Từng làm ở Viện ISDS, nhiều năm cộng tác với CDC Thái Nguyên triển khai dự án phòng chống HIV/AIDS, 2 năm cộng tác với WHO.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Nhiều bậc cha mẹ trong quá trình chăm sóc trẻ có thể lo lắng khi thấy thóp trẻ phập phồng và không biết biểu hiện của thóp như thế nào được coi là bất thường. Một số các tình trạng sức khỏe của trẻ có thể được biểu hiện ở thóp mà nếu hiểu rõ và theo dõi sự thay đổi của thóp có thể giúp cha mẹ phát hiện sớm và kịp thời can thiệp những tình trạng bệnh lý nguy hiểm ở trẻ.
Cùng với sự phát triển về thể chất và vận động của trẻ, thóp của trẻ cũng có sự thay đổi về hình dáng và kích thước. Thóp của trẻ có các chức năng nhất định trong quá trình phát triển của trẻ, do đó việc cha mẹ theo dõi và đánh giá sự thay đổi của thóp là một phần quan trọng trong quá trình theo dõi sức khỏe của trẻ. Vậy thóp trẻ phập phồng có phải dấu hiệu đáng lo ngại không?
Thóp sơ sinh phân thành hai phần là thóp trước và thóp sau. Thóp trước chính là khe hở hình thoi nằm giữa xương đỉnh và xương trán. Thóp sau có hình tam giác, nằm giữa xương đỉnh và xương chẩm.
Ở trẻ sơ sinh đủ tháng bình thường, thóp trước có kích thước từ 2.5 - 3cm, sẽ đóng kín khi trẻ từ 12 - 18 tháng tuổi. Đường liên khớp đỉnh bình thường có kích thước dưới 0.5cm, sẽ đóng kín lại dần trong vòng tháng đầu. Thóp sau có kích thước nhỏ hơn thóp trước, thường sẽ đóng kín lại trong khoảng thời gian trẻ từ 2 - 4 tháng tuổi hoặc thậm chí có thể đóng kín từ trước ngay khi còn trong bụng mẹ. Kích thước của thóp sẽ rộng hơn bình thường ở trẻ sơ sinh thiếu tháng.
Tuy là một vùng da mềm không được bảo vệ bởi xương sọ, thóp của trẻ cũng không quá dễ bị tổn thương bởi các tác động bên ngoài:
Ở trẻ sơ sinh bình thường, khi cha mẹ sờ vào vùng thóp của con có thể thấy vùng thóp là một vùng mềm, gần như bằng phẳng so với các vùng da khác trên nền xương sọ. Và dùng tay hoặc bằng mắt thường cũng có thể thấy thóp trẻ phập phồng theo nhịp đập của tim.
Hiện tượng này có thể được giải thích là do nhu mô não của con người luôn cần được cung cấp một lượng máu lớn, và trái tim có trách nhiệm bơm máu tới nhu mô não trong quá trình hoạt động. Do đó dòng máu tới não cũng sẽ hoạt động theo chu kỳ tim đập, và điều đó dễ dàng quan sát cũng như cảm nhận được ở thóp trẻ khi chưa có xương sọ bao phủ lên nhu mô não.
Ở dưới vùng thóp trước của trẻ có đường đi qua của xoang tĩnh mạch dọc trên có lưu lượng máu lớn chảy qua do đó dùng tay hoặc bằng mắt thường cũng có thể thấy thóp trẻ phập phồng theo chu kỳ của dòng máu. Hiện tượng này là biểu hiện của vấn đề sinh lý bình thường, không gây ảnh hưởng tới sức khỏe của trẻ.
Một số thông tin về đặc điểm sức khỏe của trẻ có thể được biểu hiện qua hình dáng, kích thước và tính chất của thóp. Sau đây là một số đặc điểm của thóp phản ánh sự bất thường về sức khỏe của trẻ, và trẻ cần được theo dõi cũng như thăm khám thêm bởi các chuyên gia, bác sĩ nhi khoa.
Nếu thóp có kích thước bình thường và hơi lõm xuống thì đó chỉ là hiện tượng bình thường. Tuy nhiên, dấu hiệu thóp của trẻ bị lõm kéo dài có thể là biểu hiện của việc trẻ bị mất nước khi trẻ không bú đủ hoặc lượng nước trẻ mất đi nhiều hơn lượng nước mà trẻ hấp thụ trong các trường hợp như nôn trớ, đi ngoài, sốt, và suy dinh dưỡng.
Các biểu hiện khác có thể gợi ý thêm tình trạng mất nước ở trẻ có thể là đái ít, khô miệng, kém ăn, bỏ bú, quấy khóc kích thích, hoặc lơ mơ. Nếu bạn phát hiện trẻ có các dấu hiệu mất nước như trên và dấu hiệu thóp của trẻ lõm xuống thì cần tới ngay các cơ sở y tế để được thăm khám và điều trị kịp thời. Tình trạng mất nước ở trẻ là một cấp cứu y khoa cần được can thiệp sớm tránh dẫn tới các trường hợp rối loạn huyết động hoặc thậm chí đe dọa tính mạng ở trẻ.
Trong các trường hợp sinh lý bình thường khi có sự tăng đột ngột áp lực trong hộp sọ trong thời gian ngắn chẳng hạn như khi trẻ quấy khóc hoặc nôn ói, thóp của trẻ có thể phồng hơn so với bình thường. Tuy nhiên, nếu thóp của trẻ phồng lên ngay cả khi trẻ ngừng khóc hoặc khi trẻ nghỉ ngơi thì đó có thể là biểu hiện của một tình trạng tăng áp lực nội sọ thật sự, khi có dịch tích tụ lại trong hộp sọ hoặc phản ứng viêm khiến nhu mô não bị phù. Một số nguyên nhân có thể gây nên tình trạng thóp phồng:
Khi thóp trước của trẻ rộng bất thường hoặc khi thóp không đóng kín lại đúng theo quá trình phát triển của trẻ có thể là biểu hiện của một số bệnh lý như suy giáp, thiếu vitamin D ở trẻ sơ sinh, suy dinh dưỡng, và hội chứng Down. Thóp trước của trẻ có thể tiếp tục mở rộng trong vòng 1 tháng đầu sau sinh trước khi bắt đầu đóng lại.
Nếu thóp trẻ có biểu hiện đóng lại chậm hoặc muộn hơn sau 1 tuổi thì đó thường là dấu hiệu của còi xương, suy dinh dưỡng hoặc não to bất thường. Trong trường hợp này, trẻ cần được thăm khám chuyên sâu bởi các chuyên gia và theo dõi các vấn đề phát triển thể chất vận động.
Trong một số ít các trường hợp, thóp của trẻ có thể đóng kín từ rất sớm do có tình trạng tăng dần áp lực trong hộp sọ. Tình trạng thóp đóng kín từ sớm có thể ảnh hưởng tới sự phát triển của não bộ cũng như đối với sự phát triển hình dáng đầu của trẻ. Tuy nhiên trong hầu hết các trường hợp, tình trạng thóp đóng sớm chỉ biểu hiện nhẹ và không cần can thiệp. Thóp đóng kín từ sớm có thể là biểu hiện gợi ý một số bệnh lý sau:
Bài viết cung cấp các thông tin tổng quan về các biểu hiện bình thường và bất thường ở thóp của trẻ em. Nếu cha mẹ thấy thóp trẻ phập phồng theo nhịp tim thì đó là hiện tượng sinh lý bình thường và không cần lo lắng. Tuy nhiên nếu cha mẹ phát hiện các bất thường khác biểu hiện ở thóp trẻ cũng như có sự thay đổi trong biểu hiện toàn trạng của trẻ, cha mẹ cần chủ động đưa trẻ tới các cơ sở y tế từ sớm để được các bác sĩ và chuyên gia nhi khoa đánh giá và theo dõi thêm.
Ánh Vũ
Nguồn tham khảo: Vinmec
Dược sĩ Đại học Nguyễn Tuấn Trịnh
Từng làm ở Viện ISDS, nhiều năm cộng tác với CDC Thái Nguyên triển khai dự án phòng chống HIV/AIDS, 2 năm cộng tác với WHO.