Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Phòng bệnh & Sống khoẻ

Thói quen thở bằng miệng có tốt không​? Hậu quả khi duy trì thói quen thở bằng miệng

Ngày 20/01/2025
Kích thước chữ

Thở bằng mũi là quá trình hô hấp tự nhiên của con người, tuy nhiên, vì nhiều lý do khác nhau mà có rất nhiều người hình thành thói quen thở bằng miệng. Vậy, nguyên nhân dẫn tới tình trạng thở bằng miệng là gì? Thở bằng miệng có tốt không?

Thở bằng miệng có tốt không? Duy trì thói quen thở bằng miệng lâu dài có khiến cho sức khỏe gặp phải vấn đề gì hay không? Bài viết dưới đây sẽ giúp giải đáp mọi thắc mắc một cách chi tiết, mời bạn đọc chú ý theo dõi.

Thói quen thở bằng miệng có tốt không?

Con người phải hít thở bằng mũi và không khí chỉ có thể đi qua miệng trong một số điều kiện nhất định như khi nói, đọc, hát hay tập thể dục,...

Thở bằng mũi đóng vai trò rất quan trọng do quá trình hô hấp chính là yếu tố không thể thiếu trong việc kiểm soát năng lượng của cơ thể. Việc thở qua mũi sẽ tạo ra áp lực phản hồi, giúp phổi có nhiều thời gian hấp thụ oxy cũng như cân bằng pH trong máu. Không chỉ thế, việc thở bằng mũi còn giúp kích thích hướng tâm đến hệ thần kinh nhằm điều chỉnh sự thông khí qua mũi. Cấu tạo tự nhiên vốn có của hốc mũi và các xoang sẽ giúp không khí được làm ấm và thanh lọc trước khi đi vào phổi. Bên cạnh đó, các lớp màng nhầy đường hô hấp trên còn giúp giữ lại các vi khuẩn, virus gây bệnh và tiêu diệt chúng, ngăn không cho chúng xâm nhập vào cơ thể.

Vậy, thở bằng miệng có tốt không? Thở bằng miệng hoàn toàn không tốt cho sức khỏe bởi sở dĩ, chức năng của miệng không phải là thở và hành động thở bằng miệng đã trực tiếp bỏ qua các phản xạ quan trọng trên. Từ đó dẫn tới một số các vấn đề về sức khỏe như các bệnh lý tim mạch hay hội chứng ngưng thở khi ngủ. Thói quen thở bằng miệng sẽ khiến cho não hiểu rằng cơ thể đang mất đi lượng carbon dioxide một cách nhanh chóng, não trở nên nhạy cảm hơn và ra lệnh ức chế trung tâm hô hấp.

Thói quen thở bằng miệng có tốt không​?1
Rất nhiều người có thói quen thở bằng miệng

Hậu quả khi duy trì thói quen thở bằng miệng

Vì nhiều nguyên nhân mà quá trình thông khí qua mũi bị cản trở, cơ thể buộc phải thích nghi bằng cách thở bằng miệng. Song, thở bằng miệng trong thời gian dài sẽ khiến cho khuôn mặt có một số những thay đổi như hàm dưới giữ ở tư thế mở, môi kéo lên cao, lưỡi hạ thấp xuống sàn miệng và đẩy ra trước để lượng không khí lớn đi qua. Do đó, đây cũng chính là nguyên nhân khiến rất nhiều người thở bằng miệng có bất thường về động tác nuốt, ăn uống.

Ngoài ra, sự co bất thường của các cơ liên quan đến xương mặt, lưỡi khi thở bằng miệng còn khiến cho các bộ phận này bị thay đổi tạo hình một cách từ từ. Lâu ngày sẽ gây ra những biến đổi nghiêm trọng ở hệ thống răng mặt.

Khi thở bằng miệng, lượng oxy hấp thu vào phổi cũng kém hơn so với khi thở qua mũi, cơ thể sẽ luôn trong tình trạng thiếu oxy rất nguy hiểm. Mặt khác, duy trì thói quen thở bằng miệng lâu ngày còn có thể khiến cho cột sống biến dạng vĩnh viễn hay thay đổi vị trí của vai.

Ban đầu, do đường hô hấp trên bị cản trở nên người bệnh mới hình thành thói quen thở bằng miệng nhưng sau đó, thở bằng miệng trong thời gian dài sẽ làm đường hô hấp trên bị thu hẹp đồng thời tăng kích thước của amidan hay VA. Khi đến một mức độ nhất định, quá trình hô hấp qua mũi sẽ không thể tiếp tục thực hiện được nữa.

Trẻ nhỏ là đối tượng rất thích thở bằng miệng. Nếu trẻ duy trì thói quen thở bằng miệng thì sẽ khiến cho răng miệng bị ảnh hưởng, răng dễ bị khấp khểnh, lệch khớp cắn, vị trí lưỡi, hình dáng môi bị thay đổi làm cho việc nắn chỉnh hàm trở nên vô cùng khó khăn, phức tạp.

Bên cạnh đó, thở bằng miệng cũng gây ra rất nhiều những vấn đề nghiêm trọng khác như ngủ ngáy, ngủ chảy dãi, ngưng thở khi ngủ, khô miệng, hôi miệng, sâu răng, biến dạng ngực, nói giọng mũi, thực quản hạ thấp, biến dạng cột sống, nhanh đuối sức khi vận động, thay đổi mức khí máu, “ngực bồ câu”,...

Thói quen thở bằng miệng có tốt không​?2
Thở bằng miệng lâu ngày gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm đối với sức khỏe

Các nguyên nhân dẫn tới tình trạng thở bằng mũi

Nhận biết rõ các nguyên nhân dẫn tới tình trạng thở bằng mũi và từ đó có các biện pháp can thiệp, cải thiện triệu chứng một cách triệt để sẽ giúp bạn loại bỏ được thói quen thở bằng mũi. Các nguyên nhân bao gồm:

  • Bệnh hen suyễn;
  • Nghẹt mũi do cảm cúm, dị ứng mũi, viêm xoang mãn tính,...;
  • Lệch vách ngăn mũi;
  • Sứt môi, hở hàm ếch;
  • Polyp mũi;
  • Căng thẳng, stress quá mức.

Một khi đã xác định được nguyên nhân gây hình thành thói quen thở bằng miệng, người bệnh nên tập trung chữa trị dứt điểm để loại bỏ thói quen xấu này. Ngoài ra, những người thường xuyên thở bằng miệng khi ngủ cũng nên nhanh chóng đi thăm khám để được chẩn đoán chính xác tình trạng đồng thời đưa ra phác đồ can thiệp điều trị khi cần thiết.

Thói quen thở bằng miệng có tốt không​?3
Cải thiện các triệu chứng bệnh giúp hạn chế nguy cơ hình thành thói quen thở bằng miệng

Trên đây là một số thông tin có liên quan tới thói quen thở bằng miệng. Đây hoàn toàn không phải là một thói quen tốt cho sức khỏe. Nếu đang gặp phải tình trạng này và muốn khắc phục, bạn đọc hãy thăm khám với các bác sĩ và tham khảo một số phương pháp khắc phục như dùng thuốc thông mũi, thuốc kháng histamin, thiết bị giúp định hình răng miệng, máy lọc không khí trong nhà,... Nếu còn bất cứ thắc mắc nào, hãy liên hệ với các bác sĩ để được giải đáp chi tiết.

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Dược sĩ Đại họcNguyễn Mỹ Huyền

Đã kiểm duyệt nội dung

Dược sĩ Đại học có nhiều năm kinh nghiệm trong việc tư vấn Dược phẩm và hỗ trợ giải đáp thắc mắc về Bệnh học. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.

Xem thêm thông tin