Từng làm ở Viện ISDS, nhiều năm cộng tác với CDC Thái Nguyên triển khai dự án phòng chống HIV/AIDS, 2 năm cộng tác với WHO.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Bé 1 tuổi ăn cơm được chưa? Thực đơn cho bé 1 tuổi ăn cơm sao cho phù hợp? Đây là những thắc mắc của các bà mẹ khi bé yêu được 1 tuổi. Trẻ nhỏ luôn cần được cung cấp đầy đủ các dưỡng chất cần thiết và quan trọng. Vậy nên, chế độ dinh dưỡng luôn cần được chú ý kỹ lưỡng mỗi ngày. Tìm hiểu ngay thực đơn cho bé 1 tuổi ăn cơm qua bài viết dưới đây nhé.
Nếu mẹ đang không biết đổi món ăn cho bé sao cho đa dạng, đủ chất trong các bữa ăn trong ngày thì bài viết này, chính là dành cho bạn. Trong bài viết này chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu về cách nấu cơm cho bé 1 tuổi cũng như xem qua gợi ý các thực đơn cho bé 1 tuổi ăn cơm mau lớn và khỏe mạnh nhé!
Thông thường, trẻ nhỏ từ 6 tháng tuổi đã có thể chuyển sang chế độ ăn dặm thay vì chỉ uống sữa như mọi ngày. Khi trẻ lớn hơn, lượng thức ăn cần cung cấp cho cơ thể cũng nhiều hơn. Qua đó, thức ăn được chuyển dần từ dạng lỏng sang dạng đặc rồi đến dạng rắn để đáp ứng nhu cầu nhai của hàm răng cũng như hệ tiêu hóa của trẻ.
Để biết rằng một em bé 1 tuổi đã có thể ăn cơm được chưa, ba mẹ hãy theo dõi các yếu tố sau: Hệ tiêu hóa của bé đã phát triển khỏe mạnh hay chưa, khả năng nhai của con như thế nào, nghiền thức ăn đã tốt chưa, bé còn bú sữa mẹ hay sữa công thức,... Để từ đó, ba mẹ sẽ dễ dàng quyết định thời gian ăn cơm cho bé.
Ngoài ra, trẻ sẽ mọc khoảng 13 chiếc răng sữa và 4 chiếc răng hàm trong giai đoạn từ 12 đến 19 tháng tuổi. Điều này giúp bé tăng khả năng nghiền nát thức ăn tốt hơn. Dẫu cho khả năng nhai và nghiền của bé phát triển nhưng trẻ vẫn có nguy cơ mắc các vấn đề khác nhau khi ăn uống như nôn, trớ, nghẹn, khó tiêu,... Vậy nên, ba mẹ trước khi cho bé dùng cơm như người lớn hãy cho bé yêu dùng cơm nát trước. Cơm nát sẽ giúp con bắt đầu làm quen với việc ăn một loại thức ăn dạng rắn cần phải nhai và nghiền. Từ đó, con sẽ dễ dàng ăn hơn cũng như hỗ trợ phát triển cơ hàm và hệ thống tiêu hóa tốt hơn.
Nấu cơm cho bé 1 tuổi cũng không phải là những công đoạn nấu nướng cầu kì, mẹ hoàn toàn có thể nấu như khi nấu ăn bình thường cho cả nhà. Thế nhưng, vì bé đang ở độ tuổi cần phát triển toàn diện nên trước khi tìm hiểu về cách nấu cơm nát cho bé, mẹ hãy xem qua các nguyên tắc xây dựng thực đơn cho bé sao cho khoa học nhất nhé.
Nguyên tắc 1
Bé cần được cung cấp đầy đủ các chất dinh dưỡng cần thiết và quan trọng. Vì thế, khi nấu khẩu phần cho bé mẹ hãy chú ý cần có sự kết hợp của 4 nhóm thực phẩm sau:
Nguyên tắc 2
Bên cạnh nguyên tắc kể trên, để xây dựng thực đơn cho bé 1 tuổi ăn cơm đầy đủ dưỡng chất mẹ nên chọn dùng những thực phẩm tươi ngon nhất. Nguyên tắc này không chỉ dành nấu ăn cho bé mà dành cho tất cả các bữa ăn của gia đình. Ngoài ra, mẹ không nên dùng nhiều gia vị như muối, đường, hạt tiêu, ớt,.. vào các món ăn cho con vì những loại gia vị này có thể khiến bé khó tiêu hoặc rối loạn tiêu hóa bất cứ lúc nào.
Nguyên tắc 3
Trẻ lên 1 tuổi cần dùng 3 bữa chính mỗi ngày như người lớn. Mẹ có thể cho con ăn cùng với cả gia đình. Ngoài ra, hãy thêm cho bé các bữa phụ tùy vào nhu cầu của con.
Nguyên tắc 4
Dù cho trẻ 1 tuổi đã có thể cho con ăn cơm nát và dùng nhiều thực phẩm hơn trong bữa ăn, nhưng mẹ vẫn phải luôn duy trì mỗi ngày cho con uống từ 300 đến 500ml sữa nhé.
Thay vì nấu cơm với lượng nước như bình thường, với cơm nát cho bé mẹ nên cho nước nhiều hơn một chút. Khi ấy, hạt cơm sẽ nhão hơn, giúp trẻ dễ ăn hơn. Hiện nay, có 2 cách nấu cơm nát phổ biến mà mẹ có thể áp dụng nấu cho bé yêu nhà mình, đó là:
Thực đơn cho bé 1 tuổi ăn cơm mau lớn và khỏe mạnh cần đa dạng về các món ăn và sự cân bằng các chất dinh dưỡng. Dưới đây sẽ là gợi ý 12 thực đơn để các mẹ có thể áp dụng cho bé yêu nhà mình nhé.
Thực đơn 1:
Thực đơn 2:
Thực đơn 3:
Thực đơn 4:
Thực đơn 5:
Thực đơn 6:
Thực đơn 7:
Thực đơn 8:
Thực đơn 9:
Thực đơn 10:
Thực đơn 11:
Thực đơn 12:
Có những lưu ý mẹ nên ghi chú khi chuẩn bị thực đơn cho bé 1 tuổi ăn cơm. Cụ thể là:
Trên đây là bài viết về thực đơn cho bé 1 tuổi ăn cơm. Quá trình tập ăn cho bé trong giai đoạn sẽ không dễ dàng vì thế mẹ nên liên tục đổi món ăn để con được kích thích vị giác thêm nhé. Mong rằng qua bài viết này, các mẹ đã có cho mình những gợi ý tốt nhất để xây dựng thực đơn cho bé yêu nhà mình.
Xem thêm:
Dược sĩ Đại học Nguyễn Tuấn Trịnh
Từng làm ở Viện ISDS, nhiều năm cộng tác với CDC Thái Nguyên triển khai dự án phòng chống HIV/AIDS, 2 năm cộng tác với WHO.