Dược sĩ Đại học có nhiều năm kinh nghiệm trong việc tư vấn Dược phẩm và hỗ trợ giải đáp thắc mắc về Bệnh học. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Nhiều người thường không chú trọng đến việc bổ sung đầy đủ các vitamin thiết yếu, dẫn đến nhiều vấn đề về răng miệng như sâu răng, viêm lợi hay rối loạn cấu trúc răng. Vì vậy, hiểu rõ vai trò của từng vitamin đối với sức khỏe răng miệng và cách bổ sung hợp lý sẽ giúp mỗi người có thể bảo vệ và duy trì nụ cười khỏe mạnh lâu dài.
Vitamin là chất dinh dưỡng cần thiết để duy trì chức năng sinh lý bình thường của cơ thể. Cơ thể không thể tự cung cấp đủ các vitamin này mà phần lớn chúng được lấy từ thức ăn. Nếu thiếu vitamin trong thời gian dài, sẽ dẫn đến nhiều bệnh lý về răng miệng. Vậy thiếu vitamin sẽ gây ra các bệnh răng miệng nào?
Vitamin A thường có trong các thực phẩm như gà, cá, thịt, sữa. Chất này có tác dụng bảo vệ sự toàn vẹn của niêm mạc miệng và các tổ chức biểu mô dưới da, khí quản, các tuyến nước bọt, ruột non, tinh hoàn… Khi thiếu vitamin A, có thể gặp phải tình trạng:
Khi thiếu vitamin B1, có thể gây ra:
Thiếu vitamin B2 có thể gây ra:
Cách khắc phục: Cần uống vitamin B2 ngày 3 lần, mỗi lần 3 - 5mg, có thể kết hợp với vitamin B complex.
Các thực phẩm giúp bổ sung vitamin B2 gồm sữa bò, trứng gà, thịt nạc, gan. Ngoài ra, có thể ăn thêm mạch nha hoặc ngũ cốc.
Khi thiếu vitamin C, có thể gây ra một số bệnh răng miệng như:
Vitamin C có nhiều trong các loại quả như ổi, cam, đu đủ, dâu tây, bông cải xanh,... Thiếu vitamin C có thể dẫn đến triệu chứng viêm lợi giai đoạn đầu, nhú lợi sưng to, tím tái và khi sờ vào sẽ thấy chảy máu. Sau đó, viêm lợi sẽ phát triển, lợi trong khoang miệng sẽ bị viêm đỏ, sưng to, mềm như bọt biển, tự chảy máu, kèm theo đau, mùi hôi miệng, xuất hiện xuất huyết dưới da, mũi chảy máu, nước tiểu có máu và đi ngoài cũng có máu.
Cách khắc phục: Cần uống vitamin C liều cao theo đơn bác sĩ trong khoảng 1 tháng. Sau khi có chuyển biến, có thể giảm liều xuống một nửa.
Ngoài ra, cần ăn nhiều rau quả tươi như: Cam, quýt, táo, bưởi, dâu tây, hồng, ổi, thanh long… Các loại quả này rất giàu vitamin C, nên ăn 2 - 3 quả mỗi ngày. Ngoài ra, các loại hẹ, ớt chuông vàng, rau diếp cá, rau cải cũng rất giàu vitamin C.
Thiếu vitamin D sẽ gây ra các vấn đề như:
Thiếu canxi và fluoride cũng ảnh hưởng đến chất lượng men và ngà răng. Người thiếu những chất này dễ bị sâu răng.
Fluoride là một khoáng chất tự nhiên thường thấy trong thức ăn và nước uống. Fluoride được cơ thể hấp thu và làm thành phần cấu trúc răng, giúp lớp men răng cứng chắc hơn. Fluoride còn giúp men răng ít bị hòa tan trong môi trường axit, giảm nguy cơ sâu răng.
Cách bổ sung Fluoride: Có thể bổ sung fluoride qua nước uống (hoặc các thuốc bổ sung fluoride), đây là phương pháp tốt nhất để bảo vệ răng miệng với chi phí thấp. Fluoride còn là thành phần quan trọng trong các loại kem đánh răng.
Nên luôn sử dụng kem đánh răng có fluoride. Lưu ý rằng hàm lượng fluoride cho trẻ em nên ít hơn người lớn, không nên cho trẻ dùng chung kem đánh răng với người lớn mà nên dùng kem đánh răng dành riêng cho trẻ em.
Lưu ý khi sử dụng fluoride: Nếu trẻ em nuốt nhiều kem đánh răng hoặc sống ở vùng có nồng độ fluoride cao trong nước uống, sẽ dẫn đến nhiễm fluoride với biểu hiện là các đốm trắng đục trên răng.
Trẻ dưới 6 tuổi khi đánh răng cần được người lớn kiểm soát và chỉ dùng một lượng kem đánh răng rất nhỏ (cỡ hạt đậu xanh). Trẻ dưới 3 tuổi cần được người lớn giúp đánh răng và chỉ sử dụng một lớp kem thật mỏng.
Nếu sống ở vùng không có fluoride trong nước uống, nha sĩ có thể đề nghị bổ sung fluoride mỗi ngày để phòng chống sâu răng. Liều lượng fluoride tùy thuộc vào độ tuổi của trẻ và nồng độ fluoride trong nước uống tự nhiên.
Ngoài ra, nha sĩ có thể thực hiện các phương pháp điều trị với fluoride như súc miệng, bôi trên răng, hoặc trám răng trong các buổi khám nha khoa.
Bài viết trên đã cung cấp thông tin chi tiết về các vitamin và khoáng chất cần thiết cho sức khỏe răng miệng. Việc bổ sung đầy đủ các chất này sẽ giúp phòng ngừa các bệnh lý răng miệng và duy trì sức khỏe khoang miệng tốt.
Dược sĩ Đại họcNguyễn Mỹ Huyền
Dược sĩ Đại học có nhiều năm kinh nghiệm trong việc tư vấn Dược phẩm và hỗ trợ giải đáp thắc mắc về Bệnh học. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.