Dược sĩ Đại học có nhiều năm kinh nghiệm trong việc tư vấn Dược phẩm và hỗ trợ giải đáp thắc mắc về Bệnh học. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Một trong các tổn thương của hệ thần kinh chi dưới là đau thần kinh bịt, do nhiều nguyên nhân gây ra. Vậy dây thần kinh bịt là gì? Khi nào thì xảy ra tình trạng đau thần kinh bịt và cách điều trị ra sao. Hãy tìm hiểu những thông tin hữu ích trong bài viết dưới đây để hiểu rõ hơn về căn bệnh này.
Dây thần kinh bịt nằm trong háng của con người, đảm nhận chức năng cảm nhận cảm giác và sự chuyển động cơ bắp ở đùi trong. Có nhiều lý do có thể làm tổn thương dây thần kinh, điển hình là chấn thương thể thao và các biến chứng trong thủ thuật y tế.
Một trong nhiều dây thần kinh ngoại vi chạy qua háng của con người là dây thần kinh bịt. Đây là một phần của hệ thống thần kinh ngoại vi, giúp não của chúng ta giao tiếp với phần còn lại của cơ thể.
Dây thần kinh bịt (rễ thần kinh) có điểm bắt đầu nằm trong đám rối thắt lưng. Một mạng lưới các dây thần kinh đảm nhiệm chức năng chuyển động và cảm giác ở chi dưới là đám rối thắt lưng bao gồm đùi, bắp chân và bàn chân.
Các sợi thần kinh hình thành nên dây thần kinh bịt bắt đầu ở phần dưới của cột sống, bao gồm đốt sống (xương cột sống) L2, L3 và L4.
Dây thần kinh bịt:
Khi dây thần kinh bịt đến vùng háng sẽ chia thành ba nhánh chính:
Đôi khi, chức năng vận động cho các cơ pectineus ở đùi trên và đùi trong cũng do nhánh trước đảm nhiệm. Thông thường, dây thần kinh đùi cung cấp chuyển động cho các cơ này, ở một số người có giải phẫu khác điều này có thể là một biến thể hiếm gặp.
Chức năng của dây thần kinh bịt như sau:
Để giảm bớt cảm giác (block khối dây thần kinh), bác sĩ có thể tiêm thuốc vào dây thần kinh bịt với các mục đích sau:
Đau thần kinh bịt là một trong những vấn đề chính của chấn thương dây thần kinh bịt. Các điều kiện dẫn đến tình trạng này bao gồm:
Chèn ép dây thần kinh: Do áp lực bất thường từ các mô lân cận, bao gồm tình trạng sưng dây chằng và các tình trạng trong xương chậu của bạn như lạc nội mạc tử cung khiến các dây thần kinh mất chức năng. Khi mang thai, người bệnh có thể gặp chèn ép dây thần kinh.
Bệnh lý thần kinh bịt: Do tác động bất thường hoặc chấn thương đột ngột có thể gây tổn thương dây thần kinh.
Thoát vị bịt: Dây thần kinh bịt bị chèn ép do mô bụng bị thoát vị và tác động tới ống bịt.
Chấn thương vùng chậu: Trong quá trình sinh nở, chấn thương vùng chậu có thể xảy ra; tai nạn xe hơi, chảy máu bên trong dẫn đến chèn ép dây thần kinh.
Các khối u hoặc ung thư vùng chậu: Do sự hình thành các khối u bất thường trên bàng quang, cổ tử cung, trực tràng và nhiều cơ quan khác.
Chấn thương thể thao: Những chấn thương khi chơi các môn thể thao như bóng đá, các môn thể thao yêu cầu phải ngồi lâu như đi xe đạp hoặc cưỡi ngựa.
Các biến chứng của phẫu thuật vùng chậu: Khi cố gắng tiếp cận vị trí thực hiện phẫu thuật, bác sĩ phẫu thuật có thể làm tổn thương dây thần kinh bịt. Dây thần kinh bịt có thể bị kéo căng, nén trong thời gian ngắn trong quá trình phẫu thuật hoặc bị tổn thương do dụng cụ phẫu thuật.
Một số phẫu thuật, bao gồm sinh con gây tác động lên dây thần kinh bịt do yêu cầu tư thế chân phải đặt xa cơ thể.
Bệnh lý thần kinh bịt do các loại phẫu thuật sau đây gây ra:
Người bệnh sẽ được chỉ định thực hiện điện cơ đồ nhằm xác định và kiểm tra chính xác nguyên nhân dẫn đến rối loạn chức năng thần kinh. Phương pháp này có tác dụng xác định rõ các bất thường tại khu vực đau thần kinh bịt và được chỉ định khi bắt đầu nghi ngờ các triệu chứng lâm sàng có liên quan đến tình trạng đau thần kinh bịt.
Kỹ thuật điện cơ đồ giữ vai trò rất quan trọng trong chẩn đoán rối loạn thần kinh - cơ. Bằng cơ chế ghi lại các hoạt động điện tạo ra từ các cơ xương trong cơ thể, kỹ thuật này thường được áp dụng trong các trường hợp cần đánh giá chức năng của cơ bắp và dây thần kinh.
Ngoài điện cơ đồ, để loại trừ các bệnh lý tiềm ẩn liên quan đến xương khớp, bệnh nhân bị đau thần kinh bịt cần được chụp X-quang thường quy vùng hông, khung chậu, cột sống và vùng đùi.
Dựa trên các triệu chứng lâm sàng, người bệnh cần được chỉ định thực hiện thêm các loại xét nghiệm (xét nghiệm công thức máu, máu lắng, kháng thể kháng nhân, axit uric máu) ngoài điện cơ đồ, chụp X-quang.
Chụp cộng hưởng từ phần khung chậu, cột sống, đầu gần chi dưới được chỉ định đối với những người nghi ngờ có khối máu tụ hoặc khối u đè ép thần kinh bịt để kiểm tra nguy cơ.
Ở giai đoạn đầu của bệnh, việc điều trị hỗ trợ người bệnh giảm đau, giảm viêm và cải thiện các triệu chứng khó chịu do bệnh gây ra; kế tiếp là xử lý nguyên nhân gây bệnh, phục hồi chức năng vận động và sức cơ cho bệnh nhân; sau cùng là tăng cường và củng cố chất lượng hệ thống cơ xương khớp, phòng ngừa nguy cơ tái phát bệnh trong tương lai.
Tóm lại, dây thần kinh bịt giữ vai trò quan trọng trong việc giữ thăng bằng khi đi lại, vận động chân. Do đó, khi bị chấn thương ở vùng háng hoặc có dấu hiệu gì bất thường hãy đến bệnh viện để được thăm khám ngay.
Xem thêm: Viêm dây thần kinh tai là gì? Cách nhận biết và điều trị
Dược sĩ Đại họcNguyễn Mỹ Huyền
Dược sĩ Đại học có nhiều năm kinh nghiệm trong việc tư vấn Dược phẩm và hỗ trợ giải đáp thắc mắc về Bệnh học. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.