Dược sĩ Đại học có nhiều năm kinh nghiệm trong việc tư vấn Dược phẩm và hỗ trợ giải đáp thắc mắc về Bệnh học. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Trồng răng tháo lắp là một trong 3 phương pháp trồng răng được sử dụng phổ biến nhất hiện nay. So với phương pháp trồng răng implant và làm cầu răng thì trồng răng giả tháo lắp là phương pháp tiết kiệm nhất. Vậy, phương pháp này có những ưu và nhược điểm gì?
Theo đó, bất kỳ phương pháp nào cũng sẽ tồn tại những ưu và nhược điểm riêng. Để hiểu thêm về phương pháp trồng răng tháo lắp, mời bạn đọc hãy theo dõi bài viết dưới đây.
Trồng răng giả tháo lắp hay còn được gọi là hàm giả tháo lắp, chính là phương pháp phục hình răng đã bị mất. Các bác sĩ thường chỉ định sử dụng phương pháp này cho những trường hợp bị mất nhiều răng hoặc mất cả hàm. Bệnh nhân có thể sử dụng hàm tháo lắp toàn bộ hoặc hàm tháo lắp bán phần.
Theo đó, hàm răng giả tháo lắp có 2 phần chính là khung răng và răng giả. Khung răng tháo lắp thường được làm từ nhựa, kim loại, ốc vít và được thiết kế cá nhân hóa, ôm khít cung hàm thật của bệnh nhân từ đó nâng đỡ và tạo hình cung răng. Còn hàm răng giả thì được làm từ chất liệu nhựa dẻo hoặc sứ, chúng gắn liền với khung răng để thay thế vị trí của những chiếc răng đã bị mất, khắc phục tình trạng mất răng.
Trước khi tiến hành tháo lắp, các bác sĩ sẽ tiến hành khám tổng quát sức khỏe răng miệng của người bệnh. Nếu người bệnh có các bệnh lý về răng miệng như sâu răng, viêm lợi,... sẽ được điều trị dứt điểm trước khi trồng răng. Đồng thời, bác sĩ cũng sẽ tư vấn về những ưu và nhược điểm, chi phí của từng loại hàm răng giả để người bệnh đưa ra quyết định lựa chọn loại phù hợp nhất cho chính mình.
Tiếp theo, bác sĩ sẽ tiến hành lấy dấu răng, thu thập các thông số cần thiết có liên quan như kích thước răng, màu răng, dấu hàm,... Sau đó gửi cho các chuyên viên chế tác để làm răng giả tháo lắp.
Vệ sinh khoang miệng là bước rất quan trọng và không thể bỏ qua để ngăn ngừa tình trạng viêm, nhiễm trùng khi tiến hành gắn răng giả vào hàm. Các bác sĩ sẽ sử dụng thiết bị chuyên dụng để đảm bảo khoang miệng sạch sẽ nhất có thể.
Cuối cùng, bác sĩ sẽ hướng dẫn bệnh nhân đeo hàm giả và kiểm tra độ tương thích. Bệnh nhân được hướng dẫn cách sử dụng và vệ sinh hàm giả trong quá trình sử dụng hàng ngày.
Trồng răng tháo lắp có đắt không là thắc mắc của rất nhiều người. Theo đó, hàm răng giả tháo lắp có rất nhiều loại khác nhau như hàm giả tháo lắp bằng nhựa dẻo, hàm giả tháo lắp bằng khung kim loại hay hàm giả tháo lắp trên trụ implant,... Mỗi loại sẽ có từng mức chi phí cụ thể.
Với hàm giả tháo lắp bằng nhựa dẻo, chi phí sẽ thay đổi tùy thuộc vào số lượng răng đã bị mất và loại hàm giả mà người bệnh lựa chọn phục hình. Giá cả sẽ giao động từ 1 đến 10 triệu đồng/hàm.
Đối với hàm tháo lắp khung kim loại, nếu người bệnh lựa chọn răng sứ để phục hình trên khung kim loại thì chi phí sẽ phụ thuộc vào chất liệu của răng sứ, giao động từ 3 đến 15 triệu đồng/hàm.
Với hàm tháo lắp trên trụ implant, chi phí thường cao hơn và sẽ thay đổi tùy thuộc vào số lượng răng đã mất, loại hàm tháo lắp mà người bệnh lựa chọn. Giá cả giao động từ 10 đến 30 triệu đồng/hàm.
Trên đây là một số thông tin quan trọng có liên quan tới phương pháp trồng răng tháo lắp. Có thể nói, đây là phương pháp mang lại rất nhiều ưu điểm lại giúp tiết kiệm chi phí cho người bệnh. Song, không thể ngăn chặn được tình trạng tiêu xương hàm. Do đó, để đảm bảo sức khỏe ăn nhai cũng như tính thẩm mỹ cho gương mặt, bạn đọc hãy tham khảo thêm nhiều những phương pháp trồng răng khác có thể khắc phục được tình trạng tiêu xương, tụt lợi.
Dược sĩ Đại họcNguyễn Mỹ Huyền
Dược sĩ Đại học có nhiều năm kinh nghiệm trong việc tư vấn Dược phẩm và hỗ trợ giải đáp thắc mắc về Bệnh học. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.