nhiều người bị viêm cầu thận không có triệu chứng, vậy nên việc khám sức khỏe định kỳ là rất cần thiết.

Viêm cầu thận có chữa được không? Với sự tiến bộ của ngành y, hy vọng về việc chữa trị và kiểm soát viêm cầu thận ngày càng trở nên khả thi hơn. Tuy nhiên, duy trì lối sống lành mạnh và tuân thủ hướng dẫn từ các chuyên gia y tế mới là chìa khoá để giảm nguy cơ mắc bệnh.

Có mấy loại viêm cầu thận?

Có hai loại viêm cầu thận: Viêm cầu thận cấp tính và viêm cầu thận mạn tính.

Viêm cầu thận cấp tính

Dạng cấp tính phát triển rất đột ngột. Đôi khi, tình trạng bệnh tự tiến triển. Tuy nhiên trong hầu hết trường hợp, thận có thể ngừng hoạt động trừ khi bắt đầu được điều trị đúng cách. Các triệu chứng bao gồm:

  • Bọng mắt vào buổi sáng;
  • Đi tiểu ra máu (hoặc nước tiểu màu nâu);
  • Đi tiểu ít hơn bình thường.

Ngoài ra, chất lỏng dư thừa trong phổi có thể gây khó thở và ho. Nếu bạn có bất kỳ hoặc tất cả các triệu chứng này, hãy đến cơ sở y tế gần nhất để được thăm khám và chăm sóc ngay lập tức.

Một số nguyên nhân gây bệnh viêm cầu thận cấp như viêm họng, lupus, hội chứng Goodpasture, bệnh Wegener và viêm động mạch nút. Chính vì thế, việc chẩn đoán sớm và điều trị kịp thời là rất quan trọng để ngăn ngừa suy thận.

Viêm cầu thận mạn tính

Dạng mạn tính tiến triển ngấm ngầm (không có triệu chứng) trong nhiều năm, thường dẫn đến suy thận hoàn toàn. Các triệu chứng ban đầu của dạng mạn tính bao gồm:

Ngoài ra, các biểu hiện bệnh của suy thận bao gồm:

  • Chán ăn;
  • Buồn nôn và ói mửa;
  • Mệt mỏi;
  • Khó ngủ;
  • Da khô và ngứa;
  • Chuột rút vào ban đêm.

Chẩn đoán viêm cầu thận

Xét nghiệm máu để đo lượng protein và tế bào máu trong nước tiểu giúp bác sĩ biết bạn mắc loại bệnh gì và bệnh đó đã làm tổn thương thận của bạn ở mức độ nào.

Trong một số trường hợp, có thể cần làm xét nghiệm sinh thiết thận. Theo đó, một mảnh nhỏ của quả thận của bạn sẽ được lấy ra bằng một cây kim đặc biệt và được quan sát dưới kính hiển vi.

Bệnh viêm cầu thận là gì? Viêm cầu thận có chữa được không?
Xét nghiệm máu và xét nghiệm nước tiểu xác định tình trạng hoạt động của thận

Bệnh viêm cầu thận có phòng ngừa được không?

Vệ sinh sạch sẽ, “quan hệ tình dục an toàn” và tránh dùng thuốc tiêm tĩnh mạch góp phần ngăn ngừa nhiễm vi-rút như HIV và viêm gan - những nguyên nhân có thể dẫn đến bệnh viêm cầu thận.

Bên cạnh đó, cần kiểm soát huyết áp ở những người bị viêm cầu thận mãn tính bởi nó có thể làm chậm quá trình tổn thương thận. Bác sĩ có thể yêu cầu bạn ăn ít chất đạm hơn trong chế độ ăn hàng ngày.

Xem thêm: 

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Dược sĩ Đại họcNguyễn Thanh Hải

Đã kiểm duyệt nội dung

Tốt nghiệp Đại học Dược Hà Nội, với hơn 10 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện là giảng viên giảng dạy các môn Dược lý, Dược lâm sàng,...

Xem thêm thông tin