Tốt nghiệp Khoa Dược trường Đại học Võ Trường Toản. Có nhiều năm kinh nghiệm trong ngành Dược. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Bạn đã từng nghe nói đến thừa cholesterol nhưng hầu như chưa nắm rõ được tác hại của vấn đề này như thế nào. Bài viết sẽ cung cấp thông tin về tác hại của việc chỉ số cholesterol tăng quá mức.
Hãy xem tác hại của thừa cholesterol như thế nào nhé!
Tất cả những nhóm thức ăn, thực phẩm có chứa nhiều năng lượng, chất béo động vật hay các món thức ăn nhanh, nước có ga đều là nguyên nhân làm tăng nồng độ LDL và tăng cholesterol toàn phần. Thường thì nguyên nhân gây ra các bệnh lý về tim mạch chủ yếu là từ chế độ ăn uống là chính.
Thừa cân, béo phì được đánh giá dựa trên chỉ số khối cơ thể (BMI). BMI lý tưởng của một người được khuyến cáo là từ 18,5 đến 22,9. Chỉ số BMI từ 23 trở lên được xem là thừa cân. Và đây cũng là nguyên nhân dễ dẫn tới tăng cholesterol trong máu.
Một số gen liên quan tới cholesterol có khả năng chi phối cách tiêu hóa và điều tiết cholesterol. Chính điều này làm tăng nồng độ cholesterol trong máu gây nên một số bệnh lý tăng cholesterol có tính di truyền.
Tuổi, giới tính và di truyền là những yếu tố ảnh hưởng tới nồng độ cholesterol không thể tác động và thay đổi được. Ở tuổi 20, nồng độ cholesterol máu ở cả 2 giới sẽ có xu hướng tăng. So với nam giới, hầu hết phụ nữ trước tuổi mãn kinh sẽ có mức tăng cholesterol thấp hơn. Sau thời kỳ mãn kinh, nồng độ LDL có xu hướng tăng lên và nguy cơ tim mạch cũng tăng theo tương ứng.
Ở những thói quen xấu như hút thuốc lá, rượu bia, chất kích thích sẽ có nguy cơ bị cholesterol cao hơn ngwowig bình thường bởi đây là những yếu tố ảnh hưởng cholesterol thường gặp nhất. Khác với các yếu tố di truyền, tuổi tác và giới tính đây đều là những yếu tố có thể thay đổi được. Chỉ cần từ bỏ thói quen thì có thể cải thiện tình hình.
Tế bào cholesterol xấu tấn công nội mạc thành động mạch gây hư hỏng tế bào, khiến cho tế bào mất chức năng bảo vệ mạch. Ngoài ra, nguyên nhân cũng có thể là do tăng huyết áp, sử dụng rượu bia, chất kích thích, hút thuốc lá, rối loạn lipid máu, hệ thống miễn dịch bị tấn công.
Tăng LDL trong máu còn làm các mảng vữa xơ dễ mất tính ổn định, nội mạc và lớp xơ dễ bị tổn thương, suy yếu, không chắct, tạo điều kiện cho tiểu cầu kết tập, hình thành huyết khối làm hẹp lòng mạch, gây nên các mảng xơ vữa dễ gây rối loạn động mạch.
Xơ vữa động mạch gây nên những tổn thương nên dễ dẫn tới nhồi máu cơ tim, tai biến mạch não do tổn thương mạch máu não,...
Theo thống kê, có tới 79% những người tăng huyết áp mắc tình trạng cholesterol cao. Xơ vữa động mạch có thể làm hẹp động mạch thận, đây có thể là nguyên nhân gây tăng huyết áp hoặc làm nặng thêm các trường hợp đã có tăng huyết áp từ trước đó
Một trong các nguy cơ cao khi hàm lượng cholesterol tăng quá cao là tình trạng viêm tụy cấp. Chiếm tới 10% đặc biệt khi tăng cao trên 10 mmol/l (880 mg/dl). Nhiều trường hợp xảy ra viêm tụy ngay cả khi triglycerid chỉ 5 – 10 mmol/l (440 – 880 mg/dl).
Không vượt quá 300mg/ngày. Sử dụng dầu thực vật và mỡ động vật ở tỷ lệ cân đối, phù hợp cho từng lứa tuổi. Nói không với các loại thức giàu cholesterol như thức ăn nhiều mỡ, nội tạng động vật.
Lượng đạm: Nên chiếm khoảng 12 - 15% tổng năng lượng của toàn bộ khẩu phần, bao gồm thịt bò, thăn lợn, gà nạc, đậu đỗ. Cá là thực phẩm lý tưởng, rất tốt cho những người bị rối loạn mỡ máu và có nguy cơ bị tăng cholesterol trong máu. Có thể kết hợp ăn cả đạm thực vật và động vật.
Chất đường bột: Người có nguy cơ hoặc đang trong tình trạng cholesterol cao nên ưu tiên dung nạp chất đường bột vào cơ thể. Chiếm từ 60 - 70% tổng năng lượng của khẩu phần ăn. Sử dụng ngũ cốc kết hợp với khoai củ, hạn chế ăn quá nhiều đồ ngọt.
Bổ sung vitamin, chất khoáng, các nguyên tố vi lượng, chất xơ, chủ yếu từ rau xanh, hoa quả, gạo.
Ngoài việc quan tâm tới chế độ ăn uống và chế độ sinh hoạt lành mạnh thì bạn cũng đừng bỏ qua chế độ tập luyện tốt cho cơ thể. Để cải thiện mức cholesterol cũng như làm giảm nguy cơ mắc các bệnh về huyết áp và nguy cơ đột quỵ, nhồi máu cơ tim, các bác sĩ khuyến cáo mọi người nên tập luyện các bài nhảy aerobic từ vừa đến nặng trung bình 3–4 lần/tuần và mỗi lần ít nhất 40 phút.
Ngoài ra, tập ít nhất 150 phút cho các bài tập dạng trung bình hoặc 75 phút cho bài tập cường độ nặng cũng góp phần tăng sự rèn luyện sức khỏe tim mạch chung. Bên cạnh đó bạn cũng có thể phối hợp xen kẽ các bài tập nếu thích.
Ngoài ra, từ sau 20 tuổi, nên thực hiện kiểm tra mỡ máu mỗi năm 1 lần để sàng lọc nguy cơ, điều chỉnh chế độ ăn uống. Và bắt đầu từ 50 tuổi nên kiểm tra mỗi 6 tháng/lần cho cả cholesterol toàn phần, triglycerid, LDL và HDL. Dựa vào xét nghiệm, bác sĩ có thể cho lời khuyên hoặc kê thuốc đặc hiệu nếu cần thiết.
Hy vọng với những thông tin kể trên, bạn có thể nắm rõ được tác hại của việc thừa cholesterol để từ đó có biện pháp điều chỉnh chế độ sinh hoạt, ăn uống tốt cho sức khỏe của mình.
Thanh Hoa
Nguồn Tổng hợp
Dược sĩ Đại họcTừ Vĩnh Khánh Tường
Tốt nghiệp Khoa Dược trường Đại học Võ Trường Toản. Có nhiều năm kinh nghiệm trong ngành Dược. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.