Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu

Tham khảo một số cách kiểm soát đường huyết không dùng thuốc

Ngày 27/08/2022
Kích thước chữ
  • Mặc định

  • Lớn hơn

Bệnh nhân tiểu đường thường phải dùng thuốc uống kiểm soát đường huyết để giữ đường huyết ở mức an toàn. Tuy nhiên vẫn có những cách kiểm soát đường huyết không dùng thuốc an toàn, hiệu quả mà bạn có thể tham khảo.

Dưới đây, nhà thuốc Long Châu sẽ gợi ý cho bạn những cách kiểm soát tốt chỉ số đường huyết bên cạnh việc sử dụng thuốc hoặc điều chỉnh lối sống. Bạn có thể chủ động áp dụng để tăng hiệu quả các phương pháp đang điều trị bệnh nhé.

Uống nhiều nước hàng ngày

Đối với người bị đái tháo đường, lượng đường huyết khi tăng sẽ dẫn đến sự đào thải nước tiểu tăng để đưa lượng đường ra ngoài cơ thể. Khi nước tiểu bài tiết ra ngoài nhiều sẽ dẫn đến tình trạng cơ thể bị mất nước. 

Khi người bị tiểu đường mất nước có thể dẫn đến tình trạng máu cô đặc, nồng độ chất hòa tan tăng gây khó khăn cho việc đào thải đường thừa và chất cặn bã ra ngoài, dẫn đến nguy cơ hôn mê do nhiễm toan ceton và tăng áp lực thẩm thấu máu. 

Với một người khỏe mạnh, trung bình mỗi ngày cần phải uống 1,5 - 2 lít nước. Còn đối với bệnh nhân đái tháo đường cần uống nhiều hơn để bù lại lượng nước bị thất thoát. Khi bổ sung nước đầy đủ sẽ giúp tăng lưu lượng máu, tốc độ tuần hoàn ngoại vi được cải thiện, ngăn chặn các biến chứng khó lường do bệnh đái tháo đường gây ra. 

Cách kiểm soát đường huyết không dùng thuốc 1

Bệnh nhân đái tháo đường cần uống nhiều hơn để bù lại lượng nước bị thất thoát

Bổ sung nhiều chất xơ

Việc bổ sung chất xơ sẽ giúp lượng đường huyết được ổn định hơn. Chất xơ sẽ giúp mau no, không tạo năng lượng, làm chậm hấp thụ các chất bột đường có trong ruột, kích thích các hoạt động co bóp của ruột và tiêu hóa thức ăn. 

Chất xơ thường có trong các loại rau xanh, trái cây có cỏ, củ quả, các loại đậu, gạo lứt, khoai,... Theo nghiên cứu, người bệnh đái tháo đường nên bổ sung khoảng 25g chất xơ hàng ngày để insulin hoạt động tốt, lượng đường huyết sau ăn không tăng quá nhanh. 

Nếu bạn gặp khó khăn khi ăn chất xơ thì nên ban đầu nên bổ sung một lượng nhỏ sau đó tăng dần nên, kết hợp với uống nhiều nước mỗi ngày để giảm khó tiêu, đầy bụng, giảm chỉ số HbA1c, ngăn ngừa biến chứng của bệnh đái tháo đường. 

Chế độ dinh dưỡng hợp lý

Một cách để hỗ trợ điều trị đái tháo đường là xây dựng chế độ dinh dưỡng, ăn uống phù hợp. Có nhiều bệnh nhân bị tăng đường huyết sau bữa ăn, do đó, cần lưu ý những điều sau:

  • Cần chia các bữa ăn thành các bữa nhỏ, 3 bữa chính và 1-3 bữa phụ với lượng calo phân bổ vào từng bữa ăn hợp lý.
  • Ăn đúng giờ, đều đặn, không được bỏ bữa kể cả khi bệnh nặng hoặc không muốn ăn.
  • Giữ lượng tinh bột ổn định và phù hợp bằng cách thay thế thức ăn giàu tinh bột bằng các thức ăn giúp chỉ số đường huyết ổn định như khoai tây, gạo lứt, khoai sọ, ngũ cốc thô.
  • Không ăn các loại thức ăn có lượng đường hóa học cao như bánh kẹo, nước ngọt có gas, bia rượu, sữa, đồ ăn đóng hộp. 
  • Bổ sung các loại trái cây, rau xanh để cung cấp lượng vitamin cho cơ thể. Tuy nhiên không nên ăn các loại quả chín, mềm, có độ ngọt cao như nhãn, xoài, sầu riêng,...
  • Theo một số nghiên cứu, nếu mỗi ngày uống khoảng 150ml rượu vang sẽ giúp giảm nguy cơ bị bệnh tim ở bệnh nhân tiểu đường type 2. 

Cách kiểm soát đường huyết không dùng thuốc 2

Xây dựng chế độ dinh dưỡng, ăn uống phù hợp

Thường xuyên vận động, thể dục

Việc rèn luyện thể dục, thể thao thường xuyên sẽ giúp tim tăng sức chịu đựng, điều hòa đường huyết tốt hơn. Tùy vào từng thể trạng của từng người mà sẽ có những bài tập thể dục và thời gian vận động thân thể khác nhau.

Tập thể dục rất tốt cho bệnh nhân bị tiểu đường vì các hoạt động này sẽ giúp cơ thể tiêu thị lượng glucose tốt hơn, giảm lượng đường trong máu. Một số bộ môn có thể phù hợp với người bệnh như đi bộ, đi xe đạp, bơi lội, yoga,... tùy theo khả năng và sức khỏe của từng người. 

Kiểm soát tốt stress

Khi bệnh nhân đái tháo đường bị stress, căng thẳng quá mức thì lượng đường huyết cũng bị tác động. Khi đó, cơ thể sẽ tăng tiết cortisol - hormone đối kháng làm giảm insulin khiến đường huyết có xu hướng tăng. 

Ngoài ra, stress cũng tác động trực tiếp đến hành vi bệnh nhân, dẫn đến các thói quen không tốt như: Tiêu thụ cafe, rượu bia, thuốc lá, đồ ăn nhanh,... khiến cơ thể khó ổn định đường huyết. 

Người bệnh đái tháo đường nên xây dựng lối sống vui vẻ, lạc quan, thư giãn kết hợp với giải trí lành mạnh, tập thể dục hoặc thiền để cân bằng cảm xúc, hạn chế stress. 

Chủ động theo dõi đường huyết tại nhà

Việc tự theo dõi chỉ số đường huyết tại nhà sẽ giúp bạn chủ động hơn trong việc phòng ngừa và điều trị bệnh. Bạn có thể tự điều chỉnh, cân bằng chế độ dinh dưỡng, duy trì các hoạt động vận động. Bên cạnh đó, thông qua các chỉ số, khi tái khám, bác sĩ sẽ có cơ sở để kê đơn thuốc phù hợp.

Máy đo đường huyết FaCare TD-4277 & FC-G168 (không Bluetooth) giúp người bệnh dễ dàng theo dõi chỉ số đường huyết của mình tại nhà mà không cần phải đến bệnh viện để đo. Với khả năng lưu trữ kết quả đo không giới hạn, người bệnh có thể so sánh được chỉ số đường huyết trước và sau bữa ăn. Màn hình hiển thị rõ kết quả đo, thời gian đo và biểu đồ kết quả nên rất tiện lợi khi sử dụng.

Sản phẩm đã được trải qua nhiều kiểm nghiệm nghiêm ngặt, qua các cuộc thử nghiệm lâm sàng quy mô lớn nên được nhiều người lựa chọn và tin dùng. 

Cách kiểm soát đường huyết không dùng thuốc 3

Máy đo đường huyết FaCare TD-4277 & FC-G168 (không Bluetooth)

Việc tự kiểm soát đường huyết tại nhà mang lại nhiều lợi ích rất lớn cho sức khỏe mỗi người. Hy vọng với những cách trên, mọi người có thể tham khảo và áp dụng tại nhà để theo dõi sức khỏe bản thân và các thành viên trong gia đình một cách tốt và hiệu quả nhất. 

Hoàng Trang

Nguồn tổng hợp

Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm