Dược sĩ chuyên ngành Dược lâm sàng, với nhiều năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực dược phẩm. Là Dược sĩ Long Châu đạt được chứng chỉ bệnh học cấp quốc tế. Hiện đang là giảng viên tại Trung tâm Đào tạo FPT Long Châu.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Thận bị ứ nước có nên uống nhiều nước không là câu hỏi được rất nhiều người bệnh quan tâm. Hãy cùng chúng tôi giải đáp thắc mắc này qua bài viết dưới đây!
Thận bị ứ nước là căn bệnh nguy hiểm nhưng lại vô cùng phổ biến. Điều này khiến không ít người bệnh lo lắng rằng liệu thận bị ứ nước có nên uống nhiều nước không. Người mắc bệnh thận ứ nước nên xây dựng chế độ dinh dưỡng như thế nào? Bài viết dưới đây sẽ cung cấp cho bạn những thông tin cụ thể nhất để cải thiện căn bệnh này.
Trước khi đi tìm câu trả lời cho thắc mắc thận bị ứ nước có nên uống nhiều nước không, chúng ta cần hiểu rõ về tình trạng thận ứ nước.
Thận ứ nước là tình trạng tổn thương ở thận, xảy ra khi thận bị giãn to hơn so với bình thường. Nguyên nhân bắt nguồn từ việc lượng nước tiểu không thoát được ra ngoài và tích tụ lại ở một hoặc cả hai bên thận khiến cho kích thước của thận to lên bất thường.
Trên thực tế, hệ tiết niệu của một người bình thường còn bao gồm nhiều cơ quan khác như: Thận, niệu quản, niệu đạo, bàng quang,... Chúng liên kết chặt chẽ và phối hợp với nhau một cách nhịp nhàng để đào thải độc tố ra khỏi cơ thể. Vì vậy, chỉ cần một cơ quan bị tắc nghẽn, nước tiểu đều sẽ tích lũy lại ở thận, gây ra tình trạng thận ứ nước.
Bệnh thận ứ nước được chia thành 4 cấp độ chính. Trong đó, cấp độ 1 là cấp độ nhẹ nhất, chưa quá nguy hiểm và khả năng phục hồi là rất lớn. Đến cấp độ 3 và 4, thận ứ nước còn có thể kéo theo nhiều nguy cơ khác như: Suy thận, giãn bể thận, viêm đài bể thận,...
Theo phân tích của các chuyên gia tại Bệnh viện Y học cổ truyền Trung ương, thận ứ nước ở cấp độ 1, 2 đồng nghĩa với việc những viên sỏi hình thành trong thận còn nhỏ, chưa gây tắc nghẽn đường tiểu. Vậy thận bị ứ nước có nên uống nhiều nước không?
Lúc này, bệnh nhân nên uống nhiều nước, ít nhất từ 1,5 - 2 lít nước/ngày để bài sỏi ra khỏi cơ thể. Tuy nhiên, bạn không nên uống nhiều nước trong cùng một lúc mà nên chia ra uống thành nhiều lần, mỗi lần uống một lượng nhỏ.
Nếu tình trạng thận ứ nước đã đạt đến cấp độ 3 và 4, đi kèm với hiện tượng thận giãn to trên 15mm, đài và bể thận khó phân biệt thì người bệnh không nên uống nhiều nước, đặc biệt là uống các loại thuốc lợi tiểu. Thói quen này sẽ tạo gánh nặng lên thận, ảnh hưởng nghiêm trọng đến chức năng thận - tiết niệu.
Bên cạnh câu hỏi “Thận bị ứ nước nên uống nhiều nước không?”, nhiều người bệnh cũng không khỏi băn khoăn nên uống nước gì để cải thiện các triệu chứng của bệnh. Các chuyên gia đã khuyến nghị người bệnh nên uống nhiều những loại nước sau:
Ngoài thức uống, người mắc bệnh thận ứ nước cũng cần quan tâm hơn tới chế độ dinh dưỡng hàng ngày. Dưới đây là một số loại thực phẩm sẽ hỗ trợ đắc lực cho quá trình điều trị bệnh:
Nhiều nghiên cứu mới đây đã chỉ ra rằng, canxi rất tốt cho sức khỏe của người mắc bệnh thận ứ nước. Canxi giúp làm giảm các triệu chứng của bệnh, rút ngắn thời gian đào thải độc tố ra khỏi cơ thể.
Canxi cũng rất dễ hấp thu, được tìm thấy nhiều trong các loại thực phẩm quen thuộc như: Hải sản, các loại hạt, các loại đậu, bơ, sữa và các thực phẩm từ sữa,...
Dù là người bệnh hay người khỏe mạnh thì trong chế độ dinh dưỡng cũng không thể thiếu được rau xanh. Khi cơ thể được cung cấp đầy đủ chất xơ, hoạt động của thận sẽ diễn ra một cách dễ dàng hơn. Từ đó, chất độc hại hay sỏi thận cũng được đào thải một cách triệt để.
Để bổ sung rau xanh vào chế độ dinh dưỡng hàng ngày, người bệnh có thể thay đổi đa dạng các món ăn với rau như: Nấu canh, luộc, xào, hấp,... Ngoài ra, trái cây tươi, lúa mạch và ngũ cốc cũng chứa một lượng rất lớn các chất xơ có lợi cho quá trình bài tiết.
Chất béo lành mạnh được hiểu là chất béo được chiết xuất từ thực vật, có hàm lượng cholesterol thấp, bao gồm: Dầu đậu nành, dầu mè, dầu ô liu,... Đồng thời, bạn cũng nên hạn chế tối đa thói quen tiêu thụ những chất béo có hại cho cơ thể như: Dầu ăn, mỡ động vật,...
Hy vọng qua bài viết này, bạn đã biết thận bị ứ nước có nên uống nhiều nước không. Ngoài việc uống nước phù hợp, bạn cũng nên thay đổi chế độ dinh dưỡng của bản thân để cải thiện triệu chứng bệnh và nâng cao sức khỏe toàn diện nhé!
Dược sĩ Đại họcPhạm Nguyễn Hoàng Kim
Dược sĩ chuyên ngành Dược lâm sàng, với nhiều năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực dược phẩm. Là Dược sĩ Long Châu đạt được chứng chỉ bệnh học cấp quốc tế. Hiện đang là giảng viên tại Trung tâm Đào tạo FPT Long Châu.