Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu
  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Mẹ & bé/
  4. Mang thai

Thành bụng mỏng khi mang thai có sao không?

Ngày 19/09/2024
Kích thước chữ

Thành bụng mỏng khi mang thai là điều không hề hiếm gặp, thậm chí tình trạng này còn khá phổ biến. Vậy vấn đề trên liệu có nguy hiểm hay chỉ là hiện tượng sinh lý bình thường, hoàn toàn vô hại đối với cả mẹ và bé? Hãy cùng tìm hiểu rõ hơn trong nội dung bài viết dưới đây nhé!

Cơ thể mẹ bầu có rất nhiều thay đổi khi bước vào thai kỳ. Trong đó, có những dấu hiệu hoàn toàn bình thường, lại có những triệu chứng bất thường, tiềm ẩn yếu tố nguy cơ. Vậy thành bụng mỏng khi mang thai liệu có phải là điều đáng lo ngại trong giai đoạn bầu bí?

Bụng của mẹ bầu thay đổi thế nào khi mang thai?

Bạn có biết khi mang thai, vùng bụng của thai phụ sẽ thay đổi như thế nào không?

Tăng kích thước

Đây là dấu hiệu dễ nhận thấy nhất ở thai phụ, đặc biệt là trong tam cá nguyệt thứ hai và thứ ba.

Sự gia tăng thể tích vùng bụng có liên quan mật thiết với sự lớn lên của bé con. So với thời điểm trước khi thai cấn, bụng có người mẹ có thể to hớn gấp 3 - 5 lần. Với những thai phụ mang đa thai thì sự chênh lệch lại càng rõ rệt.

Da bị kéo giãn và mỏng hơn

Đây là hiện tượng sinh lý bình thường và gặp ở hầu hết mọi thai phụ. Da và cơ của bạn không phát triển nhanh bằng tốc độ lớn lên của bé. Vậy nên da sẽ căng ra và mỏng hơn hẳn so với ban đầu. Đặc biệt là trong 3 tháng cuối thai kỳ, khi tốc độ tăng trưởng của thai nhi đạt đến mức cực đại thì bạn sẽ càng nhìn thấy rõ sự thay đổi này.

Xuất hiện vết rạn da

Rạn da là hệ quả của việc tế bào da phân chia chậm hơn so với sự phát triển của thai nhi. Vậy nên tổ chức da bị rách, để lộ collagen và elastin. Các sợi protein này cũng biến dạng, đứt gãy và nằm “lộ thiên”. Thời gian đầu, bề mặt da có sắc đỏ hồng đến đỏ tía. Sau đó chúng sẽ chuyển dần sang sắc trắng. Thậm chí bật tông hơn hẳn so với nền da vốn có của thai phụ.

Xuất hiện tình trạng thâm xỉn trên bề mặt da

Thâm sạm vùng bụng là thực trạng gặp ở phần lớn các thai phụ. Vết thâm này không bao gồm đường màu nâu chạy dọc ngay giữa bụng, đi xuyên qua rốn. Chúng dùng để chỉ sự thay đổi sắc tố ở vùng lân cận.

Mức độ thâm xỉn dao động từ nhẹ, vừa đến nặng, thậm chí rất nặng. Nguyên nhân chủ yếu do việc thay đổi nội tiết khiến melanin tăng sinh mạnh mẽ và xuất hiện tập trung ở một số vùng trên cơ thể. Không chỉ bụng mà còn ở cả nách, cổ, bẹn,...

Thành bụng mỏng khi mang thai có sao không?  3
Da bụng mỏng hơn, xuất hiện vết rạn khi mang thai

Thành bụng mỏng khi mang thai có sao không?

Như vừa đề cập đến ở trên, thành bụng mỏng khi mang thai là một trong những thay đổi rất thường gặp trong giai đoạn bầu bí. Vậy vấn đề này có đáng để bạn lo lắng?

Dù da bạn có bản chất dày hay mỏng thì sự gia tăng về thể tích vùng bụng trong giai đoạn mang thai cùng đều không tiềm ẩn yếu tố nguy cơ.

Cụ thể, da có thể kéo dãn gấp 5 - 10 lần so với trạng thái bình thường. Điều này có được là nhờ sự hiện diện của các sợi collagen và elastin liên kết. Do đó, thành bụng được nới rộng khi mang thai không phải là điều đáng để bạn lo nghĩ.

Đặc biệt để an tâm hơn, bạn có thể bổ sung thêm nhiều collagen để giúp da đàn hồi tốt hơn, tăng cường chất đạm để cơ săn chắc hơn. Như vậy vừa hạn chế tình trạng rạn da, vừa không phải băn khoăn về vấn đề thành bụng mỏng khi mang thai.

Thành bụng mỏng khi mang thai có sao không?  2
Thành bụng mỏng khi mang thai liệu có nguy hiểm?

Những điều bất thường khi mang thai cần được thăm khám ngay

Không phải chuyện thành bụng mỏng hay dày mà những dấu hiệu đáng ngại sau đây mới là vấn đề bạn cần chú ý khi đang trong giai đoạn thai cấn:

Xuất huyết qua đường âm đạo

Ở người bình thường, xuất huyết qua đường âm đạo thường là dấu hiệu cảnh báo nhiều bệnh lý phụ khoa. Tuy nhiên nếu hiện tượng này xuất hiện khi bạn đang bầu bí thì các chuyên gia sẽ nghĩ nhiều đến bất thường sản khoa. Nghiêm trọng hơn cả là tình trạng lưu thai, dọa sẩy, sẩy thai, chửa trứng, thai ngoài tử cung, nhau tiền đạo,... Do đó nếu nhìn thấy dấu hiệu nguy hiểm này, bạn cần thăm khám ngay lập tức.

Ra nước qua đường âm đạo

Đây là biểu hiện bên ngoài của tình trạng rỉ ối hoặc vỡ ổi. Đặc biệt nếu xuất hiện thêm các dấu hiệu kèm theo như tiểu nhiều lần, ra máu, nhức đầu thì thai phụ cần thăm khám sớm.

Phù nề

Nếu thai phụ chỉ sưng phù chi dưới thì dấu hiệu trên thường liên quan đến hiện tượng suy giãn tĩnh mạch do chèn ép. Nếu sưng phù khởi phát tại nhiều vùng trên cơ thể, cùng với đó là nôn hoặc buồn nôn, đau đầu thì rất có thể mẹ bầu bị tiền sản giật, sản giật hoặc huyết áp cao.

Chóng mặt, nhức đầu, hoa mắt

Những thai phụ mắc tiền sản giật, sản giật, cao huyết áp thường xuất hiện các triệu chứng mang tính cảnh báo này. Đây đều là những dấu hiệu báo động, gây nguy hiểm cho cả mẹ và bé nên cần được can thiệp y tế càng sớm càng tốt.

Thai ngừng cử động

Thường từ tuần thứ 20 trở đi, mẹ sẽ cảm nhận được chuyển động của bé con trong cơ thể mình. Vậy nên kể từ thời điểm này, nếu một ngày nào đó bạn không thấy bé cử động thì hãy uống chút nước trái cây, nghỉ ngơi ở không gian tĩnh nửa giờ xem bé có phản xạ gì không. Nếu tình hình vẫn không biến chuyển thì bạn hãy nhập viện ngay lập tức.

Thành bụng mỏng khi mang thai có sao không?  1
Thành bụng mỏng hơn trong giai đoạn mang thai là điều hoàn toàn bình thường, không tiềm ẩn yếu tố nguy cơ

Đau bụng

Những cơn gò tử cung xuất hiện ở giai đoạn sớm có thể là tín hiệu báo trước của sinh non hoặc dọa sẩy thai. Trong nhiều trường hợp, chửa ngoài dạ con cũng biểu hiện ra bên ngoài bằng dấu hiệu này.

Sốt trên 38,5 độ C

Nếu sốt cao đi kèm dấu hiệu ra nước vùng âm đạo trong vòng 6 giờ trở lên thì rất có thể thai phụ đã bị nhiễm trùng ối.

Ngoài nguyên nhân trên thì những mẹ bầu bị nhiễm siêu vi cũng dễ bị sốt cao. Cùng với sốt, thai phụ có thể bị viêm họng, hắt hơi, nhức đầu, chảy nước mũi,... Trong trường hợp này tuyệt đối không chủ quan, không tự tiện dùng thuốc Tây mà cần thăm khám ngay. Đặc biệt là khi mẹ bầu đang ở giai đoạn tam cá nguyệt đầu tiên.

Tiểu rắt, khó chịu, đau khi tiểu tiện

Thai phụ có số lần đi tiểu nhiều gấp 2 - 3 lần người bình thường. Tuy nhiên nếu cảm thấy đau, khó chịu khi tiểu tiện thì nhiều khả năng thai phụ đã bị viêm đường tiết niệu. Nếu không can thiệp ngay có thể ảnh hưởng đến chức năng thận, sự phát triển của bé con, thậm chí là sinh non.

Thành bụng mỏng khi mang thai có sao không?  4
Nếu thấy xuất hiện một trong các dấu hiệu bất thường kể trên, mẹ bầu hãy thăm khám càng sớm càng tốt nhé!

Qua bài viết trên, hẳn bạn đã biết thành bụng mỏng khi mang thai có nguy hiểm hay không rồi chứ? Nếu cần tìm hiểu thêm các thông tin khác liên quan đến chủ đề này thì bạn hãy liên hệ sớm với Nhà thuốc Long Châu nhé! Trân trọng!

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Dược sĩ Đại họcNgô Kim Thúy

Đã kiểm duyệt nội dung

Tốt nghiệp loại giỏi trường Đại học Y Dược Huế. Từng tham gia nghiên cứu khoa học đề tài về Dược liệu. Nhiều năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.

Xem thêm thông tin