Thở khò khè ở người lớn có thể do nhiều nguyên nhân bệnh lý gây ra. Tình trạng này có thể gặp ở những bệnh lý về phổi, tim, hen suyễn… Đây là những vấn đề ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe và cuộc sống của người bệnh. Để hiểu rõ hơn về tình trạng thở khò khè ở người lớn cũng như nguyên nhân và hướng điều trị, bạn có thể tham khảo thông tin trong bài viết dưới đây.
Những dấu hiệu nhận biết thở khò khè ở người lớn
Thở khò khè ở người lớn việc nhận biết dấu hiệu cũng không hề đơn giản. Tình trạng thở khò khè, ho, khó thở, có đờm có thể nhận biết được trên lâm sàng nhưng không phải dễ.
Thở khò khè ở người lớn: Nguyên nhân và cách khắc phục
Người bệnh sẽ cảm nhận được sự khó thở và mệt mỏi, thở nặng nhọc. Có khi nghe giống như tiếng huýt sáo nhỏ. Khi thở khò khè là tiếng thở bất thường có âm sắc trầm. Có thể nghe rõ nhất khi thở ra và nó giống như tiếng ngáy. Tình trạng thở khò khè khi nằm sẽ càng rõ ràng hơn và khó thở hơn.
Chính người bệnh sẽ cảm nhận rõ nhất những cơn thở dốc và đường thở của họ bị khô. Họ sẽ cảm thấy rất khó chịu và mệt mỏi. Có những trường hợp khó thở phải há miệng chỉ như vậy họ mới cảm thấy dễ thở và dễ chịu hơn.
Những nguyên nhân gây thở khò khè ở người lớn
Đối với tình trạng thở khò khè ở người lớn thì có rất nhiều nguyên nhân gây ra. Thông thường những nguyên nhân này có thể do bệnh lý. Vì vậy khi có dấu hiệu thở khò khè ở người lớn thì nên đi khám bệnh để tìm ra nguyên nhân.
Hen suyễn
Nếu người lớn bị hen suyễn, tình trạng viêm mạn tính đường dẫn khí ở phổi sẽ có những dấu hiệu của bệnh bao gồm thở nhanh và ho, thở khò khè, và bị tức ngực. Do ống phế quản của người bệnh bị viêm làm hẹp đường hô hấp. Do đường thở bị hẹp nên người bệnh xuất hiện tình trạng thở khò khè. Cho đến nay chưa có phương pháp điều trị đặc hiệu bệnh hen suyễn. Tuy nhiên, bệnh có thể được kiểm soát bằng nhiều cách phù hợp, nếu như được theo dõi định kỳ và tuân thủ đơn thuốc của bác sĩ.
Hút thuốc
Hút thuốc lá có nhiều tác hại đối với sức khỏe nói chung. Bởi vì trong thuốc lá có rất nhiều chất độc hại. Người thường xuyên hút thuốc lá có thể là nguyên nhân gây ra nhiều bệnh lý nguy hiểm, tác động xấu đến sức khỏe. Những người thường xuyên hút thuốc cũng chính là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây ra tình trạng thở khò khè ở người lớn. Ngoài ra, cũng có những chất hóa học khác tác động làm co thắt đường thở.
Người thường xuyên hút thuốc lá có thể là nguyên nhân gây ra nhiều bệnh lý nguy hiểm
Những người hút thuốc lá nhiều có thể mắc phải chứng phổi tắc nghẽn mãn tính. Do các phế nang của người bệnh sẽ bị tổn thương do đó có thể gây ho, khó thở và thở khò khè.
Các bệnh về phổi
Người có bệnh lý về phổi thì nguyên nhân hàng đầu gây ra khó thở, thở khò khè ở người lớn. Do phổi bị tổn thương hay tăng tiết dịch nhầy vì vậy làm cho đường thở của bệnh nhân không được thông thoáng do những dịch nhầy làm thu hẹp lại. Do vậy bệnh nhân mới có tình trạng thở khò khè.
Viêm phế quản
Nếu ống phế quản bị viêm hoặc sưng thì đường dẫn khí giữa miệng, mũi và phổi cũng sẽ làm tăng nguy cơ gây thở nên bệnh nhân có hiện tượng thở khò khè. Nguyên nhân là do khói bụi, virus đơn bào hô hấp, môi trường ô nhiễm. Bệnh nhân bị viêm phổi vừa thở khò khè vừa có biểu hiện ớn lạnh, sốt cao và khó thở. Bệnh viêm phổi thường do virus và vi khuẩn gây ra, cần phải điều trị sớm, nếu không có thể gặp biến chứng nguy hiểm. Nếu như điều trị sớm và đúng theo chỉ định của bác sĩ bệnh sẽ hồi phục tốt.
Ung thư phổi
Hay gặp hiện tượng thở khò khè nhất là ung thư biểu mô phế quản. Đối với những người có tiền sử hút thuốc lá lâu năm, tiếp xúc với các chất khí độc hại trong thời gian dài. Bệnh nhân sẽ có biểu hiện bởi triệu chứng thở khò khè cố định liên tục cả khi hít vào và thở ra. Đồng thời bệnh nhân bị ho kéo dài dai dẳng, đôi khi ho ra máu. Có thể kèm theo sốt nhẹ và có biểu hiện giảm cân.
Bệnh tim
Thông thường ở trẻ nhỏ thì thở khò khè là do những vấn đề ở đường hô hấp dưới gây ra. Còn đối với người lớn thì thở khò khè có thể là do biến chứng bệnh tim mạch gây ra. Vì thế khi bị thở khò khè thì cần phải kiểm tra để có hướng điều trị phù hợp.
Còn đối với người lớn thì thở khò khè có thể là do biến chứng bệnh tim mạch gây ra.
Có nên tự điều trị triệu chứng thở khò khè ở người lớn hay không?
Người lớn bị triệu chứng thở khò khè sẽ khác với thở khò khè ở trẻ em. Người lớn bị khò khè thường là do mắc bệnh lý vì vậy vấn đề trở nên nghiêm trọng, chẳng hạn như bệnh viêm phổi, hen suyễn, bệnh tim,… Điều này cho thấy rằng không nên chủ quan và cụ thể không nên điều trị tại nhà mà nên đi khám bệnh.
Nếu bệnh nhân ở nhà tự điều trị không những bệnh không thuyên giảm mà còn có thể gặp nguy hiểm. Nếu chữa không đúng, càng để lâu thì diễn tiến bệnh càng xấu đi dẫn tới khó điều trị hơn. Nếu bị bệnh hen suyễn thì càng cần phải điều trị sớm vì để lâu cơn hen lên đột ngột có thể nguy hiểm đến tính mạng.
Bệnh viêm phế quản không điều trị đúng, đủ có thể chuyển sang mãn tính. Nếu bị bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính COPD không điều trị sớm có thể đột tử.
Như vậy đối với tình trạng thở khò khè ở người lớn tuổi khi phát hiện cần đi khám bệnh để tìm hiểu nguyên nhân. Bởi vì thở khò khè ở người lớn thường là do bệnh lý. Nếu có dấu hiệu này thì nên đi khám không tự chữa ở nhà.
Các biện pháp không dùng thuốc giảm ho, khó thở khò khè
Người lớn khi bị khò khè khó thở, trước khi đi bệnh viện nên thực hiện một số những phương pháp sau để giúp cải thiện triệu chứng. Nên uống nhiều nước như vậy có thể giúp làm giảm sự tắc nghẽn ở ngực, giúp bạn cảm thấy dễ chịu hơn. Có thể uống nhiều nước vào bệnh nhân ho thì sẽ làm chất nhầy thoát ra ngoài. Nếu thiếu nước ho cũng trở nên khô và khó khăn hơn. Uống nước nhiều để làm giảm các triệu chứng ho.
Cần giữ ấm người và quanh vùng cổ họng, bệnh nhân cũng nên đeo khẩu trang tránh tiếp xúc với các tác nhân có khả năng gây bệnh. Có thể dùng vài muỗng mật ong để thông cổ họng. Mật ong có tác dụng tốt trong việc chữa ho và khó thở.
Thở khò khè ở người lớn thường xuất phát từ nguyên nhân bệnh lý nên người bệnh không được chủ quan. Khi có dấu hiệu thở khò khè thì nên đi khám bác sĩ. Các giải pháp như uống mật ong, uống nhiều nước chỉ là giải pháp tạm thời. Hy vọng với những thông tin này, có thể giúp bạn hiểu rõ hơn về bệnh thở khò khè ở người lớn, có cách chăm sóc sức khỏe một cách tốt nhất.
Tuệ Nhi
Nguồn tham khảo: Tổng hợp