Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu
  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Phòng & chữa bệnh/
  4. Kiến thức y khoa

Hiểu rõ về những nguyên nhân suy thận để phòng tránh

Ngày 12/06/2024
Kích thước chữ
  • Mặc định

  • Lớn hơn

Suy thận hiện là một vấn đề toàn cầu rất được quan tâm và có nhiều nguyên nhân suy thận. Vì vậy, hiểu rõ những nguyên nhân này có thể giúp chúng ta tìm được cách phòng tránh nó hiệu quả.

Vậy thế nào là suy thận, nguyên nhân suy thận và cách phòng ngừa nó như thế nào, hãy cùng đọc bài viết của Long Châu để tìm hiểu.

Giới thiệu chung về thận và bệnh lý suy thận

Trước tiên, hãy cùng xem qua một vài điều tóm tắt ngắn gọn về thận, chức năng của thận và bệnh lý suy thận.

Thận

Mỗi người có hai quả thận, nằm hai bên cột sống, phía trên thắt lưng. Thận đóng góp nhiều chức năng để cơ thể phát triển khỏe mạnh, bao gồm:

  • Giữ cân bằng muối và nước trong máu.
  • Loại bỏ các chất thải và nước thừa ra khỏi máu sau khi bạn tiêu hóa thức ăn, vận động cơ bắp và tiếp xúc với hóa chất hoặc thuốc.
  • Kiểm soát huyết áp.
  • Góp phần tạo ra hồng cầu.
  • Giúp xương khỏe mạnh.

Bệnh lý suy thận

Bệnh lý suy thận được định nghĩa là thận không còn hoạt động tốt để duy trì những vai trò của nó nữa. Có hai loại suy thận chính, đó là suy thận cấp tính (Acute kidney failure) và bệnh thận mạn tính (Chronic kidney disease - CKD).

Khi chức năng thận bị suy giảm tới 85 - 90%,đây là những người đã tới giai đoạn 5 của tình trạng suy thận mạn tính (Chronic kidney disease - CKD), còn được gọi với cái tên bệnh thận giai đoạn cuối (End-stage kidney disease - ESKD).

Những bệnh nhân ESKD cần phải ghép thận hoặc lọc máu suốt đời để duy trì chức năng sống.

Hiểu rõ về những nguyên nhân suy thận để phòng tránh 1
Thận đóng góp nhiều chức năng để cơ thể phát triển khỏe mạnh

Những nguyên nhân suy thận

Những nguyên nhân suy thận có thể đến từ những yếu tố rủi ro và cả những tình trạng bệnh lý khác.

Nguyên nhân gây suy thận cấp

Suy thận cấp tính có thể đến từ nhiều nguyên nhân như:

  • Thận bị tổn thương do bị nhiễm trùng, bị nhiễm độc hay do các bệnh lý khác.

Nhiễm trùng thận là một loại nhiễm trùng đường tiết niệu (Urinary tract infection - UTI), thường do vi khuẩn E.coli gây ra. Nhiễm trùng thận thường sẽ bắt đầu từ nhiễm trùng bàng quang, sau đó lan dần đến thận. Nếu không điều trị kịp thời, nhiễm trùng thận sẽ trở nên tệ hơn và có thể gây tổn thương thận, dẫn đến suy thận vĩnh viễn.

  • Thận bị chấn thương vật lý, có thể sau khi trải qua những ca phẫu thuật lớn, hoặc do tai nạn.
  • Hiện tượng tắc nghẽn ở niệu quản, có thể từ sỏi thận, phì đại tuyến tiền liệt hoặc khối u.
    • Sỏi thận thường được tìm thấy trong thận hay niệu quản - bộ phận nối giữa thận và bàng quang, là sản phẩm kết tinh của các chất thải bị ứ đọng. Theo thời gian, các tinh thể này có thể tích tụ lại, trở nên cứng và to hơn, gây ra đau đớn cho cơ thể. Nếu không được điều trị, chúng sẽ làm thận bị nhiễm trùng và yếu đi.
    • Ở nam giới, nước tiểu được thải ra ngoài nhờ bộ phận gọi là niệu đạo, nó nối từ bàng quang đến dương vật và đi qua giữa tuyến tiền liệt. Khi tuyến tiền liệt bị phì đại, nó có thể chèn ép niệu đạo, gây cản trở dòng nước tiểu, nước tiểu không thể thoái và đây là nguyên nhân suy thận xảy ra.
    • Các khối u phát triển không kiểm soát trong thận cũng có thể gây chèn ép các cơ quan của hệ tiết niệu và ảnh hưởng đến hoạt động của chúng, tất cả những điều này cũng góp phần làm cho thận bị suy giảm chức năng.
Hiểu rõ về những nguyên nhân suy thận để phòng tránh 2
Sỏi thận, phì đại tuyến tiền liệt hoặc khối u có thể là những nguyên nhân suy thận
  • Một số loại thuốc, ví dụ như Lithium và nhóm thuốc kháng viêm không steroid (NSAIDs), ví dụ như Ibuprofen, Naproxen, Celecoxib, Diclofenac, Meloxicam, Aspirin (liều nhiều hơn 325 mg/ngày).

Nguyên nhân gây suy thận mạn

Hai nguyên nhân lớn nhất dẫn đến suy thận mạn (CKD), chiếm khoảng hai phần ba trường hợp đó là đái tháo đường và huyết áp cao.

Đái tháo đường

Đái tháo đường, hay còn gọi là tiểu đường, là bệnh lý liên quan đến hormone insulin, đặc trưng bởi đường huyết tăng cao, là nguyên nhân suy thận hàng đầu ở nhiều quốc gia. Lượng đường trong máu cao làm cho các mạch máu nhỏ đến thận bị tổn thương, khiến thận không thể lọc máu đúng cách.

Tiểu đường còn có thể gây tổn thương hệ thần kinh, dẫn đến việc nước tiểu bị ứ đọng trong bàng quang mà không thải ra ngoài được. Áp lực của bàng quang dần sẽ làm tổn thương thận. Vì vậy, tiểu đường là nguyên nhân dẫn đến một loại các tình trạng ảnh hưởng đến thận và gây suy giảm chức năng thận nhanh chóng.

Huyết áp cao

Huyết áp cao làm co thắt và thu hẹp các mạch máu khắp cơ thể. Các mạch máu ở thận cũng sẽ bị ảnh hưởng và có thể làm thận hoạt động không bình thường, quá trình lọc máu yếu đi và các chất thải, chất lỏng dư thừa vẫn còn ở trong máu, huyết áp có thể tăng cao hơn.

Bên cạnh đó, thận còn đóng vai trò điều hòa huyết áp thông qua việc điều tiết hormone aldosterone. Những tổn thương thận và việc huyết áp cao không kiểm soát được sẽ tạo ra một chu kì nguy hiểm, góp phần làm trầm trọng thêm tình trạng suy thận.

Hiểu rõ về những nguyên nhân suy thận để phòng tránh 3
Hai nguyên nhân lớn nhất dẫn đến suy thận mạn (CKD) là đái tháo đường và huyết áp cao.

Các bệnh lý, nguyên nhân khác

Thông thường, CKD là kết quả của sự kết hợp của nhiều vấn đề khác nhau. CKD còn có thể là kết quả của những nguyên nhân khác, chẳng hạn:

  • Tình trạng Cholesterol cao: Việc này có thể gây ra sự tích tụ chất béo trong các mạch máu đến thận, cản trở sự lưu thông máu, thận không được tưới máu sẽ có thể làm tăng huyết áp và suy giảm dần chức năng do tổn thương.
  • Viêm cầu thận: Là hiện tượng viêm ở các các bộ lọc nhỏ hơn ở thận (tiểu cầu thận) và tổn thương mạch máu quanh thận, do bị vi khuẩn tấn công hoặc do biến chứng của các bệnh tự miễn.
  • Bệnh thận đa nang tự phát: Đây là một bệnh lý di truyền, khi những u nang phát triển quá mức trong thận.
  • Hội chứng thận hư: Phổ biến hơn ở trẻ em, là tình trạng mất protein qua đường tiểu do cầu thận bị tổn thương, kèm theo sự giảm nồng độ albumin máu và phù.
  • Các nguyên nhân của tình trạng suy thận cấp.
  • Suy thận cấp nếu gây ra thương tổn vĩnh viễn cũng sẽ dẫn đến CKD.

Các yếu tố rủi ro dẫn đến CKD

CKD có thể phát triển ở bất kỳ ai, tuy nhiên có những yếu tố nguy cơ có thể dẫn đến CKD khác ngoài những nguyên nhân đã được đề cập phía trên, chúng bao gồm:

  • Bệnh tìm và/hoặc suy tim;
  • Béo phì;
  • Trên 60 tuổi;
  • Tiền sử gia đình có người CKD hoặc suy thận;
  • Hút thuốc.

Cách phòng ngừa suy thận

Suy thận không thể được chữa khỏi hoàn toàn một khi đã mắc phải. Các phương pháp điều trị hiện tại chỉ có thể giúp tình trạng thận không trở nên xấu đi. Vì vậy khi chưa mắc bệnh, điều quan trọng nhất là bạn phải kiểm soát những yếu tố nguy cơ để giữ cho thận luôn được khỏe mạnh.

  • Theo dõi và kiểm soát cân nặng;
  • Chế độ ăn lành mạnh, ăn nhiều rau, trái cây và giảm thiểu muối, đường, chất béo;
  • Uống nhiều nước, hạn chế đồ uống có đường như nước ngọt;
  • Tập thể dục thường xuyên;
  • Không hút thuốc;
  • Hạn chế rượu, bia;
  • Giữ cho cơ thể thư giãn, giảm căng thẳng;
  • Nhận biết các yếu tố nguy cơ liên quan đến bệnh lý và kiểm tra thận thường xuyên.
Hiểu rõ về những nguyên nhân suy thận để phòng tránh 4
Bạn phải kiểm soát những yếu tố nguy cơ để giữ cho thận luôn được khỏe mạnh

Tỷ lệ người mắc bệnh thận ngày càng tăng, không những ở Việt Nam mà còn trên toàn thế giới. Vì vậy hiểu rõ về những nguyên nhân suy thận để phòng tránh chúng là điều mà chúng ta cần ưu tiên tìm hiểu để bảo vệ sức khỏe cho chính mình.

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Dược sĩ Đại học Trần Huỳnh Minh Nhật

Đã kiểm duyệt nội dung

Dược sĩ chuyên khoa Dược lý - Dược lâm sàng. Tốt nghiệp 2 trường đại học Mở và Y Dược TP. Hồ Chí Minh. Có kinh nghiệm nghiên cứu về lĩnh vực sức khỏe, đạt được nhiều giải thưởng khoa học. Hiện là Dược sĩ chuyên môn phụ trách xây dựng nội dung và triển khai dự án đào tạo - Hội đồng chuyên môn tại Nhà thuốc Long Châu.

Xem thêm thông tin