Tốt nghiệp Đại Học Dược Hà Nội - chuyên môn Dược lâm sàng. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Ra máu âm đạo là một tình trạng khiến nhiều mẹ bầu lo lắng dù ở bất kỳ tuần thai nào. Đặc biệt ở tuần 39 là thời điểm em bé chuẩn bị chào đời nên càng đáng chú trọng hơn. Thai 39 tuần ra máu nhưng không đau bụng là dấu hiệu chuyển dạ hay là một bệnh lý gì đặc biệt khác.
Mang thai và sinh con là một quá trình gian nan và cực khổ của mỗi mẹ bầu, luôn phải lo lắng về bất kỳ thay đổi nào của bản thân. Vậy thai 39 tuần ra máu nhưng không đau bụng có nguy hiểm không? Làm thế nào để nhận biết dấu hiệu mẹ bầu chuẩn bị sinh? Cùng nhà thuốc Long Châu tìm hiểu thông qua bài viết sau đây.
Vào những tháng cuối thai kỳ mẹ bầu thường sẽ xuất hiện dấu hiệu máu báo. Tình trạng ra máu cũng có thể là dấu hiệu chuẩn bị chuyển dạ của các mẹ bầu.
Một tuần trước khi sinh mẹ có những biểu hiện như bụng tụt, đau lưng, vỡ ối hoặc những cơn đau âm ỉ từ vùng bụng dưới, ra nhầy hồng âm đạo. Tuy nhiên, sẽ có những trường hợp, mẹ ra máu nhưng không đau bụng. Đây là dấu hiệu thường khiến các mẹ bầu căng thẳng, sợ hãi vì không biết khi nào mình sẽ sinh để chuẩn bị trước.
Cụ thể khi sắp tới lúc chuyển dạ, mẹ bầu có hiện tượng bong nút nhầy cổ tử cung với biểu hiện ra chất nhầy có màu hồng nhạt hay màu nâu. Bên cạnh việc ra máu thường sản phụ sẽ kèm theo những cơn đau do hiện tượng tử cung co thắt thường xuyên và liên tục. Vì vậy khi gặp tình trạng ra máu nhưng không đau bụng sẽ làm cho mẹ lo lắng hơn bao giờ hết.
Với tình huống này ta có thể nghĩ đến hai trường hợp như sau: Thứ nhất, mẹ bầu có dấu hiệu chuyển dạ nhưng hiện tượng đau bụng xảy ra muộn. Thứ hai, mẹ bầu đang các tình trạng bệnh lý nguy hiểm khác như rau tiền đạo… Vì thế, để an toàn thì mẹ nên đến gặp bác sĩ để thăm khám và chẩn đoán ngay sau khi ra máu nhưng không đau bụng.
Ngoài ra, triệu chứng ra huyết hồng này cũng có thể là dấu hiệu của đẻ non vì tử cung co bóp nhiều hơn gây ảnh hưởng đến thai nhi và ra máu. Mẹ bị cuống rốn tiền đạo cũng ra huyết hồng nhưng không đau bụng do mạch máu trong dây rốn bị vỡ ra. Khi đó em bé sẽ bị thiếu oxy để thở dẫn tới chết ngay trong bụng mẹ khi chưa kịp chào đời. Và nguy hiểm nhất là vỡ tử cung gây mất máu nhiều và khó giữ được tính mạng thai nhi.
Hiện tượng ra máu báo chuẩn bị sinh có thể do nhiều nguyên nhân như sau:
Vào tuần thai thứ 39, thai nhi sẽ di chuyển xuống dưới tử cung làm bụng của mẹ bầu cũng tụt xuống dưới. Vì vậy, mẹ bầu sẽ luôn có cảm giác nặng nề và mệt mỏi, việc đi lại cũng khó khăn hơn. Trong trường hợp ở 39 tuần tuổi thai mà bụng mẹ vẫn chưa tụt xuống thì có thể là do ngôi thai ngược.
Ở tuần thứ 39 của thai kỳ dịch nhầy ở cổ tử cung cũng sẽ tiết ra nhiều hơn. Lúc này, nếu dịch nhầy có màu trắng, trắng đục, hoặc màu vàng thì chưa phải dấu hiệu chuyển dạ cần phải sinh ngay. Khi dịch nhầy ở cổ tử cung có màu hồng hoặc màu nâu, thì khả năng cao là mẹ bầu sẽ chuẩn bị sinh con trong vòng 24 giờ tới.
Bên cạnh đó dấu hiệu ra dịch âm đạo có thể là do mẹ mắc phải các bệnh phụ khoa khi dịch âm đạo của mẹ có màu vàng, màu trắng đục sền sệt, có mùi hôi. Do đó, mẹ bầu nên vệ sinh sạch sẽ âm đạo để tránh tình trạng viêm, nhiễm trùng âm đạo.
Vì khi tử cung bắt đầu giãn nở cũng là lúc con đã sẵn sàng và chuẩn bị cùng mẹ vượt cạn. Do đó, khi thấy dấu hiệu sắp sinh này ở tuần thứ 39 của thai kỳ, mẹ bầu cần chuẩn bị tinh thần cũng như hành trang để đến bệnh viện theo dõi sinh con.
Vỡ ối là dấu hiệu chắc chắn trẻ sẽ chuẩn bị chào đời, lúc này mẹ hãy đến ngay cơ sở y tế gần nhất.
Những cơn go xuất hiện liên tục, dồn dập với tần suất ngày càng nhiều và đau hơn khi ở tuần thai thứ 39 thì đây là dấu hiệu chuyển dạ thật sự. Khi mẹ bầu có xuất hiện cơn go tử cung tăng dần kèm theo rỉ ối thì nên tới bệnh viện để chuẩn bị đón bé chào đời. Đây là dấu hiệu sắp sinh chính xác nhất mà mẹ nên biết trong giai đoạn tuần thứ 39.
Như đã trình bày ở trên, ra máu âm đạo nhưng không đau có thể có hai trường hợp xảy ra vì vậy, mẹ nên tới bệnh viện để được bác sĩ kiểm tra. Nếu mẹ bầu ra máu âm đạo không đau và không có các dấu hiệu chuyển dạ khác thì khả năng mẹ bầu mắc các bệnh lý nguy hiểm ở tuần thứ 39 khá cao.
Vào tuần thứ 39 của thai kỳ, thai nhi di chuyển xuống vùng chậu của mẹ sẽ khiến mẹ bị đau lưng nhiều hơn. Vì vậy, mẹ hãy thư giãn và nhờ chồng hoặc người thân massage cho để giảm đau nhức lưng. Đồng thời massage đúng cách cũng sẽ giúp mẹ cảm thấy bớt đau hơn khi lâm bồn.
Như vậy quá trình mang thai của phụ nữ thật sự là một hành trình gian nan và luôn rình rập những nguy hiểm không lường được. Hy vọng với những thông tin trên đã giúp mẹ an tâm hơn và nên đến gặp bác sĩ khi thai 39 tuần ra máu nhưng không đau bụng.
Dược sĩ Đại họcNguyễn Chí Chương
Tốt nghiệp Đại Học Dược Hà Nội - chuyên môn Dược lâm sàng. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.